CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích thông tin:
Phương pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Lai Châu giai đoạn 2015-2017, tình hình QLRRTCV tại BIDV Lai Châu và tình hình vận dụng các thông lệ quốc tế về QLRRTCV.
Phương pháp so sánh
Phƣơng pháp so sánh đƣợc ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phƣơng pháp:
So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và
số liệu của kỳ gốc, dùng để so sánh sự biến đổi giữa số liệu qua các giai đoạn hoạt động kinh doanh của BIDV Lai Châu từ năm 2015-2017. Từ đó tìm ra nguyên nhân của sự tăng/giảm của các chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến hoạt động kinh doanh của BIDV Lai Châu, để có cơ sở đƣa ra các đánh giá, giải pháp và định hƣớng cho hoạt động ngân hàng trong các năm tiếp theo.
So sánh số tương đối: Đƣợc đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu
thành phần và số liệu tổng hợp. Phƣơng pháp này có tác dụng chỉ rõ mức độ chiếm giữ của các chỉ tiêu thành phần nhƣ: thị phần cho vay của BIDV Lai Châu trong thị phần cho vay của các NHTM trên địa bàn, mức độ tỷ lệ rủi ro của các lĩnh vực cho vay theo ngành nghề, lĩnh vực,…trong tổng thể nợ xấu của BIDV Lai Châu. Kết hợp với các phƣơng pháp khác để quan sát và phân tích đƣợc tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu qua các năm đối với BIDV Lai Châu, nhằm đƣa ra cá biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh trong từng thời kỳ.
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TRONG CHO VAY TẠI
CHI NHÁNH BIDV LAI CHÂU 3.1. Giới thiệu chung BIDV Lai Châu
3.1.1. Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lai Châu triển Việt Nam – Chi nhánh Lai Châu
Quá trình hình thành
- Tên giao dịch: NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH LAI CHÂU (BIDV LAI CHÂU)
- Mã số thuế: 0100150619-074
- Địa chỉ: Đƣờng 30/4, Phƣờng Đông Phong, TP. Lai Châu, Tỉnh Lai Châu. - Giấy phép kinh doanh: 0100150619-074 - ngày cấp: 25/12/2003
- Ngày hoạt động: 01/01/2004
- Điện thoại: 0213.3875.255 - Fax: 0213.3875.266 - Giám đốc: Phạm Khắc Tích
Ngày 26/11/2013, Quốc hội khóa XI kỳ họp thứ 4 đã ra Nghị quyết 22/2003/QH11 về việc “Chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh; trong đó chia tách tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh: tỉnh Lai Châu và tỉnh Điện Biên. Ngay sau đó, Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam đã có Quyết định thành lập Chi nhánh BIDV Lai Châu số 5360/QĐ-HĐQT ngày 25/12/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị BIDV. BIDV Lai Châu bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2004 với vỏn vẹn 22 cán bộ nhân viên và trụ sở tại đƣờng Trần Hƣng Đạo, phƣờng Đoàn Kết, Thị xã Lai Châu. Sau đó, đến năm 2010, chi nhánh chuyển về trụ sở mới đặt tại Đƣờng 30/4, Phƣờng Đông Phong, TP. Lai Châu cho đến hiện nay.
Nằm ở khu vực biên giới miền núi phía Tây Bắc, tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm thành phố Lai Châu và các huyện: Mƣờng Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đƣờng, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phƣờng và 07 thị trấn. BIDV Lai Châu là đơn vị thứ 74 trong hệ thống mạng lƣới của BIDV trên
toàn quốc. Tuy điều kiện địa hình phức tạp, thiên tai thƣờng xuyên và kinh tế còn rất nhiều khó khăn nhƣng BIDV Lai Châu luôn nỗ lực để góp phần phát triển kinh tế địa phƣơng.
Chi nhánh luôn nỗ lực tiếp xúc và thu hút số lƣợng lớn khách hàng, tạo tiền đề cho việc đa dạng hoá và mở rộng các loại hình dịch vụ. Cán bộ nhân viên không ngừng học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ, nỗ lực hết mình vì sự hài lòng của khách hàng. Tuy nhiên, chi nhánh cũng gặp phải sự cạnh tranh từ các ngân hàng trên cùng địa bàn. Hiện tại toàn tỉnh có 4 chi nhánh Ngân hàng thƣơng mại (BIDV, Agribank, Vietinbank, Lienviet Postbank), 2 Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, nên sự cạnh tranh diễn ra khá gay gắt, đặc biệt là khối các NHTM.
BIDV Lai Châu ra đời đã và đang góp phần phục vụ nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính – ngân hàng của các tổ chức kinh doanh và các tầng lớp dân cƣ tại địa bàn miền núi phía Tây Bắc.
