Sơ đồ 2.1 : Quy trình nghiên cứu
3.4. Đánh giá chung về công tác giảm thiểu rủi ro tíndụng của BIDV Hà Tây
3.4.1. Những kết quả đạt được
Thứ nhất, BIDV Hà Tây đã xây dựng đƣợc mô hình QLRRTD trong cho vay theo hƣớng tập trung khá phù hợp với đặc điểm kinh doanh. Khung quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và hệ thống khung quản trị rủi ro nói chung đƣợc tổ chức theo mô hình “ba vòng bảo vệ” cho phép tách bạch trách nhiệm giữa các chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ hỗ trợ tốt nhất cho công tác phát triển kinh doanh nhƣng đồng thời đảm bảo các nguyên tắc QTRR
Thứ hai, Công tác đo lƣờng RRTD đƣợc BIDV Hà Tây sử dụng bằng xếp hạng tín nhiệm khách hàng dựa trên cả chỉ tiêu định tính và định lƣợng theo mô hình nƣớc ngoài. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đã đƣợc cán bộ QLKH tại BIDV Hà Tây sử dụng hiệu quả trong đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng.
Thứ ba, Công tác giám sát khoản vay đƣợc BIDV Hà Tây chú trọng đẩy mạnh thực hiện để phòng ngừa sớm RRTD phát sinh trong cho vay. BIDV Hà Tây đã xây dựng quy trình nhận diện rủi ro tín dụng để áp dụng trên toàn hệ thống các phòng giao dịch. Quá trình nhận diện rủi ro tín dụng đƣợc thông qua các nhóm dấu hiệu cụ thể cả từ phía ngân hàng và khách hàng. Công tác giám sát rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện nghiêm túc cả trƣớc, trong và sau khi cho vay. Quy trình tín dụng của BIDV Hà Tây đƣợc thực hiện chặt chẽ theo hƣớng phân định rõ 3 khâu, giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện nghiệp vụ. Danh mục theo dõi đƣợc thành lập đầy đủ, chi tiết. Các giới
67
hạn về RRTD đƣợc ngân hàng xây dựng và đƣợc thực hiện nghiêm túc.
Thứ tƣ, Công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ của BIDV Hà Tây cũng đã phát huy nhiều hiệu quả tích cực trong công tác phòng ngừa rủi ro tín dụng phát sinh trong cho vay. Bên cạnh đó, chất lƣợng nguồn nhân lực đƣợc BIDV Hà Tây quan tâm nâng cao, đáp ứng ngày một tốt hơn cho hoạt động kinh doanh.
Thứ năm, BIDV Hà Tây đã thực hiện việc phân loại nợ và trích lập, sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng đúng theo quy định nhà nƣớc. Việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng đƣợc thực hiện theo đúng quy trình và quy định của Hội sở. Ngoài ra, BIDV Hà Tây cũng có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ ngoại bảng. Ngoài việc xử lý bằng dự phòng, BIDV Hà Tây còn áp dụng nhiều biện pháp khác trong xử lý rủi ro.
3.4.2. Những mặt còn tồn tại
Thứ nhất, Diễn biến tình hình nợ quá hạn, nợ xấu đang có xu hƣớng gia tăng, mặc dù các tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu vẫn nằm trong giới hạn cho phép. Điều này tiểm ẩn rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.
Thứ hai, Công tác phân tích khách hàng, xếp hạng tín dụng nội bộ của Chi nhánh vẫn còn nhiều hạn chế. Chất lƣợng công tác phân tích, xếp hạng khách hàng còn chƣa cao, các nội dung phân tích còn chƣa đầy đủ, đặc biệt là phân tích tài sản đảm bảo.
Thứ ba, Công tác giám sát rủi ro tín dụng nhằm phòng ngừa từ xa các rủi ro của Chi nhánh chƣa đƣợc chú trọng thực hiện. Công tác này của Chi nhánh chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, thƣờng là theo tháng, quý nhằm phục vụ công tác phân loại nợ là chủ yếu. Các dấu hiệu cảnh báo sớm chƣa đầy đủ nên rủi ro tín dụng phát sinh cũng là lúc mới phát hiện các dấu hiệu rủi ro. Kiểm soát tín dụng trƣớc và trong khi cho vay còn chƣa đƣợc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc, còn một số tồn tại là bộ tín dụng chƣa theo dõi sát sao trong quá trình giải ngân, chứng từ giải ngân còn thiếu.
Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn chƣa tích cực thu thập thông tin về khách hàng từ các đối tác, các cơ quan chức năng, từ các ngân hàng mà khách hàng có quan hệ tiền gửi, tín dụng,… Trên đề xuất của các cán bộ tín dụng có thể thấy rõ sự nghèo nàn và tính sơ sài, nhàm chán của các thông tin cung cấp. Phân tích ngành là nhiệm vụ rất quan trọng nhƣng cũng khá khó khăn đối với cán bộ tín dụng.
68
vẫn còn chƣa phát huy hiệu quả cao. Những năm qua công tác này đƣợc thực hiện với tần suất còn ít, phạm vi thực hiện chƣa rộng khắp.
Thứ năm, Các biện pháp xử lý rủi ro tín dụng còn hạn chế, bất cập. Trên thực tế, gia hạn nợ và thay đổi kỳ hạn nợ của BIDV Hà Tây chỉ xử lý đƣợc một phần nhỏ các khoản nợ xấu còn lại chủ yếu là xử lý bằng hình thức dự phòng rủi ro tín dụng.
Kết luận Chƣơng 3
Trên cơ sở những dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập đƣợc, Chƣơng 3 của luận văn đã đi sâu phân tích thực trạng các nội dung giảm thiểu rủi ro tín dụng của BIDV Hà Tây hiện nay trên bảy nội dung tƣơng ứng với phần lý luận chung đã trình bày. Trên cơ sở này, luận văn đƣa ra những đánh giá chung về công tác giảm thiểu rủi ro tín dụng của BIDV Hà Tây về những mặt đƣợc và những mặt còn tồn tại. Đây là căn cứ quan trọng để tác giả đề xuất những giải pháp trong tƣơng lai.
69
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH HÀ TÂY