1.2 Cơ sở lý luận về quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần
1.2.5. Nội dung quản lý vốn nhà nước tại các Công ty cổ phần
Trong phạm vi nghiên cứu luận văn, tác giả tiếp cận nội dung quản lý vốn nhà nƣớc tại các công ty cổ phần theo mô hình gián tiếp nhƣ đã trình bày tại phần trên. Theo đó, đại diện chủ sở nhà nƣớc góp vốn vào một tổ chức kinh tế; tổ chức kinh tế này tiếp tục góp vốn vào công ty cổ phần. Do đó, nội dung công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại công ty cổ phần chủ yếu tập trung vào góc độ quản lý nhà nƣớc giữa tổ chức kinh tế góp vốn và công ty cổ phần nhận vốn góp. Về phía tổ chức kinh tế góp vốn gồm công tác lựa chọn và cử ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc, công tác giám sát hoạt động của công ty cổ phần có vốn góp. Về phía công ty cổ phần có vốn góp của nhà nƣớc là công tác đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung, hiệu quả sử dụng vốn sử dụng vốn nhà nƣớc nói riêng.
Chủ thể của công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại các công ty cổ phần là nhà nƣớc hoặc các doanh nghiệp nhà nƣớc, tập đoàn kinh tế nhà nƣớc góp vốn vào các công ty cổ phần, tiến hành quản lý thông qua ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc. Do đó, công tác quản lý nhà nƣớc đƣợc thực hiện thông qua ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc và thông qua doanh nghiệp nhà nƣớc, tập đoàn kinh tế nhà nƣớc góp vốn.
1.2.5.1 Ban hành quy định về quản lý vốn nhà nước tại Công ty cổ phần
Ban hành các quy định về quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cố phần là công tác cần thiết để các chủ thể quản lý và đối tƣợng quản lý có cơ sở để thực hiện trong quá trình quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh. Đối với chủ thể quản lý là các cơ quan quản lý nhà nƣớc hoặc các tổ chức kinh tế đƣợc nhà nƣớc giao đại diện chủ sở hữu góp vốn vào các công ty cổ phần, các quy định của pháp luật là căn cứ để thực hiện công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Công ty cổ phần có vốn góp của nhà nƣớc. Đối với đối tƣợng quản lý là các Công ty cổ phần có vốn góp của nhà nƣớc, các quy định của pháp luật là căn cứ để doanh nghiệp tuân thủ, đảm bảo công tác sử dụng vốn của doanh nghiệp theo đúng định hƣớng của nhà nƣớc.
Để có căn cứ quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần, Nhà nƣớc ban hành các quy định của pháp luật để tác động vào doanh nghiệp. Trong thời kỳ kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp, nhà nƣớc can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh
nghiệp bằng mệnh lệnh hành chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thị trƣờng và nền kinh tế nƣớc ta đang ngày càng hội nhập vào nền kinh tế thế giới, Nhà nƣớc cần ban hành các quy định quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần đảm bảo nguyên bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, nghĩa là nhà nƣớc không can thiệp trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp mà quản lý theo hƣớng nhà nƣớc điều chỉnh thị trƣờng, thị trƣờng điều chỉnh doanh nghiệp. Các quy định của pháp luật liên quan đến công tác quản lý vốn nhà nƣớc gồm các văn bản quy phạm pháp luật nhƣ Luật về quản lý vốn nhà nƣớc, các Nghị định quy định cụ thể, các thông tƣ hƣớng dẫn.
Trong trƣờng hợp quy định mang tính cƣỡng bức hành chính, không phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, Công ty cổ phần có vốn góp của nhà nƣớc sẽ không thể cạnh tranh đƣợc với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế tƣ nhân, dẫn tới vốn nhà nƣớc không đƣợc phát triển, doanh nghiệp sẽ lâm vào tình trạng làm ăn thua lỗ, đời sống ngƣời lao động gặp khó khăn, doanh nghiệp sẽ không thực hiện đƣợc mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội của nhà nƣớc. Ngƣợc lại, khi có quy định thiếu chặt chẽ, không gắn với trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ dân tới chính sách phát triển kinh tế nhà nƣớc bị chính doanh nghiệp lợi dụng, gây ra tình trạng tham ô, tham nhũng trong Công ty cổ phần có vốn góp của nhà nƣớc.
