Những đặc điểm ảnh hưởng đến việc làm và GQVLcho người lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận long biên hà nội (Trang 47 - 50)

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Quận Long Biên nằm ở cửa ngõ đông bắc của Thủ đô Hà Nội, có dân số 207.000 người sinh sống trên diện tích tự nhiên 5993,0288 ha, là quận nội thành có diện tích rộng nhất Hà Nội. Khí hậu nóng ẩm, lượng, ít chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai nằm trong phạm vi hai tuyến đê sông Hồng và sông Đuống với địa hình lòng máng tương đối bằng phẳng, chủ yếu là đồng bằng châu thổ, đất phù sa mầu mỡ. Vị trí địa lý thuận lợi, nằm trên trục tam giác kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, ở trung tâm của một trong 3 vùng kinh tế trọng điểm của đất nước. Địa hình quận Long Biên tương đối đơn giản, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình dân dụng, thương mại – dịch vụ cao cấp và các khu công nghệ cao.

Quỹ đất của Long Biên là một nguồn lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội của Quận. Với quỹ đất hiện có, điều kiện địa chất tốt, khả năng phát triển một đô thị hiện đại, đồng bộ, phát triển các KCN, khu công nghệ cao, các khu thương mại và đô thị . Quận có diện tích ĐNN và đất chưa sử dụng khá lớn, trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2020, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất cho quy hoạch tổng thể trên địa bàn Quận cũng tương đối thuận lợi (so với các quận nội thành). Thuận lợi này đã tạo sức hút các nguồn đầu tư cho sự phát triển của các ngành công nghiệp, đặc biệt là phát triển dịch vụ, các ngành công nghệ cao. Bên cạnh đó, Thành phố cũng tạo cho Long Biên những điều kiện thuận lợi để xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật đô thị theo hướng hiện đại nhằm chuyển dịch nhanh từ nền

kinh tế thuần nông sang nên kinh tế công – nông nghiệp – dịch vụ trên cơ sở chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phục vụ phát triển công nghiệp và đô thị, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của một quận nội thành Thủ đô. Đây là một cơ hội tốt chuyển một bộ phận lớn lao động nông nghiệp trên địa bàn Quận sang làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp với mức thu nhập cao hơn nghề nông.

Nhìn chung, điều kiện tự nhiên của Long Biên khá thuận lợi mở rộng phát triển, các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tạo nhiều cơ hội về việc làm và GQVL cho lao động nói chung và chuyển đổi nghề cho lao động bị THĐ nói riêng.

2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

Quận Long Biên chính thức được thành lập theo Nghị Định 32/2003/NĐ-CP và đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004. Với dân số trên 20 vạn người, quận Long Biên là đơn vị hành chính có 14 phường, trong đó chiếm 13 phường thuần nông. Quận có nhiều tuyến giao thông huyết mạch đi qua như Quốc lộ số 1A, 1B, Quốc lộ số 5, Quốc lộ 3 và tuyến đường vành đai 3 của Thành phố, các tuyến đường này đã nối liền trung tâm Hà Nội với khu vực phía Đông và Đông Bắc của cả nước, đây là điều kiện rất thuận lợi để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu công – nông nghiệp – dịch vụ.

Đến năm 2010, trên địa bàn quận có 3 KCN, 5 KĐT, 3 cây cầu mới, 1 khu công nghệ cao, nâng cấp và xây dựng các tuyến đường giao thông nội địa và quốc lộ, các trụ sở hành chính, công trình phúc lợi công cộng… đã tạo ra diện mạo mới cho sự phát triển kinh tế của Quận. Từ một quận có tỷ lệ sản xuất nông nghiệp cao, trong 6 năm cơ cấu nền kinh tế có chuyển biến rõ rệt. Nhiều sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn đã phát triển và có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế: Ngành công nghiệp chiếm tỷ trọng

48,7%, phát triển các mặt hàng may mặc, điện tử, các sản phẩm sơ chế gia công; một số dịch vụ mới phát triển khá nhanh như: ngân hàng, tài chính, cho thuê nhà, giải trí, dịch vụ ăn uống, nhà nghỉ, khám chữa bệnh, đào tạo nghề… nâng tỷ trọng cơ cấu ngành dịch vụ lên 41,92%; nông nghiệp chiếm 9%, có nhiều trang trại diện tích lớn như: Khu Hồ Miễu phường Thượng Thanh; khu Hồ Thạch Bàn, Tầm Dâu phường Phúc Đồng; khu Bể, Vườn Trũng phường Giang Biên. Việc chuyển dịch cơ cấu công – nông nghiệp – dịch vụ đã làm cho mức tăng GDP bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 10,7%. Năm năm 2011, tăng trưởng GDP của quận ước tính đạt 11%, thu nhập bình quân đạt khoảng 37 triệu đồng/ năm, tương đương 1.900 USD [32, tr.3].

