Ảnh hưởng của giống đến tỉ lệ thu hồi tinh bột khoai lang

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình thuỷ phân tinh bột khoai lang bằng phương pháp enzyme tạo tinh bột tiêu hoá chậm và isomaltooligosaccharide nhằm ứng dụng trong thực phẩm (Trang 74 - 75)

Tên giống Hàm lượng tinh bột (% chất khô)

Tỉ lệ thu hồi tinh bột (%) HLC 88,0 ± 0,4d 11,58 HLM 68,4 ± 3,8b 10,20 NGL 60,8 ± 1,0a 10,89 NDL 68,6 ± 2,4b 11,28 NRT 78,1 ± 2,7c 10,82 NRV 81,4 ± 1,6c 11,16

(HLC: Hoàng Long cũ; HLM: Hoàng Long mới; NGL: Nhật Gia Lai; NDL: Nhật Đà Lạt; NRT: Nhật ruột trắng; NRV: Nhật ruột vàng)

Dữ liệu trình bày trong Bảng 3.1 chỉ ra hàm lượng tinh bột trong củ khoai lang tươi thay đổi phụ thuộc theo giống cây và vùng canh tác. Cụ thể, sáu mẫu khoai lang có hàm lượng tinh bột dao động từ 60,8 đến 88,0% (tính theo chất khô). Giống khoai chứa nhiều tinh bột nhất là HLC và NRV, lần lượt đạt 88,0% và 81,4%. Hàm lượng tinh bột của NGL là thấp nhất, đạt 60,8%. Giá trị này cũng tương tự như hàm lượng tinh bột thu được từ các giống khoai lang đã được báo cáo trước đây như hàm lượng tinh bột của ba giống khoai lang Trung Quốc thay đổi từ 57,5% đến 75,7% [217] và mười một giống khoai lang Lilongwe (Malawi) chiếm từ 54,72% đến 95,09% [218].

Bên cạnh đó, tỷ lệ thu hồi tinh bột từ 6 giống tinh bột khoai lang cũng được trình bày trong Bảng 3.1. Kết quả nghiên cứu chỉ ra có sự chênh lệch không đáng kể giữa các giống khoai, dao động từ 10,20% đến 11,58%. Năng suất thu hồi này gần tương đương với tỷ lệ chiết xuất tinh bột từ củ tươi theo quy trình xử lí truyền thống và quy mô lớn ở Trung Quốc, với tỷ lệ thu hồi thường không vượt quá 12% tới 15% [219]. Ngoài ra, kết quả cũng chỉ ra không có mối quan hệ tương quan rõ ràng giữa hàm lượng tinh bột của củ và tỷ lệ tinh bột chiết xuất được từ các giống khoai. Hàm lượng tinh bột của khoai lang HLC (88,0%) cao hơn đáng kể so với tinh bột NDL (68,6%) nhưng tỷ lệ tinh bột thu nhận được của chúng gần tương đương nhau (11,58% và 11,28%). Bên cạnh đó, khoai lang NRT có hàm lượng tinh bột (78,1%)

thấp hơn, lần lượt là 10,82% và 11,28%. Tương tự, khoai lang HLM có tỷ lệ thu hồi tinh bột thấp nhất nhưng hàm lượng tinh bột thấp nhất lại thuộc về khoai lang NGL. Kết quả này đã chứng minh rằng hàm lượng tinh bột cao trong củ tươi không quyết định tỷ lệ tinh bột chiết xuất được lớn [220].

Như vậy, trong trường hợp để chọn được giống khoai lang cho hiệu quả thu hồi tinh bột cao, ngoài năng suất thu hoạch của các giống khoai lang và hàm lượng tinh bột của chúng thì tỷ lệ chiết xuất của tinh bột là một tiêu chí quan trọng cần được kể đến.

3.1.2. Thành phần amylose của tinh bột các giống khoai lang Việt Nam

Hàm lượng amylose có tác động quan trọng đến cấu trúc cũng như ứng dụng của tinh bột khoai lang. Kết quả phân tích thành phần amylose của các tinh bột khoai lang được trình bày trong Bảng 3.2.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu quá trình thuỷ phân tinh bột khoai lang bằng phương pháp enzyme tạo tinh bột tiêu hoá chậm và isomaltooligosaccharide nhằm ứng dụng trong thực phẩm (Trang 74 - 75)