CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Giới thiệu chung BIDV Lai Châu
3.1.3. Rủi ro trong chovay của BIDV Lai Châu giai đoạn 2015-2017:
3.1.3.1. Cơ cấu và chất lượng cho vay giai đoạn 2015-2017:
Doanh số cho vay qua các năm tại BIDV Lai Châu có sự tăng trƣởng rõ rệt. Cơ cấu cho vay có sự chuyển hƣớng tích cực và chất lƣợng các khoản vay qua các năm đƣợc kiểm soát nâng cao và dần tốt hơn.
a. Cơ cấu cho vay:
Bảng 3.3. Cơ cấu cho vay tại BIDV Lai Châu giai đoạn 2015-2017
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tổng dƣ nợ 1.944 2.426 2.936 1 Cơ cấu theo đối tƣợng khách
hàng
- Doanh nghiệp và TCKT: 1.220 1.214 1.264
- Cá nhân/ hộ gia đình 724 1.212 1.672
2 Cơ cấu theo tiền tệ
- VND 1.944 2.426 2.936
- Ngoại tệ 0 0 0
3 Cơ cấu theo kