1.2 Cơ sở lý luận về quản lý vốn nhà nƣớc tại Công ty cổ phần
1.2.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý vốn nhà nước tạ
ty cổ phần
Công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại các công ty cổ phần chịu ảnh hƣởng bởi nhiều yếu tố chủ quan (trình độ và năng lực quản lý của các cơ quan quản lý nhà nƣớc, của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp) và các yếu tố khách quan (sự thay đổi của môi trƣờng bên ngoài nhƣ: tình hình kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới và trong khu vực). Các yếu tố đó có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, theo đó tác động đến hoạt động quản lý vốn nhà nƣớc tại các CTCP. Việc xác định các yếu tố cơ bản ảnh hƣởng đến quản lý vốn nhà nƣớc tại các CTCP nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, hạn chế rủi ro, vốn nhà nƣớc đuợc bảo toàn phát triển. Vì vậy, công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại các CTCP chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố cơ bản nhu sau:
Thứ nhất, chủ trƣơng của nhà nƣớc đối với công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại
các công ty cổ phần. Chủ trƣơng, chính sách của nhà nƣớc tạo hành lang cho hoạt động của các doanh nghiệp, quy định những việc doanh nghiệp đƣợc làm và không đƣợc làm. Một hệ thống cơ chế, chính sách tốt sẽ tạo ra một môi trƣờng thông thoáng, linh hoạt cho các hoạt động của doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Ví dụ: cơ chế, chính sách của nhà nƣớc tạo điều kiện cho thị trƣờng tài chính, tiền tệ phát triển lành mạnh, hoạt động thông suốt sẽ giúp doanh nghiệp huy động vốn kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, luân chuyển vốn liên tục, tăng số vòng quay vốn, thay đổi cơ cấu vốn một cách linh hoạt, trên cơ sở đó giảm bớt chi phí sử dụng vốn. Nhà nƣớc quản lý, điều hành nền kinh tế chủ yếu thông qua hệ thống các chính sách kinh tế, các đòn bẩy kinh tế nhằm mục đích tạo ra môi trƣờng pháp lý, môi trƣờng kinh doanh ổn định lâu dài, lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nƣớc sẽ ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hiệu quả quản lý sử dụng vốn, tài sản nhà nƣớc tại CTCP nói riêng.
Thứ hai, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý nhà nƣớc. Trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, năng lực quản lý tài chính doanh nghiệp của đội ngũ quản lý nhà nƣớc đối với hệ thống CTCP có vốn nhà nƣớc có ảnh hƣởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ thuộc các cơ quan Nhà nƣớc tham mƣu trong công tác quản lý vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp thông qua ngƣời đại diện. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý tài chính và phẩm chất đạo đức của đội ngũ quản lý càng cao thì chất lƣợng tham mƣu để ra các quyết định quản lý đối với doanh nghiệp nhƣ thực hiện chức năng thẩm định giá trị doanh nghiệp, giao cho ngƣời tham gia quản lý phần vốn nhà nƣớc đầu tƣ thêm vốn kinh doanh vào DN, thẩm định các dự án đầu tƣ ngoài quyền của doanh nghiệp, chức năng kiểm soát viên tại doanh nghiệp. Vì thế, vốn và tài sản nhà nƣớc tại CTCP đƣợc bảo toàn và phát triển, hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày đƣợc nâng cao.
Thứ ba, năng lực quản lý, sử dụng vốn của bộ máy quản lý điều hành các
CTCP. Hiệu quả quản lý và sử dụng vốn Nhà nƣớc tại CTCP chịu ảnh hƣởng rất lớn của bộ máy quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp ngƣời đại diện phần vốn Nhà nƣớc trong các CTCP.
Cán bộ quản lý doanh nghiệp gồm: Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trƣởng và các phòng ban giúp việc, họ là những ngƣời trực tiếp sử dụng vốn và tài sản nhà nƣớc tại doanh nghiệp, trực tiếp điều hành sản xuất kinh doanh và ra các quyết định về kinh tế, tài chính, thị trƣờng, về quản lý vốn và tài sản tại doanh nghiệp. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp suy cho cùng là kết quả của những quyết định của con ngƣời và những ngƣời thực hiện quyết định đó. Một quyết định đúng đắn, đƣợc tổ chức thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn nói riêng. Cũng một đồng vốn nhƣng nếu ngƣời chủ doanh nghiệp đầu tƣ đúng chỗ, đúng lúc thì đồng vốn đó sẽ mang lại khoản lợi nhuận lớn hơn, đồng vốn đƣợc sử dụng một cách tiết kiệm mang lại hiệu quả cao. Ngƣợc lại, nếu quyết định đó là sai lầm, không phù hợp thì doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ, vốn sử dụng không hiệu quả, thậm chí là mất vốn. Bên cạnh
đó, lực lƣợng lao động trực tiếp cũng là một nhân tố quan trọng bởi họ là ngƣời trực tiếp tạo ra năng suất, chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây, là một số nhân tố cơ bản luôn luôn có tác động ảnh hƣởng trực tiếp hay gián tiếp đến công tác quản lý vốn và hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp. Bởi vậy, các nhà quản lý, các doanh nghiệp càn phải xem xét, phân tích đánh giá mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố để đƣa ra các giải pháp thích hợp nhằm không ngừng tăng cƣờng công tác quản lý vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp.