Công tác xác định quy mô, tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Công ty cổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn nhà nước tại công ty cổ phần đầu tư bảo việt (Trang 64 - 73)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần đầu tƣ Bảo Việt gia

3.2.2 Công tác xác định quy mô, tỷ lệ vốn góp nhà nước tại Công ty cổ

tư Bảo Việt

Trong giai đoạn 2013-2015, quy mô vốn, cổ đông góp vốn và tỷ lệ vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt không có thay đổi, thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.2: Quy mô vốn điều lệ và tỷ lệ vốn góp của Nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt giai đoạn 2013-2015

TT Tên cổ đông Giá trị vốn góp (tỷ đồng) Tỷ lệ vốn góp (%) Tỷ lệ vốn góp của nhà nƣớc (%) 2013 2014 2015

1 Tập đoàn Bảo Việt 110 110 110 55% 55%

2 Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt

40 40 40 20% 20%

3 Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ 40 40 40 20% 20% 4 Công ty cổ phần ICT Việt Nam 10 10 10 5% 0% Tổng cộng 200 200 200 100% 95%

(Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của Công ty)

Các cổ đông của Công ty chủ yếu là các Tập đoàn, Công ty có vốn góp nhà nƣớc; trong đó:

Tập đoàn Bảo Việt là tập đoàn tài chính bảo hiểm hàng đầu của Việt Nam, cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nƣớc đối với Tập đoàn Bảo Việt là Bộ Tài chính. Tập đoàn Bảo Việt thực hiện đầu tƣ vốn vào các công ty con, các công ty liên kết, chủ yếu trong ngành tài chính, bảo hiểm, chứng khoán, quản lý quỹ, ngân hàng và bất động sản.

Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt là công ty con của Tập đoàn Bảo Việt, 100% vốn điều lệ (2.000 tỷ đồng) thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt. Tổng công ty Bảo hiểm Bảo Việt hoạt động kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ, cung cấp các dịch vụ, gói sản phẩm bảo hiểm đa dạng nhƣ bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm công trình, bảo hiểm tài sản. Tổng công ty bảo hiểm Bảo Việt có mạng lƣới hoạt động tại tất cả các tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ là công ty con của Tập đoàn Bảo Việt, 100% vốn điều lệ (2.000 tỷ đồng) thuộc sở hữu của Tập đoàn Bảo Việt. Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, cung cấp các dịch vụ, gói sản phẩm bảo hiểm nhân thọ đa dạng nhƣ bảo hiểm sức khoẻ, tính mạng con ngƣời. Tổng công ty Bảo Việt Nhân Thọ có mạng lƣới hoạt động tại tất cả các tỉnh, thành phố của Việt Nam.

Công ty cổ phần ICT Việt Nam là công ty tƣ nhân, không có vốn góp của Nhà nƣớc. Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tƣ và xây lắp bất động sản.

Qua bảng số liệu tổng hợp cho thấy, công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty chƣa xác định đƣợc nhu cầu vốn cần thiết, từ đó có các giải pháp để tăng hoặc giảm vốn cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.

3.2.3 Quản lý sử dụng vốn Nhà nước tại Công ty cổ phần Đầu tư Bảo Việt

3.2.3.1 Bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước

Để đánh giá hiệu quả công tác bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt, tác giả tiến hành phân tích hệ số bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc của Công ty.

Bảng 3.3: Vốn chủ sở hữu và hệ số bảo toàn và phát triển vốn của Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt giai đoạn 2013-2015

TT Chỉ tiêu 2013 2014 2015

1 Vốn chủ sở hữu của Công ty (tỷ đồng) 214,010 229,337 246,501

2 Tỷ lệ vốn nhà nƣớc 95% 95% 95%

3 Vốn sở hữu Nhà nƣớc tại Công ty ((3)= (1)x(2))

203,305 217,870 234,176

4 Hệ số bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc (H)

1,070 1,072 1,075

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty qua các năm)

Qua bảng phân tích hệ số bảo toàn và phát triển vốn Nhà nƣớc (H) nêu trên, ta có thể nhận thấy, trong giai đoạn 2013-2015, H đều lớn hơn 1 và có xu thế tăng qua các năm. Nhƣ vậy, vốn Nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt đƣợc bảo toàn và phát triển qua các năm 2013 - 2015. Điều này có nghĩa là, vốn nhà nƣớc do các cổ đông góp vào Công ty không bị mất đi, đồng thời còn đƣợc phát triển.

Nguyên nhân do trong giai đoạn 2013 - 2015 Công ty thực hiện một số dự án bất động sản có hiệu quả tốt nhƣ dự án phân phối toà nhà chung cƣ cao tầng CT2 tại Khu đô thị Thành phố giao lƣu quận Bắc Từ Liêm, đầu tƣ dự án khu biệt thự thấp tầng TT1, TT2, TT3 tại Khu đô thị Thành phố giao lƣu; lợi nhuận thu đƣợc từ các dự án này phù hợp với chi phí vốn đầu tƣ, không có dự án bị lỗ nên vốn đã đƣợc bảo toàn và phát triển.

3.2.3.2. Chỉ tiêu doanh thu

Chỉ tiêu doanh thu là chỉ tiêu quan trọng cần phân tích trƣớc tiên, thông qua chỉ tiêu doanh thu ta có thể đánh giá đƣợc tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Ngoài chỉ tiêu doanh thu tuyệt đối nhƣ đã trình bày trong Bảng 3.1 về kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2013 - 2015, tác giả tập trung phân tích chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng doanh thu của công ty và so sánh với tốc độ tăng trƣởng doanh thu trung bình của ngành bất động sản.

Thông qua phân tích tốc độ tăng trƣởng doanh thu của Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt và so sánh với tốc độ tăng trƣởng doanh thu ngành bất động sản, ta có thể đánh giá đƣợc hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn nhà nƣớc của Công ty.

Trong trƣờng hợp tốc độ tăng trƣởng doanh thu của Công ty cao hơn hoặc bằng tốc độ tăng trƣởng doanh thu trung bình của ngành, ta có thể kết luận vốn nhà nƣớc tại Công ty đƣợc sử dụng hiệu quả. Ngƣợc lại, trong trƣờng hợp tốc độ tăng trƣởng doanh thu của Công ty thấp hơn tốc độ tăng trƣởng doanh thu của ngành, ta có thể nhận xét vốn nhà nƣớc tại Công ty chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả.

Bảng 3.4: So sánh tốc độ tăng trƣởng doanh thu của Công ty CP Đầu tƣ Bảo Việt với trung bình ngành bất động sản giai đoạn 2013 -2015

TT Doanh nghiệp Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Trung bình

2013-2015

1 Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt

27% 58% -2% 28%

2 Trung bình ngành 36% 30% 18% 28%

Đánh giá Thấp hơn Cao hơn Thấp hơn Bằng

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Công ty và Báo cáo tổng hợp của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Cây Cầu Vàng - GBIC)

Qua bảng so sánh ở bảng 3.4, ta có thể nhận xét:

Trong năm 2013, tốc độ tăng trƣởng doanh thu của Công ty đạt 27%, thấp hơn tốc độ tăng trƣởng doanh thu trung bình của ngành bất động sản là 36%. Điều này phản ánh năm 2013, vốn nhà nƣớc tại Công ty đƣợc sử dụng kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Nguyên nhân: Do ngành bất động sản có chu kỳ ghi nhận doanh thu thƣờng trên một năm nên các sản phẩm, dự án do Công ty đầu tƣ, kinh doanh chƣa đƣợc xuất bán toàn bộ trong năm, dẫn đến chỉ tiêu tăng trƣởng doanh thu còn thấp.

Trong năm 2014, tốc độ tăng trƣởng doanh thu của Công ty đạt 58%, cao hơn tốc độ tăng trƣởng doanh thu trung bình của ngành bất động sản là 30%. Điều này phản ánh năm 2014, vốn nhà nƣớc tại Công ty đƣợc sử dụng hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành. Nguyên nhân: Các sản phẩm, dự án bất động

sản do Công ty đầu tƣ từ các năm trƣớc đã hoàn thành và xuất bán cho khách hàng. Ngoài ra, trong năm Công ty cũng đẩy mạnh hoạt động mua đi bán lại căn hộ chung cƣ đã đủ điều kiện mua bán tại Dự án CT2 - Khu đô thị thành phố giao lƣu, đây là dự án kinh doanh có chu kỳ ngắn, đƣợc Công ty mua và bán lại ngay trong năm nên vòng quay vốn đầu tƣ ngắn. Do đó, chỉ tiêu tăng trƣởng doanh thu năm 2014 của Công ty cao hơn trung bình của ngành.

Trong năm 2015, doanh thu của Công ty không đƣợc tăng trƣởng, ở mức thấp so với trung bình của ngành. Điều này cho thấy vốn nhà nƣớc tại Công ty đƣợc sử dụng kém hiệu quả. Nguyên nhân: Công ty chƣa xây dựng đƣợc phƣơng án đầu tƣ, doanh thu chủ yếu trong năm đƣợc chuyển tiếp từ các dự án bất động sản trong các năm trƣớc nhƣ dự án khu biệt thự thấp tầng TT1, TT2, TT3 - Khu đô thị Thành phố giao lƣu. Do không có dự án đầu tƣ mới nên tăng trƣởng doanh thu của Công ty ở mức âm.

Mặc dù có sự biến động và có sự khác biệt về tốc độ tăng trƣởng doanh thu qua các năm nhƣng trong giai 2013-2015, tốc độ tăng trƣởng doanh thu của Công ty trong giai đoạn 2013-2015 đã đạt đƣợc mức 28%, bằng tốc độ tăng trƣởng doanh thu bình quân của ngành bất động sản.

Thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng doanh thu, ta có thể kết luận, trong giai đoạn 2013 - 2015, vốn nhà nƣớc tại Công ty đã đƣợc sử dụng hiệu quả.

3.2.3.3 Chỉ tiêu lợi nhuận:

Chỉ tiêu lợi nhuận là chỉ tiêu hết sức quan trọng cần phân tích trong hoạt động quản lý vốn nhà nƣớc tại công ty cổ phần. Đối với doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần có vốn góp của nhà nƣớc nói riêng, lợi nhuận đều là mục tiêu theo đuổi của doanh nghiệp vì lợi nhuận là cơ sở để phân chia cổ tức cho các cổ đông hiện hữu của công ty, để thu hút các nhà đầu tƣ mới, là một nguồn vốn tích luỹ quan để mở rộng quy mô công ty.

Nhƣ tác giả đã trình bày tại Bảng 3.1, lợi nhuận của Công ty năm 2013 đạt 15.326,9 triệu đồng, năm 2014 đạt 17.164,3 triệu đồng, năm 2015 chỉ đạt 257,8 triệu đồng. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận tuyệt đối, tác giả nhận thấy lợi nhuận của Công ty có sự biến động tăng giảm qua các năm trong giai đoạn 2013-2014.

Tuy nhiên, để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của công ty nói chung, của phần vốn nhà nƣớc nói riêng, tác giả tiến hành so sánh tỷ suất lợi nhuận sau thuế (LNST) trên doanh thu của Công ty với tốc độ tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu trung bình của ngành bất động sản. Tỷ suất này càng cao, hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc càng cao.

Trƣờng hợp tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty cao hơn hoặc bằng tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của ngành, vốn nhà nƣớc tại Công ty đƣợc sử dụng hiệu quả. Trƣờng hợp tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của Công ty thấp hơn tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu của ngành, vốn nhà nƣớc tại Công ty chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả.

Bảng 3.5 : So sánh tỷ LNST/Doanh thu của Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt với tỷ suất LNST/Doanh thu của ngành bất động sản giai đoạn 2013-2015

TT Doanh nghiệp Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Trung bình 2013-2015

1 Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt

7,9% 5,6% 0,09% 4,5%

2 Trung bình ngành 20% 10% 11% 13,7%

Đánh giá Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn Thấp hơn

(Nguồn: Báo cáo tài chính qua các năm của Công ty và Báo cáo tổng hợp của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Cây Cầu Vàng - GBIC)

Qua so sánh tại bảng 3.5, tác giả nhận xét:

Trong năm 2013, tỷ suất LNST/Doanh thu của Công ty đạt 7,9%, thấp hơn so với trung bình của ngành là 20%.

Trong năm 2014, tỷ suất LNST/Doanh thu của Công ty đạt 5,6%, thấp hơn so với trung bình của ngành là 10%.

