Đánh giá công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần đầu tƣ Bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn nhà nước tại công ty cổ phần đầu tư bảo việt (Trang 73)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Đánh giá công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần đầu tƣ Bảo

Việt giai đoạn 2013 – 2015

3.3.1 Kết quả đạt được

Trong giai đoạn 2013 – 2015, công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần đầu tƣ Bảo Việt đã đạt đƣợc một số kết quả nhƣ sau:

Thứ nhất, Nhà nƣớc đã ban hành các quy định về quản lý vốn nhà nƣớc tại

các doanh nghiệp, trong đó có các công ty cổ phần có vốn góp của nhà nƣớc nhƣ Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt. Điều này đã tạo hành lang pháp lý, làm căn cứ cho công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty. Do đó, hoạt động quản lý nhà nƣớc từ giai đoạn xác định lĩnh vực góp vốn, quy mô vốn góp, tỷ lệ góp vốn của nhà nƣớc đến giai đoạn tổ chức đánh giá hiệu quả, kiểm tra giám sát đƣợc thực thi theo đúng định hƣớng quản lý nhà nƣớc.

Thứ hai, Công ty đã xây dựng và ban hành đƣợc một số quy chế quản lý nội

bộ để quản lý vốn góp nhà nƣớc nhƣ quy chế quản lý tài chính, quy chế trả lƣơng, trả thƣởng. Điều này đã góp phần thực hiện hoạt động quản lý vốn nhà nƣớc đã góp vào Công ty.

Thứ ba, trong giai đoạn 2013 - 2015, vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu

tƣ Bảo Việt đã đƣợc bảo toàn và phát triển trong giai đoạn 2013-2015, nguồn vốn vốn góp của Nhà nƣớc tại công ty không bị thâm hụt. Công ty đã phát triển đƣợc phần vốn của Nhà nƣớc, có tích luỹ lợi nhuận sau thuế để đầu tƣ, mở rộng sản xuất. Điều này góp tạo thuận lợi khi bán bớt phần vốn góp của nhà nƣớc trong trƣờng hợp có quyết định của cổ đông nhà nƣớc theo chủ trƣơng của Đảng và chính sách Chính phủ.

Bên cạnh đó, mặc dù giai đoạn 2013-2015, do diễn biến bất lợi của nền kinh tế và ngành bất động sản rơi vào giai đoạn suy thoái theo chu kỳ nhƣng công ty vẫn sử dụng vốn nhà nƣớc để kinh doanh, mở rộng sản xuất, biểu hiện ở chỉ tiêu doanh thu của Công ty có xu thế tăng trƣởng; Công ty vẫn cân đối đƣợc các khoản chi phí sản xuất kinh doanh để đảm bảo tiền lƣơng và đời sống cho ngƣời lao động.

3.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt còn một số hạn chế cần khắc phục nhƣ sau:

Thứ nhất, Công ty còn thiếu các quy chế nội bộ để quản lý vốn nhà nƣớc. Tập đoàn Bảo Việt là đơn vị quản lý cấp trên chƣa ban hành quy chế kiểm tra giám sát của Tập đoàn đối với Công ty, chƣa xây dựng đƣợc chƣơng trình kiểm tra. Do đó, công tác kiểm tra giám sát hoạt động sử dụng vốn nhà nƣớc chƣa đƣợc thực hiện. Bên cạnh đó, mặc dù Tập đoàn Bảo Việt đã ban hành quy chế ngƣời đại diện, quy định tiêu chuẩn, quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc tại Công ty nhƣng chƣa tiến hành công tác đánh giá, xếp loại ngƣời đại diện vốn để làm căn cứ luân chuyển, tái cử ngƣời đại diện vốn cho phù hợp với năng lực của ngƣời đại diện vốn và yêu cầu công tác.

Công ty chƣa ban hành các quy chế quản trị nội bộ để kiểm soát các rủi ro nhƣ quy chế quản lý hợp đồng, quy chế tài chính.

