1.2 .Quảnlý nhà nướcvềhoạt độngquảngcáo
2.1. Tổng quanvề quậnThanhXuân,Hà Nội
2.1.1. Vị trí địa lý và cơ cấu dân cư
Thanh Xuân là một quận nằm phía Tây Nam, thuộc thành phố Hà Nội, Việt Nam. Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng; Phía Tây giáp quận Nam Từ Liêm; Phía Tây Nam giáp quận Hà Đông; Phía Nam giáp quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì; Phía Bắc giáp các quận Đống Đa, Cầu Giấy.Quận Thanh Xuân được thành lập ngày 28/12/1996 theo Nghị định số 74-CP của Chính phủ. Hiện nay, quận gồm có 11 phường: Hạ Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương Trung, Kim Giang, Nhân Chính, Phương Liệt, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Thanh Xuân Trung và Thượng Đình. Diện tích của quận Thanh Xuân vào khoảng 9,11km vuông. Theo tổng kết công tác Tổng điều tra dân số và nhà ở trên địa bàn quận Thanh Xuân năm 2019, toàn quận có 83.729 hộ, tương đương 293.524 nhân khẩu, quy mô hộ trung bình là 3,5 người/hộ; mật độ dân số khoảng 32.292 người/km vuông; diện tích bình quân nhà ở đầu người là 27,1m vuông.Tỷ lệ dân số thuộc dân tộc Kinh chiếm 99,2%, còn lại là các dân tộc khác; tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết là 99,9%; tỷ lệ dân số 15 tuổi trở lên phân theo tình trạng hôn nhân, chưa có vợ/chồng là 27,6%, có vợ/chồng là 66,7%, các tình trạng khác (góa, ly hôn, ly thân) là 5,7%; tỷ lệ hộ đang ở nhà chung cư là 38,6%, nhà riêng lẻ là 61,4% [18].
2.1.2. Tình hình kinh tế, văn hóa xã hội
Trong hơn hai mươi năm kể từ khi quận được thành lập (1996 - 2020), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân quận Thanh Xuân đã kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang, tích cực xây dựng quận không ngừng phát triển toàn
35
diện, bền vững, cùng với Thủ đô và đất nước đẩy mạnh sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa - hiện đại hóa.Thanh Xuân là quận có tốc độ đô thị hóa nhanh. Với các giải pháp đồng bộ và toàn diện, quận Thanh Xuân đã và đang trở thành một điểm sáng trong phát triển kinh tế – xã hội, khẳng định dấu ấn của một quận trẻ trung, năng động và tràn đầy sức sống. Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, Quận ủy đã ban hành Chương trình số 02- CTr/QU về “Phát triển kinh tế – xã hộiquận Thanh Xuân giai đoạn 2015- 2020”, UBND quận xây dựng các kế hoạch về tổ chức thực hiện các Chương trình, Đề án công tác của của Thành ủy và Quận ủy (giai đoạn 2016-2020) trong các năm: 2016, 2017 và 2018; thực hiện tốt về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. Trong giai đoạn 2016 - 2018, kinh tế trên địa bàn quận tiếp tục phát triển, đạt mức tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng bình quân 8,9%/năm, trong đó: Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng tăng 7,9%/năm; Giá trị thương mại, dịch vụ tăng 10,2%/năm. Đến năm 2018, có trên 12.500 doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động, tăng gấp 1,3 lần so với năm 2015 (tăng khoảng 2.200 doanh nghiệp); 11.200 hộ kinh doanh cá thể, tăng gấp 1,1 lần so với năm 2015 (tăng khoảng 1.700 hộ kinh doanh). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng công nghiệp (do các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn di dời dần cơ sở sản xuất ra ngoại thành theo chủ trương của Chính phủ); đồng thời, tăng tỷ trọng thương mại, dịch vụ, do cơ sở hạ tầng đô thị được đầu tư phát triển. Đến năm 2018, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 56,8% (giảm 1,6 % so với năm 2015); tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ chiếm 43,2% (tăng 1,6 % so với năm 2015)[2], [3]. Năm 2019, kinh tế trên địa bàn tiếp tục tăng trưởng khá, đẩy mạnh sản xuất - kinh doanh, dịch vụ; giá trị sản xuất trên địa bàn tăng 9,29% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng tăng 7,4%; Giá trị sản xuất ngành thương mại dịch vụ tăng
36
10,6% [18]. Đồng thời hiệu lực, hiệu quả quản lý về kinh tế tại địa phương được nâng cao. Quá trình đó đã tác động không nhỏ đến mọi mặt đời sống của nhân dân địa phương.