Cùng với sự lớn mạnh của toàn hệ thống BIDV, BIDV Lai Châu đã trở thành một trong những chi nhánh ngân hàng có uy tín, quan hệ với các đối tác ngày càng mở rộng. Chi nhánh đang cố gắng vƣơn lên, khắc phục những khó khăn trƣớc mắt, không ngừng nâng cao hiệu quả quản lý rủi ro hoạt động góp phần đáng kể vào sự phát triển của toàn hệ thống.
Cơ cấu tổ chức:
Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và 03 Phó giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc
pháp luật và Hội sở chính về toàn bộ hoạt động kinh doanh của Chi nhánh và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Chi nhánh.
Phòng Khách hàng doanh nghiệp (KHDN): Nhiệm vụ chính của phòng
KHDN là:
+ Công tác tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng; + Công tác tín dụng;
+ Thực hiện nghiệp vụ tài trợ thƣơng mại;
+ Một số nhiệm vụ khác nhƣ công tác quản lý thông tin khách hàng, tác nghiệp các giao dịch mua bán ngoại tệ, Cập nhật thông tin diễn biến thị trƣờng và sản phẩm trong phạm vi liên quan.
Phòng Khách hàng cá nhân (KHCN): Nhiệm vụ chính của phòng KHCN là:
+ Công tác tiếp thị và phát triển khách hàng;
+ Công tác bán sản phẩm và dịch vụ ngân hàng bán lẻ; + Công tác tín dụng;
+ Một số nhiệm vụ khác nhƣ công tác quản lý thông tin khách hàng, cập nhật thông tin diễn biến thị trƣờng và sản phẩm trong phạm vi liên quan; Phối hợp bộ phận Kinh doanh thẻ tham gia thực hiện các nghiệp vụ liên quan trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ thẻ theo thẩm quyền và quy trình, quy định nghiệp vụ của BIDV
Phòng Quản lý rủi ro (QLRR):
+ Tham mƣu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt
động tín dụng tại Chi nhánh;
+ Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của
Chi nhánh; đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của Chi nhánh, của khách hàng và phƣơng án cơ cấu lại các khoản nợ vay của khách hàng theo quy định;
+ Đầu mối nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt và kiểm tra việc thực hiện giới hạn tín dụng của các Phòng liên quan;
+ Đầu mối công tác quản lý rủi ro thị trƣờng và tác nghiệp, công tác phòng chống rửa tiền; công tác duy trì, áp dụng hệ thống ISO 9001 và ISO 27001; công tác kiểm tra nội bộ.
Phòng Quản trị tín dụng (QTTD):
+ Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV và của Chi nhánh;
+ Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Khách hàng theo đúng các quy định của BIDV; gửi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn trong tác nghiệp của Phòng; tuân thủ đúng quy trình kiểm soát nội bộ trƣớc khi giao dịch đƣợc thực hiện. Giám sát khách hàng tuân thủ các điều kiện của hợp đồng tín dụng;
+ Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin khách hàng và mẫu dấu, chữ ký khách hàng của BIDV;
+ Đầu mối lƣu trữ chứng từ giao dịch, hồ sơ nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh và tài sản đảm bảo nợ; quản lý thông tin (thu thập, xử lý, lƣu trữ, bảo mật, cung cấp) và lập các loại báo cáo, thống kê về quản trị tín dụng theo quy định
Phòng Giao dịch khách hàng (GDKH):
+ Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng;
+ Thực hiện giải ngân vốn vay, thu nợ cho khách hàng trên cơ sở hồ sơ tín dụng đã đƣợc phê duyệt;
+ Thực hiện công tác hậu kiểm đối với toàn bộ hoạt động giao dịch hạch toán tại Phòng Giao dịch khách hàng;
+ Chịu trách nhiệm: Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch; kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của Phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.
Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ:
+ Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ;
+ Tổ chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt tại Ngân hàng Nhà nƣớc và các đơn vị liên quan; tổ chức việc tiếp quỹ/thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc, các ATM;
+ Đề xuất, tham mƣu với Giám đốc Chi nhánh về các biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho, quỹ và an ninh tiền tệ; phát triển các dịch vụ về kho quỹ; thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ. Chịu trách nhiệm hoàn toàn về đảm bảo an toàn kho quỹ và an ninh tiền tệ, bảo đảm an toàn tài sản của Chi nhánh/BIDV và của khách hàng.
Phòng Quản lý nội bộ (QLNB):
+ Công tác kế hoạch – tổng hợp: Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch - tổng hợp; Tham mƣu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh; Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh; Giúp việc Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của Chi nhánh;
+ Công tác nguồn vốn: Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn; Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ; Phối hợp với các Phòng liên quan giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng; Chịu trách nhiệm quản lý các hệ số an toàn trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của Chi nhánh;
+ Công tác điện toán;
+ Công tác tài chính – kế toán: Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp; hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán và quản lý, giám sát tài chính;
+ Công tác hành chính – nhân sự: Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, hƣớng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; triển khai công tác tổ chức - nhân sự và phát triển nguồn nhân lực; công tác thi đua khen thƣởng; chính sách đối với ngƣời lao động; Quản lý hồ sơ cán bộ, ngƣời lao động; công tác hành chính – quản trị, hậu cần;…
Phòng giao dịch trực thuộc: gồm PGD Thành phố, PGD Đoàn Kết, PGD Phong Thổ. Nhiệm vụ chính của các PGD trực thuộc là:
+ Trực tiếp giao dịch với khách hàng, thực hiện cấp tín dụng theo phân cấp thẩm quyền, huy động vốn;
+ Thực hiện các biện pháp phát triển kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả, bảo đảm quyền lợi của Ngân hàng trong hoạt động kinh doanh của đơn vị, góp phần phát triển bền vững, an toàn, hiệu quả của Chi nhánh.