Thứ hai, Công ty chƣa xác định mục tiêu về quy mô và tỷ lệ vốn góp của nhà

nƣớc. Cơ cấu vốn của Công ty chƣa đƣợc xác lập một cách có cơ sở khoa học, ban lãnh đạo Công ty chƣa từng xác định cơ cấu vốn mục tiêu (trên cơ sở cơ cấu vốn tối

ƣu) mà quy mô VCSH và vốn vay dài hạn hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của Công ty. Khi có nhu cầu vốn đầu tƣ, vốn sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ tìm nguồn VCSH trƣớc (thông qua việc tăng vốn Nhà nƣớc, lợi nhuận giữ lại, huy động vốn cổ đông…) sau đó khi VCSH không đáp ứng đủ nhu cầu vốn thì Công ty sẽ tìm đến các ngân hàng để có đƣợc các khoản vay. Công ty không chủ động xây dựng cho mình một cơ cấu vốn tối ƣu, với xuất phát điểm là xác định đúng và đủ chi phí vốn để tối đa hóa giá trị Công ty. Việc huy động vốn vay từ các nguồn chủ yếu mang tính tình thế, tạm thời bù đắp khi có nhu cầu đầu tƣ mà nguồn VCSH không đáp ứng đủ. Ban lãnh đạo Công ty chƣa thực sự quyết liệt trong việc triển khai kế hoạch tái cơ cấu vốn; chƣa thực sự coi công tác tái cơ cấu nói chung và tái cơ cấu vốn đầu tƣ là hoạt động sống còn đối với công ty, đặc biệt là thực hiện các giải pháp tối ƣu cải thiện hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hồi công nợ, các khoản phải thu; chƣa tạo đƣợc sự quan tâm của nhà đầu tƣ khi thực hiện thông báo thoái vốn tại công ty.

Thứ ba, hiệu quả sử dụng vốn còn thấp. Trong giai đoạn 2013-2015, mặc dù

doanh thu của Công ty có xu hƣớng tăng trƣởng, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhƣ lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đều đạt đƣợc ở mức dƣơng nhƣng khi so sánh với mức bình quân của các doanh nghiệp trong cùng ngành bất động sản thì các chỉ tiêu này của Công ty đều thấp hơn.

Do đó, vốn nhà nƣớc tại Công ty chƣa đƣợc sử dụng thực sự hiệu quả hoặc hiệu quả chỉ đạt ở mức thấp.

Ngoài ra, Công ty cũng chƣa tiến hành các hoạt động phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn nói chung, hiệu quả sử dụng vốn nói riêng và so sánh với các chỉ tiêu bình quân của ngành, từ đó xác định các mục tiêu về hiệu quả sử dụng vốn, xây dựng các giải pháp nhằm đạt mục tiêu đề ra.

3.3.3 Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, các chính sách quản lý Nhà nƣớc về vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp còn thiếu đồng bộ, chậm đƣợc ban hành. Mặc dù sau cổ phần hoá, vốn nhà nƣớc trong các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ tƣơng đối lớn nhƣng đến cuối năm 2014, Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp mới đƣợc ban hành và phải đến cuối năm 2015 các nghị định, thông tƣ quy định hƣớng dẫn luật đối với công tác quản lý ngƣời đại diện vốn, kiểm tra giám sát hoạt động đầu tƣ, sử dụng vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp mới đƣợc ban hành.

Điều này dẫn đến tình trạng công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp trong các năm trƣớc thiếu căn cứ pháp lý để thực hiện, thiếu căn cứ để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc.

Thứ hai, thị trƣờng bất động sản suy thoái bắt đầu từ đầu năm 2011, biểu hiện là lƣợng tồn kho tăng, thanh khoản sụt giảm, các dự án dở dang bị đình trệ, các dự án mới hoãn triển khai do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân thắt chặt tín dụng theo Nghị quyết 01 của chính phủ để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.

Hệ quả của các tác động này hiển nhiên đã ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành bất động sản, đặc biệt các doanh nghiệp mới tham gia vào thị trƣờng bất động sản nhƣ Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt.

3.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Tập đoàn Bảo Việt là đơn vị có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động tài chính nhƣng chƣa có kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh bất động sản. Do đó, Tập đoàn Bảo Việt chƣa có kinh nghiệm quản lý vốn nhà nƣớc đối với Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt, là đơn vị đƣợc Tập đoàn thành lập để kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản. Điều này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty, từ công tác lựa chọn ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc, công tác giám sát và sử dụng vốn nhà nƣớc tại Công ty.

