Xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 57)

Sơ đồ 2.1 : Quy trình nghiên cứu

3.3 Thực trạng các nội dung giảm thiểu rủi ro tíndụng của BIDV Hà Tây

3.3.2. Xây dựng hệ thống xếp hạng khách hàng

Từ năm 2006 đến nay, chi nhánh Hà Tây đã sử dụng đồng thời cả nhóm chỉ tiêu định lƣợng và định tính để thực hiện việc phân tích, đánh giá khách hàng. Theo mô hình tín dụng mới, Phòng quản lý rủi ro tại chi nhánh tiến hành chấm điểm tín dụng và phân loại khách hàng, thực hiện ít nhất một năm một lần đối với tất cả khách hàng. Công tác xếp hàng tín dụng đƣợc thực hiện theo Điều 11 Thông tƣ 02. Điều này đƣợc đánh giá là phần nào đã phù hợp với các tiêu chuẩn định hạng tín dụng quốc tế. Thông qua đó, góp phần quan trọng trong việc đánh giá đúng thực trạng mức độ rủi ro tín dụng, phục vụ tốt cho việc thực hiện chính sách tiếp thị và cấp tín dụng đối với khách hàng, cũng nhƣ định kỳ giám sát mức độ rủi ro danh mục tín dụng, làm cơ sở trích dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh.

Hệ thống xếp hạng tín dụng của BIDV sử dụng 14 chỉ tiêu tài chính và 40 chỉ tiêu phi tài chính, đƣợc phân tổ đến 3 cấp. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau,

49

bổ sung lẫn nhau và đƣợc lƣợng hóa tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của ngƣời đánh giá. Mặt khác các thông tin trong bảng xếp hạng tín dụng nội bộ đƣợc xây dựng trên cơ sở các chỉ tiêu bù trừ lẫn nhau vì thế nó có khả năng tự bộc lộ những bất cập của kết quả đánh giá nếu nhƣ cán bộ tín dụng đánh giá sai. Bên cạnh đó, hệ thống còn xây dựng bộ giá trị chuẩn cho mỗi chỉ tiêu trên cơ sở thu thập thông tin về khách hàng của toàn hệ thống cũng nhƣ sử dụng các nguồn số liệu đƣợc thống kê từ nền kinh tế thông qua kinh nghiệm của Công ty Kiểm toán và số liệu từ khách hàng.

Căn cứ vào thông tín báo cáo đề xuất tín dụng và thông tin trong báo cáo đề xuất tín dụng và thông tin mà cán bộ quản lý rủi ro thu thập đƣợc, cán bộ rủi ro thực hiện chấm điểm và phân loại theo quy định của BIDV. Điểm tổng hợp dùng để phân loại khách hàng là tổng số điểm tài chính và các yếu tốphi tài chính. Sau khi cộng tổng điểm của khách hàng, Chi nhánh phân loại khách hàng. Xếp hạng khách hàng không chỉ nhằm mục đích quản lý rủi ro và hỗ trợ trong công tác ra quyết định cấp tín dụng đƣợc thể hiện trên tờ trình thẩm định của cán bộ QHKH và lƣu trữ thông tin khách hàng mà còn là căn cứ đề Chi nhánh phân loại và áp dụng các biện pháp quản lý đối với từng nhóm khách hàng chuyên biệt.

Tài sản đảm bảo đƣợc đánh giá dựa trên 5 chỉ tiêu nhƣ sau :

Loại TSBĐ Giá trị TSBĐ/Tổng nợ vay Tính khả mại của TSBĐ Tính chất sở hữu của TSBĐ Xu hƣớng giảm giá trị TSBĐ

Điểm Xếp loại Đánh giá

>=400 A Mạnh

300-400 B Trung bình

<300 C Thấp

(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)

Xếp hạng tín dụng của các khách hàng là kết quả của 2 phần đánh giá trên theo ma trận 3.3.

