Nộidungquảnlý nhà nướcvềhoạt độngquảngcáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

TheoLuậtQuảngcáo 2012, nhữngnộidungquảnlý nhà nướcvềhoạt độngquảngcáo đượcquy địnhtại Điều 4 baogồm:

1.Banhànhvà tổchứcthựchiệncácvănbảnquyphạmphápluậtvềhoạt độngquảngcáo.

21

2.Xâydựngvà chỉ đạothựchiệnchiếnlược, quyhoạch, kếhoạch, chínhsáchpháttriểnhoạt độngquảngcáo.

3.Phổbiến, giáodụcphápluậtvềhoạt độngquảngcáo.

4.Chỉ đạohoạt độngnghiêncứu, ứngdụngkhoahọc,

côngnghệtronghoạt độngquảngcáo.

5.Chỉ đạo, tổchứcthựchiệncôngtác đàotạo,

bồidưỡngnhânlựcchohoạt độngquảngcáo.

6.Tổchứcthựchiệncôngtáckhenthưởngtronghoạt độngquảngcáo. 7.Thựchiệnhợptácquốctếtronglĩnhvựcquảngcáo.

8.Thanhtra, kiểmtra, giảiquyếtkhiếunại, tốcáovà xửlý viphạmtronghoạt độngquảngcáo. [36]

Bên cạnh đó, tại Điều 28 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, trong việc quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, UBND cấp tỉnh có những nội dung cụ thể là:

1.Cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của doanh nghiệp quảng cáo nước ngoài;

2.Tổ chức xây dựng, phê duyệt và chỉ đạo thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn;

3.Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về quảng cáo tại địa phương;

4.Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý và nghiệp vụ về quảng cáo tại địa phương;

5.Thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo theo thẩm quyền;

6.Báo cáo định kỳ việc quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn gửi về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) trước ngày

22

31 tháng 12 hằng năm và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

7.Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. [16]

Dựa vào các nội dung trên, luận văn xác định quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo bao gồm những công tác chính là: xây dựng quy hoạch quảng cáo; ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo; cấp phép hoạt động quảng cáo; thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo.

Trong đó, nội dung đầu tiên của quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo là xây dựng quy hoạch quảng cáo. Việc xây dựng quy hoạch quảng cáo là một cách để thêm một kênh thông tin trực quan quan trọng, phản ánh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước tới các tầng lớp nhân dân. Xây dựng quy hoạch quảng cáo bao gồm: nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với hoạt động quảng cáo nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội; trực tiếp tạo ra cơ sở pháp lý, tạo điều kiện cho hoạt động quảng cáo đi vào nề nếp, phù hợp với mỹ quan đô thị, thích ứng với quá trình phát triển và hội nhập; tạo hành lang pháp lý thông thoáng trong việc thẩm định hồ sơ quảng cáo của các tổ chức, cá nhân... Nội dung thứ hai của quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo là ban hành, tổ chức thực hiện, tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Việc nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm khắc phục những hạn chế trong quy hoạch hiện hành, tạo ra những định hướng cho sự phát triển bền vững, lâu dài của hoạt động quảng cáo. Đồng thời, việc thực hiện quản lý các văn bản pháp luật là tạo ra cơ sở pháp lý nhằm lập lại trật tự kỷ cương, tạo điều kiện

23

cho hoạt động quảng cáo đi vào quy chuẩn, có chiều sâu, phù hợp với quá trình phát triển và hội nhập. Bộ VHTT&DL thường xuyên phối hợp với các bộ, ngành, các cơ quan chức năng đối vớiviệc quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo, trong đó có soạn thảo, ban hành hoặc trình cấp các văn bản văn bản pháp luật. Mục đích của Bộ VHTT&DL là tạo sự thống nhất về thực hiện hoạt động quảng cáo trên cả nước, bảo vệ lợi ích cho các doanh nghiệp, cá nhân, góp phần nâng cao hiệu lực của các thiết chế văn hóa; tạo môi trường văn hóa, kinh doanh an toàn, đúng pháp luật; tạo nên vẻ đẹp cảnh quan đô thị, khu công nghiệp, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội.

Nội dung thứ ba của quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo là cấp phép hoạt động quảng cáo. Quy định về cấp phép quảng cáo được xác định theo Luật quảng cáo 2012. Việc thực hiện quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ trên thị trường chỉ được thực hiện khi có giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồmcả sản phẩm sản xuất trong nước và sản phẩm nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp kinh doanh muốn thực hiện hoạt động quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ của mình phải nắm rõ các hình thức quảng cáo cần xin giấy phép theo quy định để có thể tiến hành việc quảng cáo một cách tốt nhất. Xét thấy Luật quảng cáo 2012 đã có nhiều quy định mới về thủ tục hành chính so với Pháp lệnh quảng cáo năm 2001 như: bãi bỏ giấy phép thực hiện quảng cáo trên bảng, biển, băng rôn thay bằng thủ tục thông báo sản phẩm quảng cáo đến cơ quan quản lý nhà nước về quảng cáo trước khi thực hiện quảng cáo; bãi bỏ giấy phép ra phụ trương quảng cáo thay bằng thủ tục thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về báo chí; bãi bỏ giấy tiếp nhận hồ sơ quảng cáo (hoặc thủ tục đăng ký nội dung quảng cáo) đối với hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực y tế, nông nghiệp và phát triển nông thôn thay bằng quy định điều kiện phải thực hiện theo Điều 20 Luật quảng cáo 2012 và các nội dung bắt buộc quy định tại Nghị định của Chính phủ; tiếp tục duy trì cấp phép

24

đối với việc ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo (Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép) và cấp phép xây dựng đối với màn hình quảng cáo từ 20m vuông trở lên; bảng quảng cáo 20m vuông gắn vào công trình đã có trước; bảng quảng cáo đứng độc lập từ 40m vuông trở lên (Bộ Xây dựng cấp phép).

Nội dung thứ tư của quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo là thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động quảng cáo. Thanh tra, kiểm tra, giám sát có vai trò quan trọng, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, xây dựng môi trường quản lý nhà nước và môi trường hoạt động quảng cáo ngày càng hoàn thiện. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm còn là cơ sở để thực hiện các nội dung khác của quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Đảm bảo thực hiện đúng nguyên tắc, quy trình của thanh tra, kiểm tra, giám sát sẽ góp phần thiết thực cho phương hướng, mục tiêu của cơ quan quản lý được tổ chức thực hiện tốt, qua đó khắc phục được những hạn chế trong quá trình quản lý.

Hoạt động quản lý nhà nước về quảng cáo sẽ đạt hiệu quả cao khi tiến hành đồng bộ các biện pháp, cách thức hợp lý. Với các nội dung quản lý nhà nước về quảng cáo được xác định rõ ràng như trên, hoạt động quản lý sẽ hiệu quả hơn, giúp định hướng cho các tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo thực hiện đúng hành lang pháp lý, góp phần thúc đẩy nền công nghiệp quảng cáo của Việt Nam phát triển ổn định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)