Thứ hai, Công ty là đơn vị mới tham gia hoạt động trong lĩnh vực đầu tƣ bất động sản và xây lắp công trình bất động sản, là những lĩnh vực có nhiều rủi ro, chu kỳ sản xuất dài nên còn thiếu kinh nghiệm, chƣa lƣờng hết đƣợc các rủi ro trong

kinh doanh. Vì vậy, những khó khăn này đã ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty.

Thứ ba, Công ty chƣa xây dựng đƣợc kế hoạch huy động và sử dụng vốn hàng năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh nên các nguồn vốn chƣa đƣợc sử dụng hiệu quả. Bên cạnh đó, các khoản chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn ở mức cao nên đã ảnh hƣởng đến lợi nhuận của công ty và làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc. Ngoài ra, công tác quản lý nợ phải thu của công ty còn nhiều bất cập, dẫn đến nguồn vốn nói chung, vốn nhà nƣớc của công ty bị chiếm dụng trong thời gian dài, điều này cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc.

Chƣơng 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN NHÀ NƢỚC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƢ BẢO VIỆT ĐẾN NĂM 2020 4.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

4.1.1 Bối cảnh mới trong nước về quản lý vốn nhà nước tại các công ty cổ phần có vốn góp của Nhà nước có vốn góp của Nhà nước

Những thập niên vừa qua, công cuộc đổi mới đất nƣớc do Đảng lãnh đạo đã mang lại nhiều thành tựu quan trọng và có ý nghĩa to lớn: kinh tế tiếp tục đƣợc ổn định và phát triển với tốc độ tăng trƣởng đƣợc duy trì ở mức tƣơng đối cao, chính trị đƣợc ổn định, quốc phòng an ninh đƣợc giữ vững, các mục tiêu kinh tế - xã hội về cơ bản luôn đạt đƣợc theo kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc cũng còn tồn tại không ít hạn chế. Hội nghị lần thứ IX Ban chấp hành Trung ƣơng khóa X đã chỉ ra những điểm yếu giai đoạn phát triển 2006 – 2010 bao gồm: chất lƣợng tăng trƣởng, năng suất lao động và hiệu quả thấp; các cân đối vĩ mô chƣa vững chắc, lạm phát và giá cả tăng làm cho đời sống ngƣời dân gặp nhiều khó khăn; nguồn nhân lực dồi dào nhƣng chất lƣợng chƣa đƣợc đáp ứng, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn diễn ra ở nhiều nơi; cơ chế quản lý nền kinh tế còn chƣa hoàn chỉnh và thiếu đồng bộ; điều hành nền kinh tế theo cơ chế thị trƣờng vẫn còn thụ động đã gây ra khó khăn cho các doanh nghiệp.

Về quản lý các doanh nghiệp nhà nƣớc nói chung và doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc nói riêng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020, Đảng cũng nhận diện rõ những vấn đề còn tồn tại thời gian qua: “Kinh tế phát triển chƣa bền vững... quản lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp nói chung còn nhiều yếu kém, việc thực hiện chức năng chủ sở hữu đối với doanh nghiệp Nhà nƣớc còn bất cập”. Nhƣ vậy, nâng cao hiệu quả quản lý vốn tại các CTCP có vốn góp của Nhà nƣớc nói riêng phải thực sự đƣợc chú trọng hơn nữa. Đặc biệt, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đứng trƣớc những bất ổn lớn của kinh tế toàn cầu giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải

vƣơn lên cạnh tranh và làm trụ cột kinh tế trong các lĩnh vực trọng điểm, góp phần tạo thế và lực cho Việt Nam vƣơn ra thị trƣờng thế giới.