50

Bảng 3.3: Ma trận xác định xếp loại khách hàng Đánh giá xếp loại Đánh giá xếp loại

khách hàng AAA AA A BBB BB B CCC CC C D

Rủi ro thấp Rủi ro trung bình Rủi ro cao

A (Mạnh) Xuất sắc Tốt Trung bình/từ chối

B (Trung bình) Tốt Trung bình

Từ chối C (Thấp) Trung bình Trung bình/Từ chối

(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn chấm điểm xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV)

Đây là phƣơng pháp lƣợng hoá mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng đƣợc thực hiện bằng cách đánh giá bằng thang điểm thống nhất. Thang điểm này đƣợc tính toans dựa vào các thông tin tài chính và phi tài chính của khách hàng tại thời điểm phân loại. Hiện nay BIDV đang phối hợp với đối tác Experian xây dựng mô hình xác suất vỡ nợ (PD), giá trị tổn thất ƣớc tính tại thời điểm vỡ nợ (LGD), giá trị dƣ nợ ƣớc tính tại thời điểm vỡ nợ (EAD), để đo lƣờng đầy đủ các rủi ro tín dụng từ khách hàng hỗ trợ tốt hơn nữa công tác thẩm định, phê duyệt và giám sát chất lƣợng tín dụng theo Basel 2.

Theo kết quả xếp hạng tín dụng tại Chi nhánh thời gian qua cho thấy chất lƣợng tín dụng của khách hàng đƣợc xếp hạng AA chiếm tỷ trọng cao nhất, sau đó là khách hàng hạng A, còn lại là các khách hàng đƣợc xếp hạng vào các nhóm khách hàng có nguy cơ rủi ro cao hơn. Theo biểu đồ cho thấy năm 2018, chất lƣợng tín dụng của khách hàng nhƣ sau: khách hàng nhóm AA chỉ chiếm 59%; nhóm A chiếm 29%; đặc biệt nhóm khách hàng không đƣợc cấp tín dụng mới (nhóm C,D) chỉ chiếm 4%. Qua bảng xếp hạng cho thấy kết quả xếp hạng tín dụng tại Chi nhánh phù hợp với thực trạng tình hình kinh tế và thực trạng địa bàn kinh doanh.

Bảng 3.4: Kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của Chi nhánh năm 2015 - 2018 Kết quả xếp hạng 2015 2016 2017 2018 Kết quả xếp hạng 2015 2016 2017 2018 AA 56,36% 57,31% 58,92% 59,02% A 25,36% 30,11% 28,57% 29,35% BB 3,62% 2,65% 2,52% 3,07% B, CCC, CC 2,65% 1,36% 5,88% 4,53% C, D 12,01% 8,57% 4,10% 4,03%

51

Có thể nhận thấy, hệ thống đó lƣờng RRTD của BIDV đƣợc phát triển theo hƣớng đo lƣờng RRTD riêng biệt và mô phỏng tiệm cận với thông lệ quốc tế. Cụ thể là mô hình này đƣợc hình thành theo mô hình điểm số tín dụng của các tổ chức chuyên xếp hạng quốc tế nhƣ Moody's, Standard & Poor.

Tuy nhiên trên thực tế hệ thống xếp hạng khách hàng này vẫn còn nhiều bất cập. Cụ thể là kết quả chấm điểm phân loại nợ từ hệ thống so với cách phân loại nhóm nợ theo qui định của Ngân hàng Nhà nƣớc vẫn còn có nhiều khác biệt. Do đó, Ngân hàng cần hoàn thiện chỉnh sữa để phù hợp hơn với thông lệ quốc tế. Trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có 30% các chỉ tiêu mang tính định tính nên kết quả xếp hạng không phải lúc nào cũng chuẩn xác.

Nhƣ vậy, công tác xếp hạng tín dụng tại Chi nhánh đã đƣợc thực hiện khá tốt, nhƣng tại BIDV nói chung cũng nhƣ Chi nhánh nói riêng, công tác này còn chƣa thực sự theo đúng chuẩn mực quốc tế.

