2.3 Đánh giá chung
2.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân
2.3.2.1. Hạn chế chủ yếu
Quá trình THĐ nông nghiệp thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tại quận Long Biên bên cạnh những thành tựu nêu trên còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau:
- Các văn bản, quyết định về THĐ và bồi thường sau khi THĐ nông nghiệp không ổn định, thủ tục hành chính còn nặng nề.
Do tính chưa ổn định, chưa thống nhất của pháp luật đất đai, vì thế, công tác bồi thường GPMB đã gặp khá nhiều khó khăn về định giá đất. Thực tiễn triển khai cho thấy việc ban hành các văn bản quy phạm về quản lý, sử dụng đất đai có ảnh hưởng rất lớn đến công tác bồi thường GPMB, đời sống và việc làm của nông dân bị THĐ. Mặc dù đây không phải là một tỷ lệ lớn, nhưng ở quận Long Biên, tình trạng này đã xảy ra và tồn tại trong một gian dài. Thực tế này đã gây ra những bất cập trong quá trình tổ chức thực hiện THĐ nông nghiêp.
Kết quả kiểm tra thi hành Luật Đất đai năm 2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, nhận thức của người dân và kể cả một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý đất đai ở địa phương về chính sách pháp luật nhìn chung còn hạn chế, làm việc nóng vội. Trong khi đó, việc tuyên truyền, phổ biến của các cơ quan có trách nhiệm chưa tốt, thậm chí lệch lạc của một số cán bộ
quản lý đất đai cùng với việc áp dụng pháp luật còn thiếu dân chủ, khách quan. Chẳng hạn như quyết định ngày 30-9-2004, UBND TP Hà Nội ra quyết định số 6378/QĐ-UB về việc tạm giao 55.400m² đất tại phường Gia Thụy cho BQL dự án quận Long Biên để điều tra số liệu GBMB, chuẩn bị lập dự án đầu tư xây dựng các công trình công cộng, phúc lợi tại Quận theo quy hoạch. Mặc dù QĐ 6378/QĐ-UB chỉ là QĐ tạm giao 55.400m² đất, không phải là quyết định THĐ nhưng trong rất nhiều văn bản, UBND quận Long Biên lại coi đó như là quyết định THĐ. Do đó, dẫn đến hàng loạt các quyết định ban hành sau đó không phù hợp đã làm cho đất sản xuất nông nghiệp ở khu đồng này bị bỏ hoang trong 4 năm cho đến khi có quyết định QĐ 2751/QĐ-UBND ngày 9-7-2007 của UBND Thành phố Hà Nội về việc thu hồi, GPMB 55.400m² đất tại xứ đồng Mả Tre tại phường Gia Thụy. Sự việc này đã gây bức xúc cho người bị THĐ [25, tr.1].
Đất đai là đối tượng quản lý phức tạp, luôn biến động theo sự phát triển của nền kinh tế - xã hội. Để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về đất đai, đòi hỏi các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực này phải mang tính ổn định cao và phù hợp với tình hình thực tế. Bên cạnh đó, đòi hỏi nâng cao năng lực và trách nhiệm làm việc của cán bộ quản lý đất đai để hiệu quả sử dụng đất thu hồi tăng lên và giảm thiểu những ảnh hưởng không tốt đến người bị THĐ, đặc biệt khi họ là nông dân, những người vốn dựa vào đất đai để sản xuất và ổn định cuộc sống.
- Công tác quy hoạch, quản lý sử dụng đất chưa sát hợp với điều kiện thực tế của Quận
Đất đai nằm trong nhóm tài nguyên hạn chế của Việt Nam, nhưng lại là điều kiện không thể thiếu được trong mọi quá trình phát triển. Vì vậy, việc sử dụng thật tốt nguồn tài nguyên đất không chỉ sẽ quyết định tương lai của
nền kinh tế đất nước mà còn là sự đảm bảo cho mục tiêu ổn định chính trị và phát triển xã hội. Quy hoạch, sử dụng đất được xem là một giải pháp tổng thể định hướng cho quá trình phát triển và quyết định tương lai của nền kinh tế. Thông qua quy hoạch sử dụng đất, Nhà nước can thiệp vào các quan hệ đất đai, khắc phục những nhược điểm do lịch sử để lại, giải quyết những vấn đề mà quá trình phát triển đang đặt ra, tránh tình trạng THĐ rồi bỏ hoang chờ dự án thực hiện như ở khu đồng Mả Tre phường Gia Thụy.
