Tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận long biên hà nội (Trang 35 - 37)

1.2. Giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ

1.2.3. Tiêu chí đánh giá giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ

GQVL là một công việc khó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giưã chính quyền địa phương với doanh nghiệp và người lao động. GQVL cho nông dân bị THĐ đang là vấn đề được bàn đến nhiều trong giai đoạn hiện nay nhưng hiện chưa có tiêu chuẩn đánh giá chung hiệu quả của công tác này. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ GQVL cho nông dân bị THĐ, các địa phương có đất bị thu hồi đều đặt ra các mục tiêu cần phải đạt được trong từng thời kỳ phát triển. Qua tìm hiểu tư liệu ở một số phương về GQVL, tác giả có thể khái quát một số tiêu chí cơ bản đánh giá hiệu quả GQVL cho nông dân bị THĐ sau đây:

+ Số lượng lao động bị THĐ được GQVL

Đây là tiêu chí phản ánh sự gặp nhau giữa cung, cầu lao động, phản ánh hiệu quả của các giải pháp tổng thể tại địa phương đối với công tác GQVL. Nếu tỷ trọng lao động bị THĐ được GQVL càng lớn thì hiệu quả càng cao. Ở nước ta, trong giai đoạn từ 2006 – 2010, địa phương dẫn đầu về số lượng lao động bị THĐ được GQVL là Vĩnh Phúc 75 %, Đà Nẵng 60%. Còn lại

các tỉnh khác chỉ đạt mức trung bình từ 35- 50% số lao động bị THĐ được GQVL.

+ Tỷ lệ nông dân bị THĐ được đào tạo nghề

Đây là tiêu chí đảm bảo cho người nông dân có thể tìm một việc làm ổn định lâu dài, đồng thời cũng phản ánh khả năng tự tìm kiếm việc làm của người lao động khi bị mất việc. Thông thường tỷ lệ lao động được học nghề cao hơn tỷ lệ lao động tìm được việc làm. Nhưng ở nước ta con số này khá khiêm tốn: chỉ đạt 55% số lao động bị THĐ được học nghề, bao gồm cả vừa học vừa làm (cả tự học). Theo tiêu chuẩn của một số nước phát triển con số này phải đạt trên 85%.

+ Tỷ lệ nông dân bị THĐ có thể tìm nghề mới

Tiêu chí này có liên quan mật thiết với tỷ lệ nông dân bị THĐ được học nghề và khả năng tổ chức sắp xếp việc làm của các cấp chính quyền để những nông dân bị THĐ có thể làm việc trong điều kiện mới. Để đảm bảo an sinh xã hội tỷ lệ này phải đạt 60 – 70% trở lên.

+ Mức thu nhập của nông dân bị THĐ sau khi tìm được việc làm

Người lao động sau khi bị THĐ có thể tự do lựa chọn những ngành nghề phù hợp với năng lực và điều kiện làm việc của họ với việc làm hợp pháp, đảm bảo mức sống tối thiểu ở nơi cư trú cho bản thân và con cái họ. Mức sống của người lao động không chỉ phụ thuộc vào giá trị của tiền lương thực tế mà còn phụ thuộc vào số tiền lương danh nghĩa mà họ được hưởng. Có thể lấy mức lương cơ bản của lao động nghề theo quy định của Nhà nước (từ 1,4 triệu – 2 triệu ) làm cơ sở để tính lương cho lao động chuyển nghề sau khi bị THĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận long biên hà nội (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)