3.3.3. Nâng cao chất lượng thông tin phục vụ công tác tín dụng

Thông tin phục vụ công tác tín dụng đƣợc cán bộ ngân hàng thu thập từ nhiều nguồn khác nhau nhƣ thông tin từ phía khách hàng cung cấp và thông tin sơ cấp tự khai thác khi tiến hành thẩm định khách hàng, giám sát khoản vay, thông tin khai thác sẵn có từ hệ thống CIC,... Tuy nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy rằng cán bộ tín dụng tại Chi nhánh còn chƣa tích cực thu thập thông tin về khách hàng từ các đối tác, các cơ quan chức năng, từ các ngân hàng mà khách hàng có quan hệ tiền gửi, tín dụng,… thậm chí một số cán bộ tín dụng tại Chi nhánh chƣa có thói quen truy cập hệ thống CIC để cập nhật kịp thời tình hình khách hàng. Trung bình mỗi năm cán bộ tín dụng chỉ vấn tin về tình hình quan hệ tín dụng tại các tổ chức tín dụng của mỗi khách hàng từ 2 đến 3 lần. Chính vì vậy, khi khách hàng đã phát sinh nợ xấu tại các tổ chức tín dụng khác nhƣng cán bộ tín dụng không phát hiện kịp thời và vẫn thực hiện cho vay dẫn tới rủi ro cho Ngân hàng.

Chất lƣợng thông tin khách hàng chƣa thực sự tốt, công tác thu thập thông tin khách hàng gặp nhiều khó khăn do lƣợng thông tin về khách hàng không lớn nhƣng lại khó kiểm tra. Do đó, thông tin về khách hàng vay vốn tại Chi nhánh chủ yếu là do khách hàng cung cấp nên khó đảm bảo độ chính xác. Ngoài ra, thông tin còn do cán bộ

52

tín dụng dựa vào kinh nghiệm của mình, nguồn từ thông tin nội bộ,... đều có mức độ rủi ro nhất định.

Bên cạnh đó, trên thực tế hiện nay, cơ chế thông tin qua lại giữa các bộ phận còn chƣa có sự phối hợp nhịp nhàng, thông suốt. Sự tham gia của Phòng Quản lý rủi ro tín dụng và rất hạn chế.

3.3.4. Tăng cường giám sát khoản vay

Dấu hiệu rủi ro đƣợc cập nhật hàng quý theo trình tự :

(1) Từng cán bộ liên quan (gồm cán bộ quan hệ khách hàng, cán bộ quản lý rủi ro, cán bộ quản trị tín dụng) thực hiện thống kê các dấu hiệu rủi ro trong quá trình tác nghiệp;

(2) Trƣởng phòng thực hiện tổng hợp đánh giá kết quả thống kê cán bộ phòng gửi về Phòng quản lý rủi ro;

(3) Phòng quản lý rủi ro tập hợp đánh giá cho toàn Chi nhánh và trình ban giám đốc phê duyệt;

(4) Sau khi đƣợc phê duyệt báo cáo dấu hiệu rủi ro sẽ đƣợc gửi về Ban quản lý rủi ro tác nghiệp và thị trƣờng để tổng hợp cho toàn hệ thống. Dấu hiệu rủi ro đƣợc thống kê theo số lƣợng phát sinh và có đƣa ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Về nghiệp vụ tín dụng dấu hiệu rủi ro đƣợc đánh giá qua các nhóm dấu hiệu: Các dấu hiệu từ phía khách hàng:

- Một số khách hàng cung cấp thông tin, hồ sơ đề nghị cấp tín dụng sai sự thật, không minh bạch, không rõ ràng. Những hồ sơ KHCN hay làm giả bao gồm: hồ sơ chứng minh năng lực tài chính, hồ sơ chứng minh nguồn trả nợ .. (đặc biệt đối với KHCN làm việc tại các tổ chức không trả lƣơng qua tài khoản, công ty nhỏ ...)

- Một số khách hàng xin vay số vốn gia tăng so với mức dự kiến cho phép nhiều lần, xin vay vốn nhiều lần và thiếu cơ sở chứng minh hợp lệ cho mục đích vay vốn.