Trong năm 2015, tỷ suất LNST/Doanh thu của Công ty chỉ đạt ở mức 0,09%, thấp hơn rất nhiều so với trung bình của ngành là 11%.

Trong giai đoạn 2013-2015, tỷ suất LNST/Doanh thu của Công ty là 4,5% còn của ngành là 13,7%. Nhƣ vậy, vốn nhà nƣớc tại Công ty chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả. Nguyên nhân: Công ty mới tham gia vào thị trƣờng bất động sản nên hiệu quả

tỷ suất sinh lời trên doanh thu cao. Ngoài ra, do còn hạn chế về năng lực quản trị nên trong năm 2015, Công ty phải gánh chịu thêm khoản chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi là 18.994 triệu đồng từ hoạt động xây lắp công trình bất động sản.

3.2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một chỉ tiêu quan trọng khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt nói riêng. Tỷ suất này càng cao, vốn đƣợc sử dụng càng hiệu quả. Đây là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, đã đƣợc quy định tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp

Tác giả tiến hành tính toán ROE của Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt và so sánh với giá trị trung bình của ngành bất động sản trong giai đoạn 2013-2015. Từ đó, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc tại Công ty

Bảng 3.6 So sánh ROE của Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt với ROE của ngành bất động sản giai đoạn 2013-2015

TT Doanh nghiệp ROE

Năm 2013 ROE Năm 2014 ROE Năm 2015 Trung bình 2013-2015 1 Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt

7,16% 7,48% 0,105% 4,92%

2 Trung bình ngành 11% 6% 7% 8%

Đánh giá Thấp hơn Cao hơn Thấp hơn Thấp hơn

(Nguồn: BCTC của Công ty qua các năm và báo cáo tổng hợp của Công ty cổ phần Tư vấn Đầu tư Cây Cầu Vàng - GBIC)

Qua bảng so sánh, tác giả nhận xét:

Năm 2013, ROE của Công ty là 7,6%, có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu của Công ty chỉ tạo ra đƣợc 7,16 đồng lợi nhuận sau thuế; trong khi ROE trung bình của ngành là 11%, có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra đƣợc 11 đồng lợi nhuận sau thuế. Điều này cho thấy, năm 2013 Công ty sử dụng vốn nói chung và vốn nhà nƣớc nói riêng không hiệu quả bằng mức trung bình của các doanh nghiệp trong cùng ngành bất động sản.

Năm 2014, ROE của Công ty là 7,48%, có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu của Công ty tạo ra đƣợc 7,48 đồng lợi nhuận sau thuế, cao hơn ROE của ngành là 6%, có nghĩa là 100 đồng vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp trong ngành tạo ra đƣợc 6 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy, năm 2014, Công ty sử dụng vốn nói chung, vốn nhà nƣớc nói riêng hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác trong ngành.

Năm 2015, ROE của Công ty chỉ đạt 0,105%, thấp hơn rất nhiều so với ROE của ngành là 7%. Nguyên nhân: Do năm 2015, công ty phải gánh chịu khoản chi phí trích lập dự phòng phải thu khó đòi 18.994 triệu đồng, làm giảm sút nghiêm trọng lợi nhuận sau thuế của Công ty. Điều này cho thấy, năm 2015, Công ty sử dụng vốn kém hiệu quả hơn các doanh nghiệp khác.

Nhƣ vậy, mặc dù ROE của công ty có năm cao hơn, có năm thấp hơn so với ROE của ngành nhƣng trong cả giai đoạn 2013-2015, Công ty sử dụng vốn kém hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác trong ngành; do đó, vốn nhà nƣớc tại Công ty cũng chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả.

3.2.3.5 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA)

Đây là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nói chung, hiệu quả vốn nhà nƣớc tại công ty cổ phần nói riêng. Đây là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp, đã đƣợc quy định tại Nghị định 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 của Chính phủ về giám sát đầu tƣ vốn nhà nƣớc vào doanh nghiệp

Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp, có ý nghĩa một đồng tài sản tạo ra đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao, doanh nghiệp sử dụng tài sản càng hiệu quả và ngƣợc lại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn nhà nước tại công ty cổ phần đầu tư bảo việt (Trang 64 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)