Nhu cầu đối với công việc của người lao động tại công ty cổ phần xây

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển thương mại Hà An (Trang 56 - 58)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty cổ phần xây

3.2.1. Nhu cầu đối với công việc của người lao động tại công ty cổ phần xây

và phát triển thương mại Hà An

Qua thời gian làm việc tại công ty Hà An, tác giả nhận thấy công ty chƣa tiến hành các hoạt động xác định nhu cầu của ngƣời lao động làm căn cứ để xây dựng các biện pháp tạo động lực cho ngƣời lao động thông qua việc thỏa mãn nhu cầu.

Quan điểm của công ty Hà An đối với công tác tạo động lực cho ngƣời lao động rất chung chung, đó là thực hiện tốt các chính sách quản trị nguồn nhân lực, phấn đấu nâng cao tiền lƣơng, cung cấp các chế độ đãi ngộ để thu hút và duy trì đội ngũ nhân lực là sẽ tạo động lực cho ngƣời lao động. Theo nhƣ học thuyết nhu cầu của Maslow thì mỗi ngƣời tại mỗi thời điểm có những nhu cầu khác nhau và mức độ ƣu tiên của những nhu cầu cũng khác nhau. Nhƣ vậy, không tiến hành xác định nhu cầu của ngƣời lao động thì các biện pháp đƣa ra sẽ không tập trung vào thỏa mãn đƣợc mong muốn, nhu cầu của ngƣời lao động dẫn đến không những không tạo đƣợc động lực nhƣ mục tiêu đề ra mà có thể còn gây lãng phí nguồn lực.

Mặt khác, do không tiến hành xác định nhu cầu của ngƣời lao động nên công ty Hà An không nhận thấy đƣợc nhu cầu nào đang là nhu cầu cấp bách của phần lớn ngƣời lao động trong công ty, nhu cầu của từng nhóm đối tƣợng ngƣời lao động ví dụ nhƣ nhu cầu của ngƣời quản lý, nhu cầu của nhân viên. Vì vậy các biện pháp của công ty đƣa ra còn chung chung, áp dụng cho mọi ngƣời lao động mà chƣa có sự sắp xếp, thứ tự ƣu tiên áp dụng biện pháp nào trƣớc, biện pháp nào sau, với mỗi loại đối tƣợng thì áp dụng những biện pháp nào.

Để xem xét các biện pháp tạo động lực của công ty đã đáp ứng đúng các thứ tự ƣu tiên về nhu cầu của ngƣời lao động hay chƣa, thông qua điều tra bằng bảng hỏi với mẫu điều tra theo bảng tác giả đã tiến hành xác định nhu cầu theo cấp độ từ thấp đến cao của ngƣời lao động. Thuyết nhu cầu của Maslow khi áp dụng thực tế tại công ty Hà An nhƣ sau:

ảng 3.3. Tháp nhu cầu của Maslow áp dụng tại công ty Hà An Loại nhu cầu theo thuyết

nhu cầu của Maslow Các yếu tố áp dụng thực tế tại công ty Hà An

1. Nhu cầu sinh lý Tiền lƣơng, thƣởng, thu nhập từ công việc, chính sách phúc lợi của công ty

2. Nhu cầu an toàn Điều kiện làm việc an toàn, sự ổn định trong công việc 3. Nhu cầu xã hội Mối quan hệ với đồng nghiệp, khách hàng, lãnh đạo 4. Nhu cầu đƣợc tôn trọng Vị trí trong công ty, sự ghi nhận của lãnh đạo, khen

thƣởng các thành tích đạt đƣợc 5. Nhu cầu đƣợc hoàn thiện

và thể hiện mình

Sự chủ động trong công việc, đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ, khả năng thăng tiến trong công việc

(Nguồn: Học viên khảo sát, 2015)

Để đánh giá chính xác công tác tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty Hà An, tác giả đã tiến hành điều tra nhu cầu của ngƣời lao động tại công ty thông qua phiếu khảo sát nhu cầu nào quan trọng nhất và thu đƣợc kết quả nhƣ sau:

ảng 3.4: ảng đánh giá mức độ ƣu tiên các nhu cầu theo thuyết nhu cầu của Maslow tại công ty Hà An

STT Các tiêu chí đánh giá Mức độ ƣu tiên

(1) (2) (3) (4) (5)

1 Nhu cầu sinh lý (tiền lƣơng, thƣởng,

chính sách phúc lợi của công ty….) 0 0 0 0 32 2 Nhu cầu an toàn (điều kiện làm việc, an

toàn, sự ổn định….) 0 1 5 26 0

3 Nhu cầu xã hội (các mối quan hệ với khách

hàng, đồng nghiệp, lãnh đạo….) 2 3 22 5 0

4 Nhu cầu đƣợc tôn trọng (khen ngợi, thành

tích, động viên, ghi nhận…) 3 25 4 0 0

5 Nhu cầu tự hoàn thiện (nâng cao hình ảnh bản

thân, đƣợc đào tạo, cơ hội thăng tiến….) 27 3 1 1 0

(1. Rất không ưu tiên; 2.Không ưu tiên; 3.Bình thường; 4.Ưu tiên; 5.Rất ưu tiên) Nguồn: học viên khảo sát, 2015

Qua số liệu bảng trên cho thấy, hiện nay nhu cầu sinh lý về mức thu nhập cao và thỏa đáng đƣợc ngƣời lao động đánh giá là nhu cầu quan trọng nhất đối với họ, tiếp đến là nhu cầu an toàn về công việc ổn định và điều kiện lao động tốt. Theo nhƣ Maslow thì đây là những nhu cầu bậc thấp, trong khi đó những nhu cầu bậc cao đƣợc ngƣời lao động đánh giá tầm quan trọng đối với họ ở mức thấp. Nhƣ vậy, qua các số liệu trên chứng tỏ rằng những nhu cầu bậc thấp của ngƣời lao động vẫn chƣa đƣợc thỏa mãn nên để tạo động lực cho ngƣời lao động tại công ty Hà An trong thời gian tới cần hƣớng vào các biện pháp thỏa mãn các nhu cầu mà ngƣời lao động đang cho là quan trọng nhất đối với họ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tạo động lực cho người lao động tại Công ty cổ phần xây dựng và phát triển thương mại Hà An (Trang 56 - 58)