- Sự sụt giảm bất thƣờng số dƣ tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng, chuyển tiếp nguồn thu về các ngân hàng khác để tránh bị kiểm soát nguồn thu nợ của Ngân hàng.

- Hoạt động kinh doanh của hộ gia đình vay vốn kinh doanh liên tục bị thua lỗ, các hộ kinh doanh thƣờng xuyên chậm thanh toán tiền lƣơng cho ngƣời lao động, hộ kinh doanh chậm trả các khoản Thuế nộp vào NSNN.

- Khách hàng đi vay không tuân thủ đúng các quy định và thỏa thuận trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ.

53

- Khách hàng trì hoãn, không cung cấp thông tin, tài liệu, hỗ trợ thẩm định thực tế cho ngân hàng mà không có sự giải thích nào.

- Khách hàng vay vốn kinh doanh có dấu hiệu sử dụng các khoản tài trợ ngắn hạn để dung vào các hoạt động đầu tƣ dài hạn.

- Khách hàng chấp nhận vay với lãi suất cao, và bất chấp mọi điều kiện

- Các dấu hiệu khác nhƣ có quá nhiều tài sản mà không lý giải đƣợc nguồn gốc, mỗi ngày đi một ô tô khác nhau, hay hẹn hò chuyên viên QHKH ở cafe hơn là nhà riêng và cơ quan ....

Các dấu hiệu từ phía Ngân hàng:

- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ các quy định hiện hành về phê duyệt cấp tín dụng; không thực hiện nghiêm túc, thƣờng xuyên việc giám sát khoản vay/ khách hàng vay vốn.

- Phẩm chất đạo dức, trách nhiệm nghề nghiệp của một số cán bộ không tốt; tinh thần thái độ làm việc chƣa cao.

- Cấp một khoản tín dụng khá lớn cho một số khách hàng mới giao dịch lần đầu. - Việc cung cấp thông tin để phục vụ việc nhận diện rủi ro chủ yếu từ phía khách hàng, trong khi thông tin mà khách hàng cung cấp chƣa có độ tin cậy cao.

- Trình độ kinh nghiệm của cán bộ liên quan trong việc nhận diện rủi ro tín dụng còn hạn chế.

Bảng 3.5: Kết quả nhận diện các dấu hiệu rủi ro tín dụng chính Dấu hiệu 2015 2016 2017 2018 Dấu hiệu 2015 2016 2017 2018 Khách hàng không trả nợ đúng hạn 235 món vay 213 món vay 165 món vay 195 món vay Hoạt động kinh doanh

thua lỗ 128 trƣờng hợp 89 trƣờng hợp 76 trƣờng hợp 70 trƣờng hợp Trì hoãn cung cấp thông

tin 75 trƣờng hợp 87 trƣờng hợp 35 trƣờng hợp 25 trƣờng hợp

Nguồn: Báo cáo phân loại nợ

Theo quy trình tín dụng hiện nay, nhiệm vụ phát hiện các dấu hiệu rủi ro do Phòng Quan hệ khách hàng và Phòng Quản lý rủi ro thực hiện, tuy nhiên chủ yếu do Phòng Quan hệ khách hàng thực hiện bởi đây là bộ phận trực tiếp làm việc với khách

54

hàng, cũng nhƣ thu thập các thông tin, kiểm tra sử dụng vốn vay…. Chính vì vậy, bộ phần này có khả năng phát hiện kịp thời những biến động bất lợi;

Tuy nhiên, trong những năm qua, công tác phát hiện rủi ro tín dụng của mang tính thụ động, chủ yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện (không trả đƣợc nợ đúng hạn, khách hàng có liên quan đến các vụ án, kinh doanh thua lỗ, kết quả phân loại nợ không tốt,…), trong khi khả năng dự báo và phòng ngừa từ xa chƣa tốt do sự hạn chế về trình độ, kinh nghiệm của cán bộ; hệ thống thông tin thị trƣờng và xử lý thông tin qua các phân tích, dự báo chƣa tốt; công tác kiểm tra sử dụng vốn còn chƣa đƣợc chú trọng, chủ yếu dựa vào báo cáo do khách hàng cung cấp, đặc biệt là các khách hàng ởxa, thiếu sự giám sát chặt chẽ,….