4.1.2 Định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nước tại Công ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt đến năm 2020 ty Cổ phần Đầu tư Bảo Việt đến năm 2020

Nhận thức đƣợc vai trò và ý nghĩa của việc hoàn thiện và đổi mới công tác quản lý Nhà nƣớc đối với vốn Nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt, tác giả tiến hành đề xuất định hƣớng quản lý:

Thứ nhất, Quản lý vốn Nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt cần phải đƣợc hoàn thiện và đổi mới nhằm khắc phục triệt để những hạn chế, khó khăn tồn tại và bất cập đã đƣợc nhận diện trong thời gian qua. Những phân tích và đánh giá ở Chƣơng 3 cho thấy những hạn chế và bất cập trong quản lý vốn Nhà nƣớc thời gian qua là những cản trở lớn đối với hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nƣớc của Công ty. Nếu những hạn chế và bất cập về quản lý vốn nhà nƣớc không đƣợc giải quyết một cách triệt để thì đầu tƣ vốn của Nhà nƣớc không những không hiệu quả, thậm chí lãng phí.

Thứ hai, Quản lý vốn Nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt phải đƣợc hoàn thiện một cách tích cực và toàn diện, không những phải bảo toàn vốn đầu tƣ của Nhà nƣớc mà còn đảm bảo hiệu quả thông qua hoàn thành các mục tiêu tăng trƣởng giá trị của Công ty, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả sử dụng vốn và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên.

Thứ ba, Đổi mới và tăng cƣờng quản lý vốn Nhà nƣớc tại Công ty cổ phần Đầu tƣ Bảo Việt cần đƣợc nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ, từ cơ quan quản lý Nhà nƣớc, đơn vị chủ quản đến cán bộ công nhân viên của Công ty. Chỉ khi nhận thức đƣợc sự đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý vốn Nhà nƣớc là một yêu cầu mang tính khách quan và có ý nghĩa quyết định đến công cuộc đổi mới và phát triển nền kinh tế đất nƣớc thì mới có động lực và tập trung đƣợc sức mạnh, sự đóng góp về trí tuệ của tập thể và đảm bảo thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

4.2 Giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý vốn Nhà nƣớc tại Công ty cổ phần đầu tƣ Bảo Việt đến năm 2020 đầu tƣ Bảo Việt đến năm 2020

4.2.1 Tiếp tục hoàn thiện quy định của pháp luật về quản lý vốn nhà nước tại các Công ty cổ phần Công ty cổ phần

Xây dựng môi trƣờng kinh doanh công khai, minh bạch, bảo vệ lợi ích hợp pháp của mọi thành phần tham gia thị trƣờng.

Thu hẹp đầu mối đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc để đảm bảo công tác quản lý vốn nhà nƣớc không bị chồng chéo, phân tán nên khó xác định đƣợc trách nhiệm của từng tổ chức, từng cá nhân khi vốn nhà nƣớc không đƣợc bảo toàn, bị chiếm đoạt một cách cố ý.

Nhà nƣớc cần quy định rõ ràng, minh bạch quyền và nghĩa vụ của ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc, các hình thức xử lý với ngƣời đại diện khi doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, xảy ra sai phạm. Hình thức xử lý không đƣợc bao che, quy định rõ mức độ nào, hành vi sai phạm nào chỉ xử lý hành chính, luân chuyển; mức độ nào, hành vi sai phạm nào phải xử lý hình sự. Có nhƣ vậy, ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc mới ý thức và hành động đầy đủ để bảo toàn và phát triển vốn nhà nƣớc.

Ngoài ra, cần quy định cụ thể về tần suất kiểm tra, giám sát; nội dung kiểm tra, giám sát; hình thức xử lý đối với những sai phạm bị phát hiện trong quá trình kiểm tra giám sát nhằm phát hiện ra những điểm bất hợp lý, những sai phạm trong công tác sử dụng vốn nhà nƣớc.

4.2.2 Ban hành các quy chế nội bộ để tăng cường công tác quản lý vốn nhà nước

Tập đoàn Bảo Việt yêu cầu ngƣời đại diện vốn nhà nƣớc tại Công ty cần khẩn trƣơng chỉ đạo xây dựng và ban hành các quy chế, quy định nội bộ liên quan đến công tác quản lý vốn nhà nƣớc để làm căn cứ cho ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn nhà nước tại công ty cổ phần đầu tư bảo việt (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)