Tìnhhình kinhtế, vănhóaxã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 42)

Trong hơn hai mươi năm kể từ khi quận được thành lập (1996 - 2020), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Thanh Xuân đã kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, tích cực xây dựng quận không ngừng phát triển toàn

35

diện, bền vững, cùng với Thủ đô và đất nước đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa.Thanh Xuân là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh. Với các giải pháp đồng bộ và toàn diện, quận Thanh Xuân đã và đang trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế – xã hội, khẳng định dấu ấn của một quận trẻ trung, năng động và tràn đầy sức sống. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, Quận ủy đã ban hành Chương trình số 02- CTr/QU về “Phát triển kinh tế – xã hộiquận Thanh Xuân giai đoạn 2015- 2020”, UBND quận xây dựng các kế hoạch về tổ chức thực hiện các Chương trình, Đề án công tác của của Thành ủy và Quận ủy (giai đoạn 2016-2020) trong các năm: 2016, 2017 và 2018; thực hiện tốt về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Trong giai đoạn 2016 - 2018, kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân 8,9%/năm, trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 7,9%/năm; Giá trị thương mại, dịch vụ tăng 10,2%/năm. Đến năm 2018, có trên 12.500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2015 (tăng khoảng 2.200 doanh nghiệp); 11.200 hộ kinh doanh cá thể, tăng gấp 1,1 lần so với năm 2015 (tăng khoảng 1.700 hộ kinh doanh). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp (do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn di dời dần cơ sở sản xuất ra ngoại thành theo chủ trương của Chính phủ); đồng thời, tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, do cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển. Đến năm 2018, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 56,8% (giảm 1,6 % so với năm 2015); tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ chiếm 43,2% (tăng 1,6 % so với năm 2015)[2], [3]. Năm 2019, kinh tế trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng khá, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; giá trị sản xuất trên địa bàn tăng 9,29% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7,4%; Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ tăng

36

10,6% [18]. Đồng thời hiệu lực, hiệu quả quản lý về kinh tế tại địa phương được nâng cao. Quá trình đó đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống của nhân dân địa phương.

Hiện tại khu dân cư thuộc làng xã xưa của quận Thanh Xuân đã trở thành những khu vực đan xen, chia hai phần rõ rệt là khu vực thuộc các làng xã cũ và khu vực quy hoạch hiện đại. Địa bàn chuyển biến nhanh nhất phải kể đến các làng nằm ở phía Đông Bắc của quận như làng Khương Trung (thuộc phường Khương Trung, một phần phường Khương Mai); làng Phương Liệt (phường Phương Liệt); làng Thượng Đình (phường Thượng Đình - một phần Hạ Đình). Các làng nằm ở phía Tây Bắc, Đông Nam của quận như phường Nhân Chính, phường Khương Đình, Hạ Đình, sự chuyển biến có phần chậm hơn. Tuy vậy, tính chất làng xã xưa còn bảo lưu khá đậm nét trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân tại các địa phương này. Phần phía Tây Nam của quận thuộc địa bàn các phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, một phần của phường Nhân Chính là nơi hình thành các nhà máy, xí nghiệp, các khu nhà ở tập thể, chung cư cao tầng, là nơi nhiều luồng cư dân từ nơi khác chuyển về sinh sống, do vậy những vết tích của ruộng vườn ao hồ, làng xã cũ có nhiều thay đổi, nếp sinh hoạt làng xã xưa trên địa bàn này theo đó dần biến chuyển. Khu dân cư mới xây dựng về sau này trên địa bàn các phường Khương Mai, Kim Giang, Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam và một phần Nhân Chính, đại bộ phận là các khu nhà lắp ghép, tập thể, nhà cao tầng khép kín tách biệt và các khu chung cư hiện đại. Sự đa dạng trong nếp sống dân cư tại địa bàn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước của quận.

Trong quá trình quản lý, quận Thanh Xuân luôn duy trì thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Quận tập trung giải quyết số vụ việc tồn đọng và mới phát sinh, nhất là các vụ việc đơn thư khiếu nại liên

37

quan đến công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai; không để đơn thư kéo dài, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, quận tiếp tục thực hiện thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, tố cáo... Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống quận Thanh Xuân được các cấp, các ngành chú trọng, đầu tư và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thời gian tới, quận Thanh Xuân tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, trong đó, tập trung hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án lắp đặt hệ thống camera công cộng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn.