Các kỹ thuật giám soát RRTD đƣợc thể hiện khá rõ nét trong hệ thống các văn bản thực thi chính sách tín dụng của BIDV mà Chi nhánh đang áp dụng nhƣ: Chính sách khách hàng; Quy trình cấp tín dụng; Quy chế phân cấp ủy quyền trong phán quyết tín dụng; chính sách tài sản đảm bảo; kiểm soát nội bộ.

Chi nhánh cũng tuân thủ chặt chẽ các quy định của BIDV trong QĐ1722/QĐ- HĐQT của BIDV ngày 2 tháng 10 năm 2014 về Quy chế cho vay đối với khách hàng. Trong quy định này, BIDV quy định rõ nguyên tắc vay vốn và điều kiện cấp tín dụng đối với khách hàng, đối tƣợng cho vay, mức cho vay, giới hạn cấp tín dụng, các trƣờng hợp không đƣợc cấp tín dụng và hạn chế cấp tín dụng,….

Để hạn chế sự thiếu khách quan của cán bộ ngân hàng, giảm thiểu rủi ro tín dụng, BIDV đã quy đinh rõ trách nhiệm và quyền hạn của từng bộ phận trong quy trình tín dụng. Công tác quản lý, giám sát đƣợc thực hiện bởi nhiều bộ phận khác nhau nhằm đảm bảo quá trình quản lý tín dụng đƣợc chặt chẽ.

- Đối với Bộ phận QLKH có trách nhiệm quản lý, theo dõi, giám sát khoản cấp tín dụng cho đến khi thanh lý hợp đồng/tất toán khoản tín dụng theo quy định:

Kiểm tra, rà soát sau dựa trên hồ sơ tín dụng , sổ sách chứng từ kế toán của khách hàng, kiểm tra thực địa. Nô ̣i dung kiểm tra, rà soát sau, thời gian tiến hành kiểm tra thực hiện theo hƣớng dẫn. Kết thúc mỗi lần kiểm tra, Cán bộ QLKH phải lập Biên bản kiểm tra. Trƣờng hợp phát hiện khách hàng sử dụng vốn sai mục đích/khách hàng không thực hiện đúng cam kết/dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh của khách hàng không

55

hiệu quả nhƣ dự tính, biến động bất lợi về tài sản bảo đảm…, Cán bộ QLKH lập Báo cáo kiểm tra và báo cáo PGĐ QLKH/Giám đốc Chi nhánh.

Bộ phận QLKH phải thƣờng xuyên liên lạc, nắm bắt các vấn đề sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của khách hàng. Định kỳ không quá 6 tháng/lần kể từ thời điểm đánh giá liền trƣớc Đề xuất cấp tín dụng, đánh giá định kỳ thực hiện lập Báo cáo đánh giá biến động về hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tài sản của khách hàng để kịp thời nhận diện các rủi ro tiềm ẩn, chuyển bộ phận QTTD để lƣu hồ sơ tín dụng. Ngay khi phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu, phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro, Bộ phận QLKH phải báo cáo ngay bằng văn bản về tình trạng của khách hàng và đề xuất biện pháp xử lý trình cấp có thẩm quyền.

Đồng thời Bộ phận này phải lập bảng theo dõi nợ vay (áp dụng với nợ ngắn hạn từ thời điểm gia hạn nợ/quá hạn, khoản nợ trung, dài hạn), theo dõi tiến độ thực hiện dự án đối với cho vay đầu tƣ dự án (có thể theo dõi trên sổ hoặc trên file máy tính) để theo dõi, giám sát chặt chẽ tình trạng khoản tín dụng . Thực hiện xếp hạng tín dụng nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà tây (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)