Do vậy, các quy định quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần cần đƣợc xây dựng phù hợp với quy luật của thị trƣờng, tạo hành lang thông thoáng trong hoạt động của doanh nghiệp nhƣng cũng gắn liền với trách nhiệm để Công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nƣớc có thể cạnh tranh lành mạnh với các thành phần kinh tế khác nhƣng cũng không để xảy ra tình trạng thiếu trách nhiệm dẫn tới mất vốn nhà nƣớc đã góp vào doanh nghiệp.
Ngoài ra, quy định của nhà nƣớc cũng cần xác định rõ quyền và trách nhiệm của từng cấp, từng tập thể, từng cá nhân đối với công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại các công ty cổ phần.
Hiện nay, để đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, Nhà nƣớc giao cho ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc tại các Công ty cổ phần, ngƣời đại diện vốn thực hiện quản lý phần vốn góp này, tiến hành biểu quyết đối với các hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, nhà nƣớc cần ban hành các quy chế liên quan đến ngƣời đại diện, đảm bảo ngƣời đại diện có đủ quyền gắn liền với trách nhiệm trong hoạt động quản lý phần vốn góp của nhà nƣớc tại công ty cổ phần. Nếu trao quá nhiều quyền cho ngƣời đại diện vốn sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát, buông lỏng quản lý của đơn vị cấp trên đối với đơn vị cấp dƣới. Ngƣợc lại, nếu trao quá ít quyền cho ngƣời đại diện vốn sẽ dẫn đến tình trạng ngƣời đại diện vốn thụ động, kém linh hoạt trong công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại công ty cổ phần, các hành động để bảo vệ quyền, lợi ích của chủ sở hữu nhà nƣớc không đƣợc thực thi kịp thời do thƣờng xuyên phải xin ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên.
Tại các Công ty cổ phần có vốn góp nhà nƣớc, vốn của Công ty đƣợc quản lý bởi hai nhóm cổ đông là cổ đông nhà nƣớc và cổ đông khác nên để đảm bảo thực hiện đúng quy định, chính sách của nhà nƣớc đối với phần vốn góp này, những ngƣời đƣợc đại diện vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần cần thực hiện ban hành các quy định quản lý nội bộ nhƣ quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý đầu tƣ, quy chế quản lý nợ,...Các quy định nội bộ này cần dựa trên các quy định của nhà nƣớc về quản lý vốn để ban hành, đảm bảo đúng định hƣớng quản lý và phát huy hiệu quả sử dụng vốn của công ty cổ phần.
1.2.5.2 Xác định quy mô, tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Công ty cổ phần
Công ty cổ phần có thể được đầu tư vốn khi mới thành l ập hoặc đầu tư bổ sung trong quá trình hoa ̣t đ ộng. Căn cứ vào tình hình thực tế mà nhà nƣớc quyết đi ̣nh góp v ốn dưới hình thƣ́c trƣ̣c tiếp (sử dụng thẳng tƣ̀ ngân sách nhà nước ) hay gián tiếp (thông qua các doanh nghiệp nhà nƣớc, tập đoàn kinh tế nhà nƣớc). Đồng thời, tuỳ thuộc vào tình hình hoạt động của công ty cổ phần, chính sách kinh tế, mục tiêu chính trị, xã hội mà nhà nƣớc có thể tăng, giảm quy mô, tỷ lệ vốn góp của nhà nƣớc tại Công ty cổ phần.
Trong điều kiện kinh tế thị trƣờng, việc mở rộng quy mô kinh doanh đã dẫn tới nhu cầu tăng vốn kinh doanh ngoài vốn đầu tƣ đã bỏ ra ban đầu của các doanh nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu vốn tăng thêm mỗi doanh nghiệp, tùy theo loại hình kinh doanh và các điều kiện cụ thể (nhƣ lĩnh vực kinh doanh, chiến lƣợc phát triển,
chiến lƣợc đầu tƣ của doanh nghiệp.) mà sẽ có phƣơng thức huy động vốn khác nhau. Doanh nghiệp cần xem xét và đánh giá đƣợc các phƣơng thức huy động vốn để từ đó chọn đƣợc hình thức tài trợ phù hợp với doanh nghiệp của mình.