Tất cả những đặc điểm trên cho thấy toàn cảnh diện mạo đời sống kinh tế văn hóa của cộng đồng cư dân Thanh Xuân hiện nay, vừa bảo lưu, phát huy những yếu tố truyền thống, vừa hội nhập những yếu tố hiện đại, tạo thành một phức hợpkinh tế văn hóa đa dạng và phong phú.

2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đối với quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo

Vị trí địa lý kinh tế của vùng là nhân tố đầu tiên cần được xem xét khi xây dựng kế hoạch quản lý. Là một trong những quận nội thành, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của thành phố,hoạt động quản lý nhà nước của quận Thanh Xuân rất được quan tâm chú trọng. Quận Thanh Xuân là đầu mối giao thông phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, thuận lợi trong phát triển kinh tế nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng. Trên địa bàn quận có những khu vực đường lớn giao cắt nhau như ngã tư Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi - Láng - Trường Trinh, những nơicàng đông người qua lại thì mật độ các biển quảng cáo càng nhiều. Để thu hút sự chú ý, cần phải nổi bật nên các biển quảng cáo thường có kích thước to, vị trí cao, dễ được nhìn thấy. Do nhu cầu quảng cáo lớn, các khu vực này thường có nhiều biển quảng cáo đặt cạnh nhau, gây mất mỹ quan đô thị hoặc ảnh hưởng

38

đến không gian xung quanh, yêu cầu các cơ quan chức năng phải có phương thức quản lý phù hợp để vừa đảm bảo chủ trương quy hoạch, vừa đảm bảo lợi ích của đơn vị quảng cáo.

Các điều kiện tốt về địa lý giúp quận Thanh Xuân có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, điều này cũng kéo theo sự phát triển của hệ thống quảng cáo ngày càng mạnh mẽ. Địa bàn quận tập trung nhiều trường đại học lớn như: Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Thăng Long, Đại học An ninh, Học viện cảnh sát nhân dân... Số lượng sinh viên đông đảo là nguồn khách hàng của các hoạt động quảng cáo hướng tới. Bên cạnh đó, quận Thanh Xuân cũng có nhiều khu đô thị lớn, chung cư, nhiều trung tâm thương mại sầm uất, thu hút các nhà quảng cáo tìm đến. Với môi trường hoạt động quảng cáo rộng lớn như vậy, việc quản lý nhà nước về lĩnh vực này càng thể hiện tầm quan trọng của mình. Các đặc điểm về nhân khẩu như cơ cấu về giới, độ tuổi, sự dịch chuyển dân cư…tại quận Thanh Xuân rất đa dạng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn. Mọi biến động dân số đều tác động đến lĩnh vực quảng cáo và các nội dung của quản lý. Ví dụ, cơ cấu tuổi của dân số là một yếu tố quan trọng hàng đầu vì nó xác định đối tượng mà quảng cáo hướng đến: quảng cáo địa điểm vui chơi, sản phẩm đồ chơi cho lứa tuổi trẻ em; quảng cáo khóa học, dịch vụ việc làm cho thanh thiếu niên; quảng cáo sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng cho người cao tuổi... Trong điều kiện của quận Thanh Xuân, là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nơi có nhiều trường đại học, cơ quan, công ty, xí nghiệp… đóng trên địa bàn thì rất khó có sự ổn định về dân số, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, cơ cấu lao động… Vì vậy, việc thực thi hoạt động quản lý trên địa bàn quận sẽ gặp không ít khó khăn.

39

2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội

2.2.1. Cơ sở pháp lý trong quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo

Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hóa hiện nay, hoạt động quảng cáo phát triển và biến đổi liên tục. Để bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành trôi chảy của xã hội nói chung và của hoạt động quảng cáo nói riêng, pháp luật là yếu tố thực sự cần thiết. Quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo tại quận Thanh Xuân chịu sự chi phối chủ yếu của các văn bản pháp luậtgồm Luật Quảng cáo 2012, Luật Thương mại 2005, các luật chuyên ngành khác và những văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành, tạo cơ sở pháp lý để hoạt động quảng cáo diễn ra thuận lợi hơn. Trong đó, tiêu biểu là các văn bản pháp luật sau:

Luật Quảng cáo số 16/2012/QH13 được thông qua ngày 21/06/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013, là văn bản quy phạm pháp luật quy định về hoạt động quảng cáo; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động quảng cáo; quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo. Luật Quảng cáo là cơ sở pháp lý cơ bản cho quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo của quận Thanh Xuân được thực hiện, là cơ sở quy tắc ứng xử chung trong hoạt động quảng cáo của các tổ chức, cá nhân hoạt động quảng cáo trên địa bàn.