Nhìn chung, cơ cấu bộ máy tổ chức của BIDV Lai Châu khá gọn gàng, chặt chẽ, thông suốt, phù hợp với yêu cầu quản lý tập trung theo thông lệ và điều kiện, tình hình thực tế tại Chi nhánh.
3.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lai Châu: triển Việt Nam – Chi nhánh Lai Châu:
3.1.2.1 Hoạt động huy động vốn
Với mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng, chính sách huy động vốn của BIDV không chỉ hƣớng tới các khách hàng bán buôn là các Tổng công ty, các doanh nghiệp lớn mà còn không ngừng mở rộng hoạt động huy động vốn tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các thể nhân. Với chiến lƣợc cạnh tranh bằng sự khác biệt trên nền tảng công nghệ quản lý vốn của ngân hàng hiện đại, các sản phẩm tiền gửi của BIDV đã mang lại cho khách hàng những lợi ích khác biệt so với sản phẩm cùng loại trên thị trƣờng.
Hiện nay, BIDV là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm đồng Việt Nam và ngoại tệ với kỳ hạn phong phú, thu hút mạnh nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ và doanh nghiệp. Các sản phẩm huy động vốn của BIDV rất linh hoạt, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng nhƣ: các sản phẩm tiết kiệm cho phép khách hàng chủ động lựa chọn phƣơng thức nhận lãi, gốc và linh hoạt rút gốc; tiết kiệm tích lũy bảo an, tiết kiệm tích lũy trẻ em,... Ngoài ra, với lợi thế công nghệ hiện đại, BIDV là ngân hàng có sản phẩm Ngân hàng điện tử (gồm BIDV Internet Baking, BIDV Mobile Banking, BIDV Smart Banking, BIDV Business Online, ….) rất phát triển và đạt hiệu quả cao.
Huy động vốn cũng là nhiệm vụ trọng tâm, quyết định cho sự tồn tại và phát triển của chi nhánh, đây là nguồn vốn đầu vào của ngân hàng. Nguồn vốn chủ yếu của chi nhánh là tiền gửi của nhóm khách hàng cá nhân và khách hàng doanh
nghiệp. Trong đó, tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân chiếm phần lớn trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh.
Bảng 3.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Lai Châu
Đvt: Tỷ đồng TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) 16/15 17/16 1 Huy động vốn bình quân 1.634 2.122 2.736 30 29
2 Huy động vốn tại địa phương 1.052 1.367 1.669 30 22
3 Huy động vốn cuối kỳ 1.846 2.342 2.954 27 26
3.1 Phân theo thành phần kinh tế
- Tổ chức 753 1.030 1.586 37 54 - Dân cƣ 1.093 1.312 1.368 20 4 3.2 Phân theo kỳ hạn - Không kỳ hạn 713 846 879 18 4 - Có kỳ hạn dƣới 12 tháng 718 942 1.561 31 66 - Có kỳ hạn trên 12 tháng 415 554 514 3 9
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của BIDV Lai Châu)
Có thể thấy, nguồn vốn huy động trong giai đoạn 2015-2017 của Chi nhánh luôn đƣợc giữ vững và tăng trƣởng. Vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dƣới 12 tháng sự tăng trƣởng khá tốt và ổn định, năm 2016 có mức tăng trƣởng 31% so với năm 2015 đạt 942 tỷ đồng.
Năm 2017, huy động vốn cuối kỳ tiếp tục tăng 26% so với năm 2016, vƣợt lên đạt mức 2.954 tỷ đồng. Nguyên nhân của những thành tích đó chủ yếu là do BIDV Lai Châu có nền khách hàng dân cƣ ổn định qua nhiều năm với vị thế của một ngân hàng lớn, có uy tín do đƣợc thành lập, đồng hành của ngƣời dân tỉnh Lai Châu từ những năm đầu tách tỉnh (2004). Thêm vào đó, một số doanh nghiệp lớn có nguồn tiền tạm thời nhàn rỗi cũng đã lựa chọn BIDV Lai Châu để gửi. Trong đó phải kể đến một số công ty nhƣ Công ty CP Xây dựng 565, Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Thăng Long….
Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong giai đoạn 2015-2017 theo thành phần kinh tế đƣợc thể hiện qua hình 3.1:
Hình 3.1. Tình hình huy động vốn theo thành phần kinh tế tại BIDV Lai Châu