Trong thời gian qua, thực tế sử dụng đất của Hà Nội nói chung và quận Long Biên nói riêng thường có diện tích cao hơn so với quy hoạch. Những dự án cần THĐ phát sinh sau quy hoạch nhiều, đặc biệt là các dự án nhỏ như các trường mầm non, nhà văn hóa, các khu chợ tạm….Đất dành cho các dự án này thường lấy từ ĐNN tại địa phương. Mặt khác, việc quản lý ĐNN nằm giữa các khu dân cư còn “lỏng lẻo”, nhiều hộ gia đình đã lợi dụng khe hở đó đã chuyển đổi sang đất trồng cây lâu năm. Một bộ phận khác lấn chiếm đất ruộng liền kề rồi hợp thức hóa thành đất ở. Theo quy hoạch năm 2005 – 2010, diện tích ĐNN tại Quận còn 1.954,213 ha nhưng theo thực tế điều tra ĐNN năm 2010 của Phòng tài nguyên môi trường Quận ĐNN chỉ còn 1.799,016 ha, thấp hơn quy hoạch 155.197 ha. [Bảng 2.3].
- Định giá đất và đền bù đất còn nhiều bất cập
Một trong những vấn đề đang gây ách tắc cho công tác bồi thường GPMB hiện nay đó là giá bồi thường cho người bị THĐ. Giá đất là số tiền tính trên một đơn vị diện tích đất do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong giao dịch về quyền sử dụng đất trên cơ sở những quy định của các văn bản pháp quy. Theo quy định của Luật Đất đai năm 2003, nguyên tắc định giá đất là phải sát với giá thị trường trong điều kiện bình thường.
Hiện nay đa số người dân, kể cả những người thực hiện chính sách đất đai ở địa phương đều cho rằng giá đất đền bù của chúng ta chưa hợp lí. Đất phi nông nghiệp, đất ở thì cơ chế xác định giá đền bù dựa nhiều theo cơ chế giá do thị trường quy định. Khi tái định cư thì được đảm bảo cuộc sống bằng hoặc hơn chỗ ở cũ. Chính sách của chúng ta về mặt này rất rõ ràng và hoàn toàn đúng. Nhưng cơ chế, chính sách đó lại không được áp dụng với việc thu hồi ĐNN. Ở ĐNN, cơ chế xác định giá đền bù chủ yếu dựa trên địa tô nông nghiệp. Nên khi THĐ, chỉ có dân đô thị, người ven đô được hưởng lợi nhiều, còn nông dân luôn bị thiệt. Giá đền bù ĐNN thấp hơn nhiều so với đất ở, đất phi nông nghiệp.
Nguyên nhân của thực trạng đó có thể do sự lúng túng cả về lí luận và thực tiễn trong việc xác định giá đền bù đất. Ở nước ta, mặc dù Hiến pháp quy định đất đai thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện, nhưng trên thực tế, vẫn tồn tại “quan niệm” đất ở là đất “bất khả xâm phạm”. Nguyên tắc trao đổi là: mua bán hoàn toàn theo giá thị trường. Trong khi đó, đối với ĐNN quan niệm đất của Nhà nước được thể hiện rõ hơn. Hai phương pháp tính giá đề bù đã nêu ở trên (mục 2.2.3.1. tr.59-60) cần phải được thảo luận thêm. Để giải quyết triệt để câu hỏi này, có lẽ chúng ta phải quay lại câu hỏi: tại sao lại phải đền bù khi THĐ và cơ sở tính mức đền bù là gì? Về nguyên tắc, phương pháp tính giá đền bù của Nghị định 188 của Chính phủ đã thể hiện cơ sở đền bù ở đây là dựa trên địa tô của đất. Cơ sở này hoàn toàn đúng. Chỉ có điều, địa tô đất ở đây là những địa tô nào?