Tuy chỉ số tăng trưởng cao nhưng được lãnh đạo Quận nhận định chưa bền vững. Một trong những nguyên nhân đó là: Sự thay đổi cơ cấu kinh tế chủ yếu sản xuất nông nghiệp sang kinh tế công – nông nghiêp – dịch vụ tất yếu sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong nền kinh tế xã hội, trong đó việc chuyển đổi nghề của một lượng lớn lao động bị THĐ đặt lên hàng đầu. Là một quận nội thành nên trình độ dân trí cao, đây là một lợi thế khi chuyển đổi nghề nghiệp khi nông dân bị THĐ. Nông dân ở đây tuy làm nông nghiệp là chính nhưng do tiếp xúc lâu đời với kinh tế đô thị phía nam sông Hồng nên cũng đã được làm quen với tư duy và tác phong công nghiệp. Vì vậy, những nông dân ở đây thích ứng khá nhanh với kinh tế thị trường. Tư duy của những nông dân này sau khi bị THĐ là “li nông bất li hương”. Nhiều người trong số họ đã tự tìm được việc làm mới từ các hoạt động sản xuất, dịch vụ “ăn theo” quá trình công CNH, HĐH và ĐTH như nhà nghỉ, nhà trọ, ăn uống... Theo số liệu thống kê quận Long Biên, dân số trong độ tuổi lao động là 131.106 người (chiếm 65,70% dân số), trong đó số người thất nghiệp chưa có công ăn việc làm là 7.651 người (chiếm 5,84%). Một phần trong số người thất nghiệp này đang trong tình trạng thất nghiệp tạm thời, họ là

những lao động nông nghiệp bị mất ĐNN do ảnh hưởng của quá trình ĐTH. Tỷ lệ lao động đang tham gia các hoạt động kinh tế là 79.041 người, chiếm 60,29%. Phần lớn số lao động này đang làm việc tại các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể, sản xuất nông nghiệp (chiếm 80,9%). Một phần nhỏ làm việc trong các đơn vị hành chính sự nghiệp của Trung ương, Thành phố và Quận. Đây là lực lượng lao động trực tiếp, tạo nhân tố tác động tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Quận [32, tr.5].

Việc phát triển các KCN, KĐT và các trung tâm thương mại, dịch vụ thu hồi một lượng ĐNN lớn, thực tế này đã làm cho nhiều nông dân bị mất việc làm, các doanh nghiệp có thể khai thác nguồn lực lao động này khi đến đầu tư trên địa bàn quận Long Biên. Tuy nhiên, do hạn chế về trình độ tay nghề nên rất ít người trong số họ tìm được việc làm trong các KCN, họ tham gia các hoạt động kinh tế thương mại, dịch vụ như một nghề tự do, việc làm của họ là các dịch vụ “ăn theo” các KCN, KĐT, các trung tâm thương mại và sự phát triển hạ tầng giao thông. Theo thống kê đã nêu trên, những người trong độ tuổi lao động có trình độ không đồng đều, trong số 131.106 người có 80,9% đang làm việc tại các doanh nghiệp và các hộ kinh doanh cá thể trong tình trạng việc làm không ổn định, tỷ lệ thất nghiệp có nguy cơ tăng lên.

Nhìn chung, điều kiện kinh tế - xã hội của quận Long Biên tạo ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế tạo điều kiện GQVL nhưng cũng chứa đựng nhiều thách thức cần giải quyết đảm bảo sự ổn định về việc làm cho nông dân bị THĐ và sự tăng trưởng bền vững của kinh tế quận trong thời kỳ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vấn đề giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất tại quận long biên hà nội (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)