Sơ đồ 2.1 : Quy trình nghiên cứu
3.3 Thực trạng các nội dung giảm thiểu rủi ro tíndụng của BIDV Hà Tây
3.3.6. Nâng cao hiệu quả của kiểm soát nội bộ
Để đảm bảo công tác cấp tín dụng trong cho vay diễn ra đúng nguyên tắc, quy trình, công tác kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ thƣờng xuyên đƣợc Chi nhánh BIDV tăng cƣờng thực hiện nghiêm túc trong thời gian qua. Hằng năm Chi nhánh đều phối hợp với Đoàn kiểm toán nội bộ đƣợc Hội sở thành lập để tiến hành kiểm toán.
Bên cạnh đó, Chi nhánh đã xây dựng chƣơng trình kiểm tra, giám sát nội bộ 2016 (kế hoạch kiểm tra hầu hết các mặt nghiệp vụ) và 2017 (nội dung kiểm tra tập trung vào các mảng khác nhau trong đó có mảng cấp tín dụng). Căn cứ kế hoạch kiểm tra của Chi nhánh và các văn bản chỉ đạo của Hội sở về tự kiểm tra trong kỳ, năm 2016, Giám đốc Chi nhánh đã có quyết định thành lập Tổ kiểm tra, thực hiện 05 đợt tự kiểm tra, trong đó 04 đợt tự kiểm tra về tín dụng tại các phòng giao dịch trực thuộc. Kết quả tự kiểm tra đã ghi nhận một số sai sót trong thực hiện quy trình, quy định; có văn bản chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục của GĐ phòng giao dịch trực thuộc và có thực hiện phúc tra/báo cáo kết quả khắc phục nội bộ.
Trong năm 2018, phía Hội sở cũng đã có 01 đoàn kiểm tra tại Chi nhánh Sở Giao dịch. Kết quả kiểm tra đã ghi nhận một số sai sót và có văn bản chấn chỉnh nhƣ việc thực hiện kiểm tra SDVV và định giá TSĐB các món vay đồng tài trợ do CN khác làm đầu mối, việc lƣu các căn cứ để xác định giá thị trƣờng tại thời điểm định giá TSĐB, tiếp tục làm việc với KH yêu cầu chuyển doanh thu qua BIDV, bám sát KH để thu hồi nợ.
64
Nhìn chung, kết quả công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ cho thấy Chi nhánh đã nghiêm túc thực hiện phổ biến, quán triệt các nội dung chỉ đạo, hƣớng dẫn của TSC tại các chính sách, quy trình, quy định và các văn bản hƣớng dẫn liên quan; ban hành tƣơng đối đầy đủ, kịp thời, đúng thẩm quyền các văn bản về phân cấp thẩm quyền phán quyết tín dụng, ủy quyền ký và thực hiện các hợp đồng, thành lập, tổ chức và hoạt động của HĐTD cơ sở, thành lập tổ định giá TSBĐ trong hoạt động cấp tín dụng; ban hành văn bản chỉ đạo, rà soát, thực hiện các biện pháp thu nợ ngoại bảng,... Trong năm 2018, qua công tác kiểm soát nội bộ đã phát hiện một số vấn đề hạn chế nhƣ:
- Hồ sơ pháp lý của khách hàng vay chƣa đầy đủ theo quy định (cụ thể KH Mạch Thị Nguyệt Mai thiếu xác nhận tình trạng hôn nhân)
- Đánh giá tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của KH chƣa chặt chẽ, thiếu các căn cứ thẩm định lƣu tại hồ sơ hoặc các căn cứ chƣa đáng tin cậy.
Tài liệu đánh giá tài chính còn chƣa đầy đủ: (cụ thể KH Bùi Đức Hạnh, Bùi Thị Liên, Cao Văn Hƣng, Đoàn Thị Huyên,…)
Khách hàng có nhiều hoạt động kinh doanh nhƣng chƣa phân tích, đánh giá tổng thể, chi tiết các hoạt động kinh doanh khác của khách hàng (cụ thể là với các khách hàng Nguyễn Văn Tân, Vũ Thị Hồng, Đoàn Đức Dũng…)
Khách hàng có dƣ nợ vay tại nhiều TCTD nhƣng không đánh giá, phân tích khoản vay đó và mức độ ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ tại BIDV: (Cụ thể KH Vũ Thị Bích Phƣợng, Nguyễn Văn Tân, Vũ Thị Hồng...)
