Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam – chi nhánh lai châu (Trang 92 - 97)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý rủi ro hoạt động chovay tại BID

4.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:

Kiểm tra, đánh giá rủi ro đƣợc thực hiện song song với hoạt động QLRR nhằm mục tiêu phòng, chống và kiểm soát các rủi ro có thể phát sinh trong quá trình

hoạt động và đảm bảo toàn bộ các hoạt động, các bộ phận và từng cá nhân trong chi nhánh đều tuân thủ các quy định của pháp luật, của BIDV, tuân thủ và thực hiện các kế hoạch, chính sách, quy trình và quyết định của các cấp thẩm quyền, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng.

Bộ phận QLRR tại chi nhánh phải có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đánh giá rủi ro không chỉ đối với từng khoản cấp vay mà là toàn bộ danh mục cho vay, phải có sự theo dõi, kiểm soát chất lƣợng của danh mục cho vay hàng ngày và thực hiện các biện pháp xử lý khi chất lƣợng khoản vay bị suy giảm gồm:

- Theo dõi kết quả phân loại nợ của khoản vay;

- Đánh giá mức độ đầy đủ của DPRR theo quy định của NHNN;

- So sánh mức rủi ro thực tế với giới hạn, hạn mức cho vay chung của toàn hệ thống do Hội đồng quản trị phê duyệt.

Kiểm tra, đánh giá RRTCV bao gồm kiểm tra trƣớc khi cho vay, trong khi cho vay và sau khi cho vay. Tham gia quá trình này, cần có cơ quan Thanh tra NHNN, ban kiểm tra giám sát, quản lý tín dụng của BIDV và phòng QLRR tại Chi nhánh. Ngoài ra cần có sự tham gia của các cơ chế giám sát bên ngoài nhƣ các cơ quan kiểm toán độc lập, ủy ban giám sát tài chính, và đặc biệt là sự giám sát của thị trƣờng.

Việc rà soát các khoản vay phải đƣợc thực hiện tối thiểu một năm một lần hoặc với tần suất nhiều hơn đối với các khoản vay có vấn đề. Trên cơ sở kết quả rà soát, kiểm tra viên có các báo cáo cảnh báo, những khuyến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng QLRRTCV để tham mƣu Ban Giám đốc chi nhánh đƣa ra những điều chỉnh phù hợp.

KẾT LUẬN

Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trƣờng của các doanh nghiệp nói chung và NHTM nói riêng đều phải chấp nhận rủi ro, không một ngành kinh doanh nào gặp nhiều rủi ro nhƣ ngành ngân hàng. Rủi ro tồn tại ngoài ý muốn của con ngƣời, thƣờng gây ra những hậu quả khó lƣờng cho nên trong thực tế không thể loại trừ đƣợc rủi ro ra khỏi môi trƣờng kinh doanh mà chúng ta chỉ có thể phân tích, dự đoán, đo lƣờng và tìm ra các nguyên nhân, giải pháp phòng ngừa, hạn chế sự tác động của rủi ro tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay nói riêng.

Quản lý rủi ro hoạt động cho vay là một nội dung quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thành công của một NHTM và một hệ thống NHTM của một quốc gia, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới toàn cầu của Việt Nam hiện nay. Đây cũng là một trong những vấn đề then chốt quyết định sự tồn tại của hệ thống NHTM khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ (vấn đề mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế thị trƣờng). Việc hoàn thiện quản lý rủi ro hoạt động cho vay một cách có hiệu quả để tận dụng tối ƣu các nguồn lực hiện có nhằm mục đích vừa giảm thiểu rủi ro vừa gia tăng lợi nhuận cho các tài sản có đang là đòi hỏi vô cùng bức thiết đối với các toàn hệ thống BIDV nói chung và BIDV Lai Châu nói riêng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Từ việc tiếp cận lý luận và thực tiễn các vấn đề hiện tại của BIDV Lai Châu, dƣới góc nhìn quản lý kinh tế, luận văn đã hoàn thành đƣợc các nhiệm vụ sau:

 Trình bày cơ sở lý luận về rủi ro trong cho vay, nội dung của quản lý rủi ro trong cho vay và các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác quản lý rủi ro trong cho vay tại các Ngân hàng thƣơng mại.

 Phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro trong cho vay tại chi nhánh BIDV Lai Châu, qua đó tìm hiểu đƣợc những kết quả đạt đƣợc và hạn chế cũng nhƣ những nguyên nhân của hạn chế đó tại Chi nhánh trong công tác quản lý rủi ro hoạt động cho vay.

 Trên cơ sở lý thuyết và thực tiễn đó, tác giả đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro hoạt động cho vay tại Chi nhánh BIDV Lai Châu theo quan điểm quản lý rủi ro hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, an toàn hoạt động và đảm bảo yêu cầu hội nhập.

Quản lý rủi ro trong cho vay là vấn đề lớn, chịu tác động của rất nhiều yếu tố liên quan nên những giải pháp đƣa ra trong luận văn chỉ phát huy tác dụng khi có sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong quá trình thực hiện.

Mặc dù có những đóng góp nhất định, do giới hạn bởi thời gian và sự hiểu biết của bản thân, chắc chắn luận văn vẫn còn những hạn chế nhất định. Tác giả xin trân trọng cảm ơn các ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các nhà quản lý và các giảng viên để tác giả có cơ hội, điều kiện hoàn thiện hơn những hiểu biết, kiến thức và nghiên cứu của bản thân về vấn đề này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Thị Cành và các cộng sự, 2015. Hiệu quả và rủi ro trong hoạt động Ngân hàng – Nghiên cứu tình huống các NHTM Việt Nam. Thành phố

Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia TP.Hồ Chí Minh.

2. Cục thống kê tỉnh Lai Châu, 2017. Niên giám thống kê tỉnh Lai Châu 2017. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê

3. Nguyễn Thị Thu Đông, 2012. Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng

TMCP Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập. Luận án tiến sĩ. Trƣờng Đại học kinh tế quốc dân.

4. Đỗ Thị Kim Hảo và các cộng sự, 2014. Tăng trưởng tín dụng nóng và những ảnh hưởng đối với sự lành mạnh của các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành. Học viện Ngân hàng

5. Nguyễn Quang Hiện, 2016. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP

Quân đội. Luận án tiến sĩ. Học viện Tài chính.

6. Joel Bessis, 2012. Quản trị rủi ro ngân hàng. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Lao động – xã hội.

7. Cấn Văn Lực, 2014. Quản lý rủi ro tại ngân hàng thƣơng mại Việt Nam và chuẩn mực Basel trong quản lý rủi ro. Tạp chí Đầu tư – Phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, số 15, trang 11-15

8. Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Lai Châu, 2015, 2016, 2017. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017, Lai Châu

9. Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Lai Châu năm 2015, 2016, 2017. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2015, 2016, 2017 10. Peter S.Rose, 2003. Quản trị Ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nhà xuất bản

11. Lƣơng Thu Phƣơng, 2017. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân – NCB. Luận văn thạc sĩ. Trƣờng Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.

12. Phạm Thanh Thủy và các cộng sự, 2015. Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành. Học viện Ngân hàng.

13. Lê Thị Thu Thủy và các cộng sự, 2016. Pháp luật về các biện pháp hạn chế rủi ro trong hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng ở Việt Nam và một số nước trên thế giới. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

14. Nguyễn Hoàng Bích Trâm, 2014. Kiểm định rủi ro tín dụng cho các NHTM niêm yết tại Việt Nam. Tạp chí phát triển và hội nhập, số 14, trang 08-13

15. Trần Ngọc Vân, 2017. Kiểm soát rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Đắk Lắk.

Luận văn thạc sĩ. Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.

Tài liệu tiếng Anh

16. Bank for International Settlements (BIS), BCBS75, 2000. Principles for the

management of credit risk.

17. Bank for International Settlements (BIS), WP27, 2014. Impact and implementation challenges of the Basel framework for emerging market, developing and small economies.

Tài liệu Internet:

18. Nguyễn Thƣờng Lạc, 2017. Quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam và những vấn đề đặt ra. <http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-

mo/quan-tri-rui-ro-tai-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-va-nhung-van- de-dat-ra-122653.html> [Ngày truy cập: 18/6/2018]

19. Nguyễn Chí Trung, 2017. Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro trong cho vay tại ngân hàng TMCP đầu tư phát triển việt nam – chi nhánh lai châu (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)