Huy động vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu doanh nghiệp
Đối với mọi loại hình doanh nghiệp nói chung và với công ty CTCP nói riêng, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận chủ yếu: Vốn góp ban đầu; Lợi nhuận không chia. Trên cơ sở đó, muốn huy động vốn chủ sở hữu, doanh nghiệp sẽ huy động vốn thông qua tăng vốn góp ban đầu, bổ sung vốn từ lợi nhuận giữ lại khi doanh nghiệp kinh doanh có lãi.
Huy động vốn qua tăng vốn góp ban đầu: Khi doanh nghiệp đƣợc thành lập, bao giờ chủ doanh nghiệp cũng phải có một số vốn góp nhất định. Số vốn này chính là số vốn góp ban đầu. Vốn góp ban đầu là tiền đề để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời cũng là nền tảng cho khả năng huy động vốn từ các nguồn lực khác của doanh nghiệp. Số vốn này có thể đƣợc bổ sung hoặc rút đi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Huy động vốn bổ sung từ lợi nhuận không chia: Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì doanh nghiệp sẽ có những điều kiện thuận lợi để tăng trƣởng nguồn vốn. Nguồn vốn tích lũy từ lợi nhuận không chia là bộ phận đƣợc sử dụng để tái đầu tƣ, mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tự tài trợ bằng lợi nhuận không chia - nguồn vốn nội bộ là một hình thức tạo nguồn tài chính quan trọng và khá hấp dẫn của các doanh nghiệp, vì doanh nghiệp giảm đƣợc chi phí, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài. Rất nhiều doanh nghiệp coi trọng chính sách tái đầu tƣ từ lợi nhuận để lại, họ đặt ra mục tiêu phải có một khối lƣợng lợi nhuận để lại đủ lớn để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng tăng.
Các phƣơng thức huy động vốn nợ của doanh nghiệp
Vốn nợ khi doanh nghiệp biết sử dụng để kinh doanh lãi thì sẽ giảm đƣợc một phần thuế phải đóng. Mặt khác, các doanh nghiệp cần vốn mà không có khả năng huy động vốn chủ sở hữu thì cách duy nhất là huy động vốn nợ. Để huy động vốn
cho quá trình sản xuất - kinh doanh, doanh nghiệp có thể huy động vốn nợ từ các nguồn: Tín dụng ngân hàng, tín dụng thƣơng mại, phát hành trái phiếu, tín dụng thuê mua.
Với những phân tích nhƣ trên, trong công tác quản lý vốn nhà nƣớc, khi xác định quy mô, tỷ lệ vốn góp của nhà nƣớc, trƣớc tiên cần căn cứ vào nhu cầu vốn lƣu động của công ty cổ phần để xác định vốn lƣu động doanh nghiệp bị thiếu.
1.2.5.3. Quản lý sử dụng vốn của Công ty cổ phần
Khi đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào công ty cổ phần, để bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc, hoạt động kiểm tra, giám sát cần đƣợc tiến hành nghiêm túc và thƣờng xuyên. Hoạt động giám sát nhằm kiểm tra, đánh giá hoạt động của công ty cổ phần, đảm bảo phù hợp với chiến lƣợc đầu tƣ vốn nhà nƣớc, phù hợp với chính sách của nhà nƣớc khi góp vốn vào công ty cổ phần.
Giám sát sƣ̉ du ̣ng vốn nhà nước t ại công ty cổ phần là một nội dung quan trọng của hoạt đ ộng giám sát tài chính- một bộ phận của giám sát công ty c ổ phần có vốn góp nhà nước, đó là việc theo dõi kiểm tra của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý nhằm hướng các hoa ̣t đ ộng của khách thể quản lý theo đúng mục tiêu mà chủ thể quản lý đã lƣ̣a cho ̣n , phủ hợp với quy chế pháp lu ật hiện hành. Giám sát sƣ̉ du ̣ng vốn nhà nước vƣ̀a là yêu cầu khách quan , vƣ̀a xuất phát tƣ̀ chƣ́c năng quản lý nhà nước với doanh nghi ệp, vƣ̀a do yêu cầu bảo v ệ lợi ích của nhà nƣớc với tƣ cách là chủ sở hƣ̃u.