Thực tế hiện nay, đối với ĐNN chúng ta chỉ hiểu địa tô đất bao gồm địa tô tuyệt đối và địa tô tương đối (lí thuyết của Adam Smit, Ricardo hay K. Max), mà quên rằng nếu trên đất có nhiều tác nhân kinh tế đang cạnh tranh nhau (ví dụ ĐNN trong gianh giới đất đô thị hay đất được quy hoạch để làm
hiểu là các thặng dư do vị trí đất mạng lại, giúp cho các tác nhân kinh tế nếu khai thác vị trí này cho phép giảm nhiều chi phí trong sản xuất kinh doanh: khoảng cách đến thị trường gần hơn, tiếp cận các dịch vụ dễ hơn…theo Lí thuyết của Von Thunen, Wiliam Alonso hay Alfrred Marshall). Nếu như cách xác định giá đền bù theo phương pháp so sánh, ít nhiều đã tính đến các tô kinh tế này. Mặc dù Thành phố Hà Nội đã có văn bản thống nhất về mức giá đền bù ĐNN trên toàn thành phố nhưng nếu ĐNN chỉ tính đơn thuần trên địa tô nông nghiệp thì sẽ thiệt thòi cho người có đất. Vì thế, mức tính cao nhất được áp dụng cho ĐNN ở đô thị hiện nay áp dụng theo bảng giá mới chỉ có 4,527 triệu đồng/ 1m2, trong khi đó giá ĐNN tại quận Long Biên được giao dịch trên thị trường với mức từ 12 đến 25 triệu đồng/1m2. Thực tế này không đúng với Luật đất đai 2003, yêu cầu nguyên tắc định giá và đền bù đất phải sát với giá thị trường.
Tình hình phổ biến hiện nay là giá đất do các địa phương quy định và công bố, thực hiện đền bù đều không theo đúng nguyên tắc đó, dẫn tới nhiều trường hợp ách tắc về bồi thường đất đai và phát sinh khiếu kiện, gây thiệt thòi cho nông dân. UBND quận Long Biên cần có những giải pháp để đền bù xứng đáng cho người dân bị THĐ, tránh tình trạng công trình đã làm xong nhưng chưa đền bù xong cho nông dân bị THĐ như ở phường Long Biên trong dự án cầu Vĩnh Tuy và một số dự án khác trong quận.
- Số lao động thiếu việc làm và thất nghiệp cao và có xu hướng tăng lên
Giai đoạn 2004 – 2010, quận Long Biên đã thu hồi diện tích đất đai rất lớn: 1459,85 ha, trong đó diện tích ĐNN chiếm hơn 80%, số lao động nông nghiệp bị THĐ là 15.861 (Bảng 2.5). Trong 7 năm đó, trung bình mỗi năm có 2.265 lao động nông nghiệp bị THĐ gặp khó khăn về việc làm. Số lượng lao động thiếu việc làm tăng nhanh trong 2 năm 2008 và 2009. So với năm
2006, năm 2008 số lao động thiếu việc làm tăng gấp 4 lần (chiếm 2,3% lực lượng lao động), số lao động thất nghiệp tăng gấp 7,5 lần (9,6% lực lượng lao động). Thực trạng này đã làm cho tỷ lệ thất nghiệp của nông dân bị THĐ của Quận tăng lên 49,85%. Số lao động chuyển đổi ngành nghề tại địa phương chiếm 27%, hoạt động tự do, công việc không ổn định. Trong số lao động được điều tra thì số lao động không có việc làm chiếm 48,8%, số lao động chuyển đổi sang phi nông nghiệp tại địa phương chiếm 70% [32, tr.5.6].
- Khả năng tạo mở việc làm từ các dự án cho nông dân bị THĐ còn ít
Thời gian qua, số lượng lao động bị mất đất nông nghiệp được lấy vào làm các cụm, KCN ở địa phương rất thấp, tỷ lệ GQVL cho đối tượng này chỉ đạt 50.15% (Bảng 2.15). Các doanh nghiệp lấy đất khi đi vào hoạt động không thực hiện như cam kết ban đầu, số lao động làm việc trong các dự án nơi có đất bị thu hồi thấp ( 9% - bảng 2.6). Các chủ trang trại nông nghiệp chưa tạo được việc làm thường xuyên, ổn định cho nông dân
- Số lao động tự tạo việc làm và chuyển đổi được việc làm chưa nhiều
Sau khi bị THĐ, với những làng không có nghề phụ, việc THĐ nông nghiệp đã làm cho các hộ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi ngành nghề. Trong số 15.861 lao động bị mất đất sản xuất nông nghiệp chỉ có 26,4% chuyển đổi được ngành nghề tại địa phương, 24% đi tìm việc ở bên ngoài. Trong số 64 lao động bị THĐ được điều tra có 70,3% số lao động chuyển sang tìm kiếm việc làm phi nông nghiệp tại địa phương, 18,8% ở địa phương khác, 1,5% đi xuất khẩu lao động. [Bảng 2.6]
-Hiệu quả của các hoạt động hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho lao động bị THĐ chưa cao
+ Nông dân bị THĐ khó tìm được việc làm tại các sàn giao dịch. Năm 2010, sàn giao dịch việc làm Long Biên tổ chức 4 phiên vào ngày 15 các tháng 4, 6, 8, 10. Đầu năm 2011đã tổ chức được 2 phiên vào tháng 4 và 6, tham gia tuyển dụng việc làm phiên tháng 4 có 73 doanh nghiệp; phiên tháng 6 có 64 doanh nghiệp. Tổng số lao động được tuyển dụng trong cả 2 phiên là 904 người, trong đó, lao động có trình độ đại học 222; cao đẳng 304; trung cấp, công nhân kỹ thuật 254 người; lao động phổ thông là những nông dân bị THĐ chỉ có 124 người (chiếm 13,71%) [32,tr.5 ].