Nghị định 103/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ ban hành quy chế hoạt động văn hoá và kinh doanh dịch vụ văn hoá công cộng. Nghị định đã tạo hành lang pháp lý cho các cơ quan quản lý và các cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động quảng cáo nắm bắt được phạm vi và đối tượng áp dụng cho việc viết, đặt biển hiệu.

Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều luật của Luật Quảng cáo. Nghị định khuyến

40

khích các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh hoạt động quảng cáo ở Việt Nam, tạo việc làm cho người dân và là nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, Nghị định đòi hỏi các cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm về quyền hạn và nhiệm vụ từ cấp cơ sở đến trung ương, từ đó nâng cao ý thức đạo đức của cán bộ quản lý ở các cấp.

Nghị định 28/2017/NĐ-CP ngày 20/3/2017 quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo. Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo. Nghị định 158/2013/NĐ-CP song hành với Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 hướng dẫn chi tiết thi hành Luật Quảng cáo. Đây là chế tài cụ thể để cơ quan quản lý nhà nước áp dụng và cụ thể hóa từng khung hình phạt đối với từng hoạt động vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo.

Thông tư số 10/2013/TT-BVHTTDL ngày 06/12/2013 của Bộ VHTT&DL quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quảng cáo. Thông tư này và Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/ 2013 nhằm quy định về tổ chức, hoạt động của Hội đồng thẩm định sản phẩm quảng cáo và phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về quảng cáo.

Công văn số 2310/BVHTTDL-VHCS ngày 24/06/2013 của Bộ VHTT&DL giải đáp một số thắc mắc trong triển khai thực hiện các quy định của Luật Quảng cáo. Công văn đã thể hiện vai trò quan trọng trong thời gian chờ Nghị định, Thông tư hướng dẫn Luật Quảng cáo. Đây là cơ sở để đảm bảo cho việc quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo tại các địa phương đi vào nề nếp và khuôn khổ.

41

Công văn số 2140/BVHTTDL-VHCS ngày 01/07/2014 của Bộ VHTT&DL về việc xây dựng quy hoạch quảng cáo, nhằm thúc đẩy công tác xây dựng quảng cáo hoặc điều chỉnh quy hoạch của các tỉnh, thành phố.

Chỉ thị số 172/CT-BVHTTDL ngày 06/09/2012 của Bộ VHTT&DL về việc tổ chức triển khai thực hiện Luật Quảng cáo yêu cầu các đơn vị có liên quan, trực thuộc bộ, Sở VHTT&DL các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung những nhiệm vụ đã được đưa ra trong Chỉ thị, là tiền đề để hoàn thiện Luật Quảng cáo và thúc đẩy hoạt động quảng cáo phát triển.

Chỉ thị 16/CT-UBND ngày 03/08/2016 về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động quảng cáo trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chỉ thị này mang đặc thù riêng của thủ đô Hà Nội về công tác xử lý biển, bảng quảng cáo tấm lớn đặt sai quy định hoặc không có giấy phép.

Chỉ thị 17/CT-TTg về tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo do Thủ tướng Chính phủ ký ban hành ngày 09/05/2017. Chỉ thị thể hiện sự quyết tâm của các ngành, địa phương và qua hoạt động tuyên truyền ý thức tuân thủ pháp luật đến từng người dân, nhằm đưa hoạt động quảng cáo đi vào nền nếp, phù hợp với yêu cầu hiện đại, văn minh của xã hội phát triển.

