Sơ đồ 2.1 : Quy trình nghiên cứu
3.3 Thực trạng các nội dung giảm thiểu rủi ro tíndụng của BIDV Hà Tây
3.3.1. Mô hình quản lý rủi ro tíndụng trong cho vay
BIDV lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung để đáp ứng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh tổng thể, tiệm cận với thông lệ quốc tế, đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và thu nhập. Công tác quản trị rủi ro tín dụng của BIDV Hà Tây đƣợc tập trung từ mô hình tổ chức đến quy trình tác nghiệp. Cụ thể:
Khung quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và hệ thống khung quản trị rủi ro nói chung đƣợc tổ chức theo mô hình “ba vòng bảo vệ” cho phép tách bạch trách nhiệm giữa các chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và kiểm toán nội bộ hỗ trợ tốt nhất cho công tác phát triển kinh doanh nhƣng đồng thời đảm bảo các nguyên tắc QTRR
- Vòng bảo vệ thứ 1 là bộ phận khởi tạo tín dụng – Các cán bộ quan hệ khách hàng của BIDV Hà Tây nắm bắt các cơ hội kinh doanh, đánh giá về rủi ro phù hợp với chính sách và khẩu vị rủi ro của BIDV đảm bảo cân bằng giữa rủi ro và thu nhập. Chức năng thẩm định, phê duyệt tín dụng đƣợc tách bạch với chức năng bán hàng đảm bảo các nguyên tắc khách quan, đáp ứng thời gian và chất lƣợng của khoản cấp tín dụng.
- Vòng bảo vệ thứ 2 – Bộ phận quản lý rủi ro với các bộ phận quan hệ khách hàng để xây dựng kiểm soát các chính sách, quy trình, thiết lập các giới hạn mà BIDV đã ban hành để định hƣớng, hƣớng dẫn Bộ phận khởi tạo tín dụng triển khai hoạt động tín dụng cũng nhƣ quản trị danh mục tín dụng và nhận diện các rủi ro tiềm ẩn.
- Vòng bảo vệ thứ 3 – Bộ phận Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ độc lập Chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra độc lập về chất lƣợng danh mục tính đầy đủ và hiệu quả các quy trình của các bộ phận thuộc vòng kiểm soát 1 và vòng kiểm soát 2 để đảm bảo hoạt động của BIDV Hà Tây an toàn, hiệu quả đi đúng định hƣớng.
Theo quy trình tín dụng hiện nay, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do Phòng Quan hệ khách hàng và Phòng Quản lý rủi ro thực hiện, tuy nhiên chủ yếu do Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách hàng, cũng nhƣ thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay…. Chính vì vậy, bộ phần này có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi;
48
tách bạch giữa các chức năng và quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng nhằm phát huy nguyên tắc bỏ phiếu trong quyết định cho vay sẽ giúp BIDV Hà Tây ngăn ngừa rủi ro tín dụng phát sinh. Mô hình của BIDV Hà Tây để quản lý rủi ro chia thành 2 khối nhƣng có 4 chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản lý rủi ro, chức năng quản trị tín dụng và chức năng tác nghiệp. Do đó, mô hình này đã nâng cao hiệu quả và năng lực quản trị của ngân hàng, đặc biệt là quản trị rủi ro tíndụng. Việc cấp tín dụng phải đảm bảo tách bạch các khâu: Đề xuất tín dụng - Thẩm định rủi ro - Tác nghiệp (giải ngân, phát hành bảo lãnh). Tuy nhiên, công tác kiểm tra, giám sát của CBTD trong cấp phát tín dụng chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc và đầy đủ.
Đối với khách hàng cá nhân ủy quyền phán quyết cho vay theo tài sản và từng sản phẩm (cầm cố giấy tờ có giá, cho vay chứng khoán, cho vay có TSĐB khác, cho vay lƣơng với CBCNV của BIDV, cho vay không có TSĐB, phát hành thẻ tín dụng Visa,…).
Đối với đối tƣợng cán bộ công nhân viên BIDV khi vay không có TSĐB chỉ đƣợc áp dụng một trong hai mức phán quyết: cho vay lƣơng đối với CBCNV BIDV (đối với những đối tƣợng đã đủ điều kiện vay lƣơng BIDV) hoặc cho vay không có TSĐB theo sản phẩm cho vay tín chấp (đối với những đối tƣợng chƣa đủ điều kiện vay lƣơng BIDV); không đƣợc áp dụng đồng thời cả 2 mức phán quyết.