+ Sự phối hợp GQVL cho nông dân bị THĐ giữa Phòng LĐ- TBXH quận phối hợp với Hội Nông chưa có hiệu quả cao. Mặc dù đã hướng nghiệp cho 300 cán bộ hội viên, giúp họ nắm bắt được chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Quận và định hướng trong thời gian tới để họ tư vấn cho nông dân bị THĐ học nghề và tìm kiếm việc làm nhưng số lượng học nghề rất thấp. Sau khi học nghề lao động bị THĐ vẫn gặp khó khăn về việc làm, thực tế chỉ có 50% trong số họ tìm được việc làm.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân từ phía chính quyền
- Công tác quy hoạch của Quận mới chỉ quan tâm đến THĐ mà không
tính đến GQVL. Việc quy hoạch đất trong quá trình CNH - ĐTH từ cấp trung ương đến thành phố, đến huyện không toàn diện, thiếu đồng bộ, chủ yếu thực hiện việc lấy đất, xây dựng KĐT mới, KCN và cơ sở hạ tầng còn quy hoạch lao động, GQVL thiếu tính cụ thể, chi tiết và thiếu tính khả thi, GQVL cho nông dân bị THĐ được thực hiện như một biện pháp khắc phục hệ lụy của THĐ.
- Việc xây dựng quy hoạch người dân không được tham gia và cũng không được công bố rộng rãi. Người dân không nắm được quy
hoạch phát triển và tiến độ phát triển các KĐT, các cụm, KCN nên họ rơi vào tình thế bị động khi Nhà nước THĐ, chưa kịp chuyển đổi sang ngành nghề mới. Do đó, khi bị THĐ nông nghiệp, nhiều người đã rơi vào tình trạng không có việc làm, bị thất nghiệp. Các số liệu về thực trạng THĐ và GQVL của Quận cho thấy áp lực lớn đối với người dân và chính quyền địa phương trong việc tìm ra nhiều ngành nghề mới nhằm GQVL cho người lao động trong điều kiện quá trình ĐTH đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ như một xu thế không thể ngăn cản được.
- Chính sách đào tạo nghề còn nhiều bất cập, chưa gắn với nhu cầu sử dụng thực tế. Việc đưa người đi học chỉ mang tính hình thức, chi cho hết tiền mà không quan tâm đến hiệu quả của hoạt động học nghề có giúp người lao động hình thành các kỹ năng và tiếp tục kinh doanh từ nghề đã học không. Tỷ lệ học nghề tìm được việc làm chỉ đạt 50%. Việc quan tâm mở lớp đào tạo, dạy nghề cho người dân cũng chưa đủ và đúng mức.
Mạng lưới dạy nghề chưa đáp ứng được yêu cầu, việc phát triển các cơ sở dạy nghề ngoại công lập còn mang tính tự phát dẫn đến mất cân đối về ngành nghề đào tạo. Trong những năm gần đây các cơ sở dạy nghề được phát triển nhiều nhưng cơ sở quy mô còn nhỏ, trang thiết bị dạy nghề thiếu thốn và hết sức lạc hậu. Chương trình đào tạo chủ yếu vẫn là chương trình cũ, chất lượng đào tạo nghề không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng.
- Chính quyền địa phương chưa có chế tài phù hợp đối với các doanh nghiệp. Đây là nguyên nhân để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đã không thực hiện đúng cam kết GQVL cho lao động bị THĐ. Rất ít lao động của địa phương được tuyển dụng, chỉ chiếm 9,4 % số lao động điều tra (Bảng 2.6). Số lao động có việc làm tại đây thường trụ lại làm việc một thời gian ngắn,
sau 5 năm số lượng giảm đi một nửa. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp nhận đất không thực hiện các cam kết ban đầu mà không bị xử phạt.
- Kinh phí hỗ trợ đời sống và tìm kiếm việc làm thấp. Với mức kinh