Ngoài ra, các bộ, ngành liên quan cũng có những văn bản quy định riêng đối với quảng cáo. Luật Thương mại số 36/2005/QH11 được thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 là văn bản quy phạm pháp luật tạo hành lang pháp lý về hoạt động quảng cáo nói riêng và hoạt động thương mại nói chung đối với các cá nhân hoạt động thường xuyên, độc lập; các thương nhân hoạt động thương mại; các tổ chức, cá nhân khác hoạt động liên quan tới thương mại. Thông tư 04/2018/TT-BXD của Bộ Xây dựng về Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng và lắp đặt

42

tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực quảng cáo phải tuân thủ. Bên cạnh các văn bản pháp luật của cấp trên chỉ đạo, UBND quận Thanh Xuân cũng ban hành các văn bản theo thẩm quyền để quản lý hoạt động quảng cáo trên địa bàn. Các văn bản pháp luật hình thành và điều chỉnh toàn bộ các hoạt động quảng cáo trên những khía cạnh cơ bản như: nội dung, hình thức quảng cáo; các hành vi quảng cáo bị nghiêm cấm; hoạt động quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo; hoạt động quản lý nhà nước về quảng cáo… Về cơ bản, nhà nước Việt Nam đã xây dựng một hệ thống pháp luật tương đối đầy đủ đối với quảng cáo. Dựa vào các văn bản này, việc quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân có thể sử dụng làm cơ sở pháp lý, giúp công việc được thực hiện đúng với hành lang pháp luật đề ra.

2.2.2. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo

2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức

Tại Nghị định số 81/CP ngày 08/11/1993 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ VHTT (Bộ VHTT&DL hiện nay) đã quy định: “Bộ VHTT là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo”. Trên cơ sở đó, Nghị định số 194/CP ngày 31/12/1994 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam cũng khẳng định điều này. Cũng trong năm 1993, Nghị định số 95/CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Thương mại quy định: “Bộ Thương mại là cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động thương mại”. Luật Thương mại năm 1997 ban hành có 12 điều quy định về quảng cáo thương mại. Để thực hiện Luật Thương mại, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/1999/NĐ-CP ngày 05/05/1999 về khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại. Đây là những quy định riêng về quảng cáo thương mại và đều thống nhất quy định rằng Bộ Thương mại là cơ quan thực hiện việc quản lý nhà nước về quảng cáo thương mại, và Bộ VHTT có

43

thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về sản phẩm quảng cáo thương mại, phương tiện quảng cáo thương mại, bảo đảm môi trường quảng cáo lành mạnh, đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Tuy nhiên, vấn đề thống nhất về trách nhiệm quản lý hoạt động quảng cáo nói chung và quản lý hoạt động quảng cáo thương mại nói riêng giữa hai Bộ vẫn còn bất cập. Mọi khó khăn chỉ được tháo gỡ khi Luật Quảng cáo 2012 được ban hành, theo Điều 5 Luật Quảng cáo, cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo là Chính phủ; Bộ VHTT&DL; bộ, cơ quan ngang bộ và UBND các cấp.

Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo ở Trung ương, cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo là Chính phủ, Bộ VHTT&DL. Chính phủ thống nhất quản lý và phát triển sự nghiệp văn hóa nói chung và lĩnh vực quảng cáo nói riêng trên phạm vi cả nước. Trong quản lý về quảng cáo, Chính phủ có một số quyền hạn cụ thể như: trình dự án luật, pháp lệnh về quảng cáo; quyết định chính sách đầu tư, tài trợ, hợp tác với nước ngoài; ban hành quyết định quản lý nhà nước và các chế độ chính sách khác về quảng cáo.Với cương vị là người đứng đầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ký các nghị quyết, nghị định của Chính phủ, ra quyết định, chỉ thị về quản lý hoạt động quảng cáo và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó đối với tất cả các ngành, địa phương và cơ sở. Thủ tướng Chính phủ có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định về quản lý hoạt động quảng cáo của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL và của UBND, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với Hiến pháp, luật và các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên.

Bộ VHTT&DL là cơ quan của Chính phủ, trực tiếp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong phạm vi cả nước. Bộ trưởng Bộ VHTT&DL trình Chính phủ kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm năm và hàng

44

năm của ngành quảng cáo, tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch đó, xây dựng các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản pháp luật khác về văn hóa theo sự phân công của Chính phủ, ban hành quyết định, chỉ thị, thông tư về các hoạt động quảng cáo, chỉ đạo công tác nghiên cứu khoa học, nghiên cứu lý luận, xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch hợp tác quốc tế trên lĩnh vực văn hóa theo quy định của Chính phủ, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các chế độ, chính sách, quy chế về văn hóa, quản lý các đơn vị sự nghiệp, các tổ chức sản xuất kinh doanh trực thuộc Bộ VHTT&DL theo quy định của Chính phủ.

