2.3 Đánh giá chung
2.3.1. Những thành tựu cơ bản
Quá trình thực hiện CNH, HĐH thủ đô, quận Long Biên đã thu hồi một lượng lớn ĐNN để phát triển các KCN, KĐT thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động tại đây. Trong 7 năm qua, công tác này đạt được những thành tựu cơ bản sau:
Thứ nhất: Việc THĐ nông nghiệp thực hiện đúng tiến độ
Thực hiện mục tiêu CNH, HĐH đất nước và thực hiện chiến lược phát triển thủ đô đến năm 2030 đưa Hà Nội, thủ đô có diện tích rộng thứ hai thế giới, trở thành Thành phố hiện đại, phát triển đa năng. Trong quá trình thực hiện mục tiêu đó, Quận Long Biên đã thu hồi hàng trăm ha đất, chủ yếu là ĐNN để phát triển kinh tế - xã hội. Rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện được ban hành trên cơ sở Luật đất đai 2003 nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của quận và Thành phố. Từ năm 2004 – 2010, quận Long Biên đã ban hành 9.326 quyết định giao đất và thu hồi đất trong đó năm 2010 ban hành 5.346 quyết định [19, tr.3]. Công tác THĐ của Quận cơ bản đáp ứng được nhu cầu về mặt bằng cho việc thực hiện các dự án đầu tư, đảm bảo đúng tiến độ xây dựng và phát triển của các KCN, KĐT và các trung tâm thương mại góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang cơ cấu công – nông nghiệp- dịch vụ theo hướng hiện đại. Thành tựu này đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận luôn được duy trì liên tục ở mức cao, từ 10% - 11%/năm [35, tr.2].
Thứ hai: Quận đã có chính sách và biện pháp kịp thời để bồi thường, hỗ trợ đời sốngcho nông dân bị THĐ giảm bớt khó khăn bước đầu khi chuyển đổi nghề nghiệp
Trên cơ sở những đổi mới về pháp luật đất đai, trong giai đoạn 2004 – 2010, công tác GPMB của Quận đã đạt được những kết quả đáng khích lệ: Quận đã thực hiện đúng chính sách của Nhà nước về bồi thường, đền bù, hỗ trợ đời sống của nông dân bị THĐ, tiến độ thực hiện nhanh chóng, kịp thời, đa phần nông dân chấp nhận mức đền bù và định giá đất theo vị trí của ban GPMB Quận, tỷ lệ đồng ý trên 80% [34, tr.3].
Thứ ba: Đã tiến hành rà soát, hỗ trợ, đánh giá công dạy nghề và GQVL cho nông dân bị THĐ
UBND quận Long Biên đã có chỉ đạo Phòng LĐ - TBXH Quận phải thực hiện công tác điều tra hàng năm để nắm rõ thực trạng đời sống và việc làm của nông dân bị THĐ, rà soát, bám sát thực tế đời sống và việc làm của họ, định hướng và từng bước GQVL cho nông dân bị THĐ. Công tác dạy nghề được Phòng LĐ – TBXH Quận phối hợp với các cơ sở dạy nghề thực hiện định kỳ hàng năm. Đối tượng bị THĐ được miễn phí đào tạo và được cấp chứng chỉ học nghề khi kết thúc khóa học. Trong 7 năm thành lập quận, tính đến hết năm 2010, các KCN đã thu hút được hơn 1 triệu lao động làm việc trực tiếp trong KCN. Có thể nói người lao động làm việc trong KCN vừa được tạo điều kiện nâng cao kỹ năng lao động công nghiệp vừa cải thiện được thu nhập. Việc làm không những được tạo.cho lao động làm việc chính thức trong các nhà máy mà còn mang đến một số lượng lớn việc làm dịch vụ, xây dựng cơ bản ở các khu vực phi chính thức phục vụ cho sự hoạt động và phát triển của các nhà máy, kể cả trong và ngoài KCN, KCX.
Công tác dạy nghề, GQVL từng bước được xã hội hóa. Hệ thống cơ sở dạy nghề, trong đó có cơ sở ngoài công lập được mở rộng dưới nhiều hình thức tại các cửa hàng hoặc các xưởng cơ khí tư nhân… số cơ sở dạy nghề tăng lên, đã huy động nhiều nguồn lực cho dạy nghề, từng bước đáp ứng
phần nào nhu cầu cung ứng lao động kỹ thuật cho các doanh nghiệp. Đồng thời, qua việc thực hiện Chương trình GQVL đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, của người dân và của xã hội về GQVL. Nông dân ngày càng chủ động, năng động tự tạo việc làm cho mình và cho người khác, không thụ động, trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ trực tiếp từ Nhà nước.