- Thẩm định phƣơng án vay vốn sơ sài, chƣa phân tích chi tiết các nội dung về đầu ra và nhu cầu vay vốn để đánh giá hiệu quả của phƣơng án vay vốn. (Cụ thể trƣờng hợp khách hàng vay vốn Cao Văn Hƣng, Đoàn Thị Huyên, Lê Thị Hải Âu, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Phạm Thị Chúc,…)
- Thời hạn cho vay chƣa phù hợp với kế hoạch và thực tế hoạt động kinh doanh của KH: (Cụ thể KH Nguyễn Văn Khoa, Cao Văn Hƣng, Đoàn Thị Huyên, Nguyễn Thị Hiệp,...)
- Quản lý sau cho vay chƣa chặt chẽ, chƣa thu thập hoặc thu thập chƣa đầy đủ số liệu/tài liệu phản ánh hoạt động kinh doanh, mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng
65
Kiểm tra SDVV chƣa chặt chẽ, chƣa thu thập số liệu, tài liệu phản ánh hoạt động KD của KH: (Cụ thể KH Bùi Đức Hạnh, Cao Văn Hƣng, Mạch Thị Nguyệt Mai, Nguyễn Thị Thanh Thủy,...)
Chƣa kiểm soát và/hoặc chƣa thu thập các bằng chứng chúng minh mục đích sử dụng thấu chi/cầm cố giấy tờ có giá của KH: (Cụ thể KH Bùi Thị Liên, Hoàng Hữu Long, Nguyễn Thị Thủy Hƣơng…)
- Căn cứ định giá TSBĐ chƣa phù hợp hoặc chƣa đƣợc lƣu đầy đủ.
Định giá TSĐB sử dụng phƣơng pháp so sánh, tuy nhiên chƣa có các căn cứ, dẫn chứng xác định giá thị trƣờng tại thời điểm định: (Cụ thể KH Mạch Thị Nguyệt Mai, Nguyễn Thị Hiệp;…)
TSBĐ là tài sản gắn liền với đất có khấu hao nhƣng định giá lại giá trị qua các năm không đổi: (Cụ thể KH Bùi Đức Hạnh, Bùi Thị Liên, Cao Văn Hƣng,...)
Kết quả khảo sát cán bộ cho thấy, công tác kiểm soát nội bộ của Chi nhánh còn khá lỏng lẻo, mức điểm đánh giá hiệu quả chỉ đạt 2,7 điểm (bảng 3.8). Tại các ngân hàng, kiểm soát nội bộ là tổng thể hệ thống các văn bản và các cơ chế kiểm soát đƣợc áp dụng trong tất cả các nghiệp vụ thuộc hệ điều hành của ngân hàng. Thực trạng kiểm tra kiểm soát nội bộ tại BIDV chi nhánh Hà Tây hiện tại chƣa hoàn thiện, cán bộ kiểm tra kiểm soát ít ngƣời trong khi đó các nghiệp vụ tín dụng thì phát sinh nhiều. Công tác kiểm tra chƣa thƣờng xuyên, chặt chẽ, chỉ kiểm tra khi có xảy ra vụ việc. Công tác kiểm tra ở các chi nhánh loại II, phòng giao dịch thực hiện kiểm tra chéo hay tự kiểm tra nội bộ việc này chỉ mang tính phát hiện những sai sót trong nghiệp vụ chƣa thực sự để phòng ngừa phát sinh những rủi ro.
3.3.7. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tổng số cán bộ công nhân viên của Chi nhánh là 64 ngƣời, trong đó nữ cán bộ là 31 ngƣời, tăng 15 ngƣời so với thời điểm năm 2015. CN phân quyền bán tập trung trong công tác tín dụng (phân quyền phê duyệt đối với KHCN vay từ 500 trđ trở xuống tại PGD) và giải ngân chủ yếu tập trung tại Hội sở chi nhánh. Những năm trở lại đây, chất lƣợng cán bộ tín dụng bán lẻ của BIDV Hà Tây ngày càng đƣợc nâng cao. Nếu nhƣ tại thời điểm năm 2015, trong tổng số CBTD bán lẻ của BIDV Hà Tây 100% có trình độ đại học thì tới cuối năm 2018, trong số cán bộ này đã có 2 cán bộ có trình độ
66 đào tạo trên đại học.
Công tác đào tạo cán bộ của BIDV Hà Tây cũng đƣợc chú trọng. Trong vòng 4 năm qua, Chi nhánh đã tạo điều kiện cho 80 lƣợt CNVC-LĐ tham giá 30 khóa đào tạo do HSC tổ chức; gửi cán bộ đi đào tạo nghiệp vụ kho quỹ tại NHNN Thành phố, thuê giảng viên (01 khóa) về đào tạo kỹ năng hợp tác làm việc và kỹ năng bán hàng, nhờ các Ban Pháp chế, Tài trợ thƣơng mại, Ban RRTN tại HSC đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ (03 khóa học) tại chi nhánh; tự tổ chức 15 lớp tự đào tạo nghiệp vụ. Tạo điều kiện cho đoàn viên tham gia các lớp học hoàn thiện kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, hiện tại có 05 cán bộ học cao học và 01 cán bộ nghiên cứu sinh. Đặc biệt trong quý II/2018 đã bố trí cho 04 cán bộ tham gia lớp tập huấn nghiệp vụ công đoàn cho CĐBIDV tổ chức.
3.4. Đánh giá chung về công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng của BIDV Hà Tây
3.4.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, BIDV Hà Tây đã xây dựng đƣợc mô hình QLRRTD trong cho vay theo hƣớng tập trung khá phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Khung quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và hệ thống khung quản trị rủi ro nói chung đƣợc tổ chức theo mô hình “ba vòng bảo vệ” cho phép tách bạch trách nhiệm giữa các chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ hỗ trợ tốt nhất cho công tác phát triển kinh doanh nhƣng đồng thời đảm bảo các nguyên tắc QTRR
Thứ hai, Công tác đo lƣờng RRTD đƣợc BIDV Hà Tây sử dụng bằng xếp hạng tín nhiệm khách hàng dựa trên cả chỉ tiêu định tính và định lƣợng theo mô hình nƣớc ngoài. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã đƣợc cán bộ QLKH tại BIDV Hà Tây sử dụng hiệu quả trong đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng.
Thứ ba, Công tác giám sát khoản vay đƣợc BIDV Hà Tây chú trọng đẩy mạnh thực hiện để phòng ngừa sớm RRTD phát sinh trong cho vay. BIDV Hà Tây đã xây dựng quy trình nhận diện rủi ro tín dụng để áp dụng trên toàn hệ thống các phòng giao dịch. Quá trình nhận diện rủi ro tín dụng đƣợc thông qua các nhóm dấu hiệu cụ thể cả từ phía ngân hàng và khách hàng. Công tác giám sát rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện nghiêm túc cả trƣớc, trong và sau khi cho vay. Quy trình tín dụng của BIDV Hà Tây đƣợc thực hiện chặt chẽ theo hƣớng phân định rõ 3 khâu, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Danh mục theo dõi đƣợc thành lập đầy đủ, chi tiết. Các giới
67
hạn về RRTD đƣợc ngân hàng xây dựng và đƣợc thực hiện nghiêm túc.
Thứ tƣ, Công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ của BIDV Hà Tây cũng đã phát huy nhiều hiệu quả tích cực trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng phát sinh trong cho vay. Bên cạnh đó, chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc BIDV Hà Tây quan tâm nâng cao, đáp ứng ngày một tốt hơn cho hoạt động kinh doanh.
Thứ năm, BIDV Hà Tây đã thực hiện việc phân loại nợ và trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng đúng theo quy định nhà nƣớc. Việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện theo đúng quy trình và quy định của Hội sở. Ngoài ra, BIDV Hà Tây cũng có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ ngoại bảng. Ngoài việc xử lý bằng dự phòng, BIDV Hà Tây còn áp dụng nhiều biện pháp khác trong xử lý rủi ro.
3.4.2. Những mặt còn tồn tại
Thứ nhất, Diễn biến tình hình nợ quá hạn, nợ xấu đang có xu hƣớng gia tăng, mặc dù các tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Điều này tiểm ẩn rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Thứ hai, Công tác phân tích khách hàng, xếp hạng tín dụng nội bộ của Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lƣợng công tác phân tích, xếp hạng khách hàng còn chƣa cao, các nội dung phân tích còn chƣa đầy đủ, đặc biệt là phân tích tài sản đảm bảo.
Thứ ba, Công tác giám sát rủi ro tín dụng nhằm phòng ngừa từ xa các rủi ro của Chi nhánh chƣa đƣợc chú trọng thực hiện. Công tác này của Chi nhánh chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, thƣờng là theo tháng, quý nhằm phục vụ công tác phân loại nợ là chủ yếu. Các dấu hiệu cảnh báo sớm chƣa đầy đủ nên rủi ro tín dụng phát sinh cũng là lúc mới phát hiện các dấu hiệu rủi ro. Kiểm soát tín dụng trƣớc và trong khi cho vay còn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, còn một số tồn tại là bộ tín dụng chƣa theo dõi sát sao trong quá trình giải ngân, chứng từ giải ngân còn thiếu.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn chƣa tích cực thu thập thông tin về khách hàng từ các đối tác, các cơ quan chức năng, từ các ngân hàng mà khách hàng có quan hệ tiền gửi, tín dụng,… Trên đề xuất của các cán bộ tín dụng có thể thấy rõ sự nghèo nàn và tính sơ sài, nhàm chán của các thông tin cung cấp. Phân tích ngành là nhiệm vụ rất quan trọng nhƣng cũng khá khó khăn đối với cán bộ tín dụng.