UBND là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quảng cáo trong địa phương mình theo quy định của pháp luật. Các Sở Văn hóa Thể thao (VH&TT), Phòng VHTT là các cơ quan chuyên môn trực tiếp giúp UBND thực hiện chức năng quản lý quảng cáo ở địa phương. Bên cạnh sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, hoạt động quảng cáo còn chịu sự quản lý của Hiệp hội quảng cáo Việt Nam. Hiệp hội này là một tổ chức xã hội nghề nghiệp được thành lập nhằm bảo vệ các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính, chống lại các hành vi quảng cáo không trung thực vi phạm pháp luật.

Sự phối hợp quản lý và phối hợp chức năng giữa các cơ quan quản lý nhà nước và các Hiệp hội điều chỉnh hoạt động quảng cáo nhằm kết hợp hài hòa việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền lợi của người tiêu dùng và lợi ích của người sản xuất chân chính.Trên cơ sở các văn bản quản lý của nhà nước, mỗi tỉnh, thành phố đều phải xây dựng quy chế riêng để quản lý hoạt động quảng cáo phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội… của từng địa phương.Ngày 20/01/2016, UBND thành phố đã ra Quyết định số 01/2016/QĐUBND về việc ban hành Quy chế quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời trên địa bàn thành phố Hà Nội. Căn cứ theo Quyết định này, các sở,

45

ban ngành, quận, huyện, phường, xã có nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể về quản lý hoạt động quảng cáo thương mại, đồng thời được phân thành 03 cấp quản lý như sau:

- Cấp Thành phố (Sở VH&TT)

- Cấp Quận/huyện/thị xã (Phòng VHTT) - Cấp xã/phường/thị trấn (Ban VHTT)

Sơ đồ 2.1: Phân cấp cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội

Sở VH&TT thành phố Hà Nội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố Hà Nội; thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố Hà Nội quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin) trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật; các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lý của Sở VH&TT và thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố và theo quy định của pháp luật. Sở VH&TT có tư cách pháp

Sở VH&TT UBND thành phố Hà Nội

UBND quận Thanh Xuân Phòng VHTT

UBND các phường Ban VHTT

Hoạt động quảng cáo tại địa bàn

46

nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND thành phố Hà Nội, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ VHTT&DL.

Phòng VHTT là cơ quan chuyên môn có chức năng tham mưu giúp UBND quận thực hiện quản lý nhà nước về: công tác văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch, công nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng thông tin, phát thanh, báo chí, xuất bản, bưu chính và chuyển phát, viễn thông và internet trên địa bàn quận. Phòng VHTT có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của UBND quận, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Sở VH&TT, Sở Thông tin và Truyền thông.Cấp thấp hơn của Phòng VHTT là các Ban VHTT phường.Cán bộ chuyên trách về văn hoá thông tin cơ sở là người trực tiếp phụ trách Ban VHTT phường, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức quản lý và hướng dẫn hoạt động văn hoá thông tin trên địa bàn phường theo sự phân công chỉ đạo của cấp Đảng ủy, chính quyền địa phương và của ngành dọc cấp trên là Phòng VHTT.

Như vậy, luận văn xác định chủ thể quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo tại quận Thanh Xuân đó là UBND quận Thanh Xuân. Trong đó, Phòng VHTT có vai trò quan trọng trong việc quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn. Trong quá trình quản lý, Phòng VHTT là đơn vị trực tiếp tham mưu cho UBND quận quản lý các dịch vụ văn hoá,ban hành các kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để quản lý nhà nước trên các lĩnh vực: văn hóa, thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông trong đó có hoạt động quảng cáo. Phòng VHTT quận Thanh Xuân được UBND quận giao 07 biên chế. Trong đó, phòng gồm 01 Trưởng phòng, 02 Phó Trưởng phòng và 04 chuyên viên phụ trách các hoạt động liên quan. Cụ thể:

47

 02 Phó Trưởng phòng quản lý tổng hợp chung;

 01 Chuyên viên phụ trách Quản lý nhà nước về Văn hóa cơ sở;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận thanh xuân thành phố hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)