Khi hoạt động giám sát đƣợc tiến hành thƣờng xuyên sẽ phát hiện ra những bất cập, thậm chí các sai phạm trong công tác sử dụng vốn nhà nƣớc nhằm đƣa ra những hành động kịp thời để điều chỉnh, ngăn chặn hành vi bất lợi của doanh nghiệp có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc. Trƣờng hợp giám sát không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên, nghiêm túc, doanh nghiệp có thể có những hoạt động sử dụng vốn kém hiệu quả; trong nhiều trƣờng hợp, ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc cố ý thực hiện những hành vi sai trái, thậm chí vi phạm pháp luật trong công tác sử dụng vốn nhằm tham ô, trục lợi cá nhân. Do đó, công tác giám sát sử dụng vốn nhà nƣớc tại công ty cổ phần đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt
động đầu tƣ, góp vốn nhà nƣớc vào công ty cổ phần. Hoạt động giám sát là trách nhiệm của tổ chức kinh tế góp vốn vào công ty cổ phần và đại diện chủ sở hữu. Các tổ chức, đơn vị này chịu trách nhiệm trƣớc nhà nƣớc về công tác bảo toàn và phát triển vốn.
Nội dung hoạt động giám sát vốn nhà nƣớc tại công ty cổ phần đã đƣợc quy định tại Thông tƣ 200/2015/TT-BTC ngày 15 tháng 12 năm 2015 của Bộ Tài chính, bao gồm: giám sát tình hình sản xuất kinh doanh; giám sát hiệu quả đầu tƣ vốn; giám sát khả năng thanh toán nợ đến hạn, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu; việc chuyển nhƣợng vốn đã đầu tƣ.
Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm đánh giá tính phù hợp của việc đầu tƣ vốn nhà nƣớc theo mục tiêu và phạm vi đầu tƣ vốn nhà nƣớc, đánh giá tính tuân thủ về trình tự, thủ tục, theo từng trƣờng hợp cụ thể về thẩm quyền quyết định thành lập doanh nghiệp, thẩm quyền quyết định chủ trƣơng và quyết định đầu tƣ vốn nhà nƣớc; đánh giá nguồn vốn, cân đối kế hoạch nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn nhà nƣớc để đầu tƣ; đánh giá, so sánh chỉ tiêu hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc thành lập giữa thực tế với Đề án: Thành lập doanh nghiệp nhà nƣớc; Bổ sung vốn điều lệ đối với doanh nghiệp nhà nƣớc đang hoạt động; Bổ sung vốn nhà nƣớc tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Mua lại một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Trƣờng hợp hiệu quả thực tế thấp hơn hiệu quả trong Đề án, cơ quan đại diện chủ sở hữu phải giải thích nguyên nhân và đề xuất giải pháp; đánh giá việc thực hiện quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc đầu tƣ vốn nhà nƣớc.
Để thực hiện giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nƣớc, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn; giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nƣớc tại doanh nghiệp; giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; giám sát chấp hành pháp luật về đầu tƣ, quản lý và sử dụng vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp; giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp, cơ cấu lại vốn của doanh nghiệp đầu tƣ tại công ty con, công ty
liên kết; giám sát thực hiện chế độ tiền lƣơng, thù lao, tiền thƣởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với ngƣời lao động, ngƣời quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, ngƣời đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động.
Doanh nghiệp phải lập báo cáo phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trên cơ sở Báo cáo giám sát tài chính của từng doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu tổng hợp và lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu, đồng thời lập Báo cáo kết quả giám sát tài chính. Báo cáo kết quả giám sát tài chính đƣợc gửi cho Bộ Tài chính kèm theo Báo cáo giám sát tài chính của từng