Ảnh hưởng của nồng độ enzyme đến quá trình dịch hóa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình thuỷ phân tinh bột khoai lang bằng phương pháp enzyme tạo tinh bột tiêu hoá chậm và isomaltooligosaccharide nhằm ứng dụng trong thực phẩm (Trang 106 - 107)

Sau cùng thời gian phản ứng, khi tăng nồng độ enzyme α- amylase từ 0,5 CU/g đến 2,5 CU/g, mức độ thủy phân thu được có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, trong khoảng nồng độ 0,3 CU/g đến 1,0 CU/g, mức độ thủy phân thay đổi rõ rệt nhất, tăng từ 8,29 đến 15,03. Tiếp tục tăng nồng độ enzyme phản ứng lên 1,5 CU/g, 2,0 CU/g và 2,5 CU/g, DE có xu hướng tăng chậm hơn và lần lượt đạt giá trị 16,45, 17,25 và 18,51. Phân tích thống kê cho thấy sự khác biệt này có nghĩa giữa các giá trị thu được. Có thể thấy, khoảng khảo sát nồng độ enzyme chưa đạt đến ngưỡng bị ức chế do chính sự tương tác giữa các phân tử enzyme, do đó, khi tăng nồng độ enzyme, khả năng tiếp xúc giữa phân tử enzyme và cơ chất tăng dẫn đến quá trình thủy phân được thực hiện nhanh chóng [253]. Tuy nhiên, khả năng thủy phân cải thiện không đáng kể sau khi nồng độ enzyme đạt 1 CU/g. Nhằm hướng tới mục tiêu nghiên cứu ứng dụng, việc giảm thiểu chi phí là vấn đề quan trọng. Do đó, nồng độ enzyme α-

Như vậy, lựa chọn nồng độ enzyme α- amylase 1,0 CU/g với chế phẩm Spezyme Xtra bổ sung vào quá trình dịch hóa tinh bột khoai lang.

(6) Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến quá trình dịch hóa bằng chế phẩm enzyme Spezyme Xtra

Tiến hành nghiên cứu trên dịch tinh bột có nồng độ chất khô 25%, pH 5,8, nhiệt độ phản ứng 80 °C, nồng độ enzyme α- amylase 1,0 CU/g chất khô và lấy mẫu sau thời gian phản ứng 15 phút, 30 phút cho tới 150 phút (sau mỗi 30 phút). Kết quả ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến quá trình dịch hóa bằng chế phẩm enzyme Spezyme Xtra được thể hiện qua Hình 3.15.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình thuỷ phân tinh bột khoai lang bằng phương pháp enzyme tạo tinh bột tiêu hoá chậm và isomaltooligosaccharide nhằm ứng dụng trong thực phẩm (Trang 106 - 107)