68
vẫn còn chƣa phát huy hiệu quả cao. Những năm qua công tác này đƣợc thực hiện với tần suất còn ít, phạm vi thực hiện chƣa rộng khắp.
Thứ năm, Các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng còn hạn chế, bất cập. Trên thực tế, gia hạn nợ và thay đổi kỳ hạn nợ của BIDV Hà Tây chỉ xử lý đƣợc một phần nhỏ các khoản nợ xấu còn lại chủ yếu là xử lý bằng hình thức dự phòng rủi ro tín dụng.
Kết luận Chƣơng 3
Trên cơ sở những dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập đƣợc, Chƣơng 3 của luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng các nội dung giảm thiểu rủi ro tín dụng của BIDV Hà Tây hiện nay trên bảy nội dung tƣơng ứng với phần lý luận chung đã trình bày. Trên cơ sở này, luận văn đƣa ra những đánh giá chung về công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng của BIDV Hà Tây về những mặt đƣợc và những mặt còn tồn tại. Đây là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất những giải pháp trong tƣơng lai.
69
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ TÂY
4.1 Định hƣớng kinh doanh chung và công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng của BIDV Hà Tây BIDV Hà Tây
4.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh
Chi nhánh đã đề xuất các phƣơng hƣớng cụ thể trong thời gian tới năm 2023 nhƣ sau:
- Tập trung xử lý nợ xấu, đề xuất các biện pháp gia tăng chất lƣợng tín dụng, tăng cƣờng kiểm soát rủi ro,
- Tăng cƣờng công tác huy động vốn trên cơ sở mở rộng mạng lƣới. Triển khai thực hiện chiến lƣợc huy động vốn trên địa bàn thông qua các kênh huy động vốn và các giải pháp đã và đang thực hiện có hiệu quả. Đặc biệt chú trọng phối hợp các ngành liên quan triển khai thực hiện tốt thoả thuận kết nối thanh toán giữa BIDV với các khách hàng lớn theo chỉ đạo của TW để thu hút nguồn vốn và chiếm lĩnh thị phần, thị trƣờng. Huy động vốn vẫn là mục tiêu sống còn của chi nhánh.
- Cung ứng kịp thời vốn tín dụng cho các đối tƣợng hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu. Thực hiện đầu tƣ tín dụng cho các chƣơng trình, dự án phát triển kinh tế xã hội của Quận Hà Đông và các huyện lân cận, trọng tâm và ƣu tiên chính là nhu cầu vốn cho lĩnh vực bán lẻ. Ngoài ra tham gia vào các lĩnh vực thế mạnh của địa bàn nhƣ: Khai thác, chế biến nông sản, phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ, bất động sản,…trên cơ sở chọn lọc khách hàng, chú trọng thu hồi nợ để cho vay quay vòng.
- Tập trung vào các dịch vụ ngân hàng nhƣ dịch vụ thanh toán, dịch vụ thẻ, phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đa tiện ích. Cụ thể, triển khai rộng rãi các sản phẩm tiết kiệm, dịch vụ thanh toán, hoàn thiện và nâng cao hệ thống E-Banking, phát hành các sản phẩm thẻ tiện ích, nâng cao liên kết với Smartlink thực hiện các nghiệp vụ giá trị gia tăng trên hệ thống thẻ; ... Phát triển hệ thống dịch vụ BIDV phục vụ các nhu cầu xã hội: Nhất là Kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, phát hành thẻ, bán bảo hiểm...
70
- Chỉ đạo thực hiện bằng nhiều giải pháp để thực hiện cho đƣợc mục tiêu tài chính năm 2019 - 2023 đặc biệt trên các lĩnh vực: Chiến lƣợc khách hàng để huy động vốn, nhất là các khách hàng lớn, khách hàng truyền thống, xử lý tốt chính sách lãi suất, phát triển thu ngoài tín dụng, tích cực thu nợ, lãi động, nợ đã XLRR, tiết kiệm chi tiêu…
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại và đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực. Tăng cƣờng việc đào tạo, tập huấn nghiệp vụ các chuyên đề theo hƣớng triển khai ở cơ sở là chính, chú trọng các nghiệp vụ mới, nghiệp vụ còn nhiều sai sót. Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, chấn chỉnh sai phạm, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.
Nâng cao năng lực chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp. Tiếp tục kiện toàn