Hiện tại khu dân cư thuộc làng xã xưa của quận Thanh Xuân đã trở thành những khu vực đan xen, chia hai phần rõ rệt là khu vực thuộc các làng xã cũ và khu vực quy hoạch hiện đại. Địa bàn chuyển biến nhanh nhất phải kể đến các làng nằm ở phía Đông Bắc của quận như làng Khương Trung (thuộc phường Khương Trung, một phần phường Khương Mai); làng Phương Liệt (phường Phương Liệt); làng Thượng Đình (phường Thượng Đình - một phần Hạ Đình). Các làng nằm ở phía Tây Bắc, Đông Nam của quận như phường Nhân Chính, phường Khương Đình, Hạ Đình, sự chuyển biến có phần chậm hơn. Tuy vậy, tính chất làng xã xưa còn bảo lưu khá đậm nét trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của nhân dân tại các địa phương này. Phần phía Tây Nam của quận thuộc địa bàn các phường Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam, một phần của phường Nhân Chính là nơi hình thành các nhà máy, xí nghiệp, các khu nhà ở tập thể, chung cư cao tầng, là nơi nhiều luồng cư dân từ nơi khác chuyển về sinh sống, do vậy những vết tích của ruộng vườn ao hồ, làng xã cũ có nhiều thay đổi, nếp sinh hoạt làng xã xưa trên địa bàn này theo đó dần biến chuyển. Khu dân cư mới xây dựng về sau này trên địa bàn các phường Khương Mai, Kim Giang, Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam và một phần Nhân Chính, đại bộ phận là các khu nhà lắp ghép, tập thể, nhà cao tầng khép kín tách biệt và các khu chung cư hiện đại. Sự đa dạng trong nếp sống dân cư tại địa bàn ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động quản lý nhà nước của quận.
Trong quá trình quản lý, quận Thanh Xuân luôn duy trì thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo. Quận tập trung giải quyết số vụ việc tồn đọng và mới phát sinh, nhất là các vụ việc đơn thư khiếu nại liên
37
quan đến công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai; không để đơn thư kéo dài, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, quận tiếp tục thực hiện thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về thực hiện Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, tố cáo... Công tác tuyên truyền, giáo dục truyền thống quận Thanh Xuân được các cấp, các ngành chú trọng, đầu tư và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Thời gian tới, quận Thanh Xuân tập trung đẩy nhanh tiến độ các công trình, dự án trọng điểm, trong đó, tập trung hoàn thiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án lắp đặt hệ thống camera công cộng, nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trên địa bàn.
Tất cả những đặc điểm trên cho thấy toàn cảnh diện mạo đời sống kinh tế văn hóa của cộng đồng cư dân Thanh Xuân hiện nay, vừa bảo lưu, phát huy những yếu tố truyền thống, vừa hội nhập những yếu tố hiện đại, tạo thành một phức hợpkinh tế văn hóa đa dạng và phong phú.
2.1.3. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội đối với quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo
Vị trí địa lý kinh tế của vùng là nhân tố đầu tiên cần được xem xét khi xây dựng kế hoạch quản lý. Là một trong những quận nội thành, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của thành phố,hoạt động quản lý nhà nước của quận Thanh Xuân rất được quan tâm chú trọng. Quận Thanh Xuân là đầu mối giao thông phía Tây Nam của thủ đô Hà Nội, thuận lợi trong phát triển kinh tế nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng. Trên địa bàn quận có những khu vực đường lớn giao cắt nhau như ngã tư Nguyễn Xiển - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến, Nguyễn Trãi - Láng - Trường Trinh, những nơicàng đông người qua lại thì mật độ các biển quảng cáo càng nhiều. Để thu hút sự chú ý, cần phải nổi bật nên các biển quảng cáo thường có kích thước to, vị trí cao, dễ được nhìn thấy. Do nhu cầu quảng cáo lớn, các khu vực này thường có nhiều biển quảng cáo đặt cạnh nhau, gây mất mỹ quan đô thị hoặc ảnh hưởng
38
đến không gian xung quanh, yêu cầu các cơ quan chức năng phải có phương thức quản lý phù hợp để vừa đảm bảo chủ trương quy hoạch, vừa đảm bảo lợi ích của đơn vị quảng cáo.
Các điều kiện tốt về địa lý giúp quận Thanh Xuân có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, điều này cũng kéo theo sự phát triển của hệ thống quảng cáo ngày càng mạnh mẽ. Địa bàn quận tập trung nhiều trường đại học lớn như: Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Thăng Long, Đại học An ninh, Học viện cảnh sát nhân dân... Số lượng sinh viên đông đảo là nguồn khách hàng của các hoạt động quảng cáo hướng tới. Bên cạnh đó, quận Thanh Xuân cũng có nhiều khu đô thị lớn, chung cư, nhiều trung tâm thương mại sầm uất, thu hút các nhà quảng cáo tìm đến. Với môi trường hoạt động quảng cáo rộng lớn như vậy, việc quản lý nhà nước về lĩnh vực này càng thể hiện tầm quan trọng của mình. Các đặc điểm về nhân khẩu như cơ cấu về giới, độ tuổi, sự dịch chuyển dân cư…tại quận Thanh Xuân rất đa dạng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn. Mọi biến động dân số đều tác động đến lĩnh vực quảng cáo và các nội dung của quản lý. Ví dụ, cơ cấu tuổi của dân số là một yếu tố quan trọng hàng đầu vì nó xác định đối tượng mà quảng cáo hướng đến: quảng cáo địa điểm vui chơi, sản phẩm đồ chơi cho lứa tuổi trẻ em; quảng cáo khóa học, dịch vụ việc làm cho thanh thiếu niên; quảng cáo sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng cho người cao tuổi... Trong điều kiện của quận Thanh Xuân, là một quận trung tâm của thành phố Hà Nội, nơi có nhiều trường đại học, cơ quan, công ty, xí nghiệp… đóng trên địa bàn thì rất khó có sự ổn định về dân số, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, cơ cấu lao động… Vì vậy, việc thực thi hoạt động quản lý trên địa bàn quận sẽ gặp không ít khó khăn.
39
2.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Thanh Xuân, Hà Nội