Các yếutốtác độngtới quảnlýnhà nướcvềhoạt độngquảngcáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 32 - 37)

1.2 .Quảnlý nhà nướcvềhoạt độngquảngcáo

1.3. Các yếutốtác độngtới quảnlýnhà nướcvềhoạt độngquảngcáo

1.3.1. Cơ sở pháp lý

Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo nói riêng và quản lý nhà nước nói chung đều phải dựa trên cở sở pháp lý căn bản. Cơ sở pháp lý được xem như một công cụ hữu hiệu xuyên suốt quá trình quản lý nhà nước, là cơ sở để kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất của các hoạt động quản lý. Khi tiến hành kiểm tra một hoạt động, người có thẩm quyền kiểm tra

25

sẽ xem xét nội dung của văn bản được kiểm tra với những văn bản là căn cứ pháp lý để tổ chức thực hiện hoạt động đó làm cơ sở để đối chiếu, so sánh nhằm xác định nội dung của hoạt động được thực hiện có phù hợp với Hiến pháp, Luật và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên.

Cơ sở pháp lý bao gồm hệ thống các quy định về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, chủ yếu là xác định địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Phần lớn những quy định này được thể hiện trong các luật như Luật tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương…, các nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, về cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện… và hệ thống các quy chế làm việc của các cơ quan, văn bản có liên quan đến nội dung phân công, phân cấp quản lý nhà nước. Đối với quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, cơ sở pháp lý chủ yếu dựa vào Luật Quảng cáo và các văn bản dưới luật khác như: Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo; Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/03/2017 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn, hóa thể thao, du lịch và quảng cáo; Nghị định 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về việc quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, quy định tại Điều 8 về phân loại công trình xây dựng và phụ lục chi tiết kèm theo; Nghị định 158/2013/NĐ-CPquy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa thể thao, du lịch và quảng cáo… Bên cạnh đó, Nhà nước córất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh về hoạt động quảng cáo như: Luật Thương mại năm 2005, Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014… Ngoài ra, cơ sở pháp lý còn có hệ thống văn bản do các cơ quan hành chính nhà nước ban hành theo thẩm quyền (dưới dạng văn bản quy phạm pháp luật hành chính, văn bản cá biệt) để thực hiện chức

26

hội. Hầu hết các thủ tục hành chính liên quan đến mối quan hệ giữa cơ quan nhà nước với người dân và doanh nghiệp đều nằm ở nhóm quy định này. Hoạt động quảng cáo ngày càng đa dạng và phong phú, do vậy, số lượng các văn bản này nhiều hơn so với nhóm thứ nhất và thường xuyên có sự thay đổi để đáp ứng mục tiêu và yêu cầu quản lý phù hợp với sự biến động và tác động của các quan hệ khách quan.

1.3.2. Bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến việc quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Sự phân công trong nội bộ hệ thống tổ chức, việc xác định nhiệm vụ cho các cơ quan khác nhau để tạo được sự điều hoà, phối hợp cần thiết nhằm bảo đảm thực hiện được mục tiêu tổng thể của hệ thống các cơ quan hành chính và cả bộ máy nhà nước nói chung. Cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ tránh được sự chồng chéo, vướng mắc, dễ dàng phối hợp, điều chỉnh công việc trong thực hiện nhiệm vụ, tiết kiệm thời gian; ngược lại nếu cơ cấu bất hợp lý sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Việc tổ chức tốt bộ máy triển khai có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao, góp phần nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý đối với lĩnh vực quảng cáo.

Theo quy định tại Điều 5 Luật Quảng cáo, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo là Chính phủ; Bộ VHTT&DL; Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các cấp. Cụ thể:

1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; 2.Bộ VHTT&DL chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo;

3.Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ VHTT&DL thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo;

27

4.UBND các cấp thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền. [36]

1.3.3. Cơ sở vật chất, đội ngũ quản lý

Những bảo đảm về mặt tài chính và điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động quản lý nhà nước phụ thuộc một phần vào nhu cầu quản lý, nhưng chủ yếu là trình độ phát triển kinh tế – xã hộicủa mỗi quốc gia trong từng giai đoạn. Việc đầu tư về tài chính, trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật bảo đảm cho sự vận hành của bộ máy và hoạt động của chế độ công vụ, công chức vừa là điều kiện, vừa là một trong những tiêu chí chủ yếu đánh giá hiệu quả trong quản lý nói chung và quản lý hoạt động quảng cáo nói riêng. Mức chi tiêu cụ thể cho bộ máy hành chính là vấn đề khó thống nhất quan điểm, nhưng thước đo chủ yếu vẫn là hiệu quả hoạt động của nền hành chính, mức chi tiêu phải phù hợp với trình độ phát triển, nhu cầu quản lý và coi đó là nguồn đầu tư cho phát triển. Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, tích hợp với các công cụ cho chuyển đổi số có vai trò quan trọng đối với quản lý nhà nước. Vì hoạt động quảng cáo luôn vận động và phát triển, việc nhanh chóng áp dụng công nghệ mới, sử dụng các công cụ đa năng như phần mềm quản lý, trang thông tin trực tuyến... là hết sức cần thiết. Cùng với sự bố trí các phòng, ban chức năng về quản lý hoạt động quảng cáo từ cao đến thấp, từ trung ương đến địa phương, vấn đề đảm bảo cơ sở vật chất hiện đại, phù hợp với thời đại sẽ giúp hoạt động quản lý đạt hiệu quả tốt nhất.

Để thực hiện chức năng quản lý nhà nước tập trung, thống nhất về quảng cáo, nguồn lực nhân sự là một trong những rất quan trọng. Chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là của đội ngũ quản lý cũng là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Đội ngũ cán bộ, công chức làm quản lý về hoạt động quảng cáo là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản

28

pháp luật liên quan tới lĩnh vực này. Do đó, năng lực, trình độ của các cán bộ, công chức là yếu tố có tác động lớn tới việc xây dựng các văn bản quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo. Đội ngũ cán bộ, công chức làm quản lý đòi hỏi phải có tư duy khoa học, kinh nghiệm thực tế và khả năng nghiên cứu, am hiểu các văn bản chính sách pháp luật của Nhà nước. Một nền hành chính chuyên nghiệp chỉ có thể hình thành trên cơ sở xây dựng và phát triển nguồn nhân lực tương ứng mang tính chuyên nghiệp.

1.3.4. Các yếu tố khác

Khoa học công nghệ phát triển và quá trình hội nhập quốc tế đang tạo ra những thay đổi trong tư duy và phương pháp tổ chức quản lý trên quy mô toàn xã hội. Việc áp dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ trong quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo giúp rút ngắn thời gian, giảm chi phí thực tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý, điều hành.

Sự tham gia và ủng hộ của người dân, các tổ chức quảng cáolà nhân tố khách quan tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước. Yếu tố này góp phần đảm bảo việc phát huy dân chủ của Nhà nước, đảm bảo quyền của nhân dân trong hoạt động quản lý nhà nước, khẳng định bản chất của Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Thực tiễn cho thấy, sự tham gia của người dân, của các tổ chức doanh nghiệp hoạt động quảng cáo đối với cơ quan nhà nước càng lớn thì hoạt động quản lý của bộ máy nhà nước càng dễ dàng đạt được mục tiêu. Khi người dân thực sự đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động quản lý nhà nước thì việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mới thực sự thành công.

Ngoài ra, quản lý nhà nước chịu sự tác động của các yếu tố xã hội như văn hóa, lịch sử, truyền thống, tập quán, thói quen… như tâm lý làng xã, dòng họ. Trên thực tế, các yếu tố này thường chi phối, ảnh hưởng nhất định đối với

29

công tác cán bộ, thậm chí trong những trường hợp cụ thể còn triệt tiêu vai trò kiểm soát của cơ quan chức năng, hoặc cơ chế tập trung quan liêu vẫn còn để lại nhiều dấu ấn trong nếp nghĩ, phong cách, lề lối làm việc của không ít cán bộ, công chức, viên chức...

Sự tác động của các yếu tố này tới quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo bao gồm cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Do vậy, quản lý nhà nước cần biết kế thừa, vận dụng, phát huy các yếu tố tích cực, nhất là các giá trị văn hóa, truyền thống đã được kết tinh qua nhiều thời kỳ và hạn chế những yếu tố tiêu cực, lạc hậu làm cản trở hoạt động quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)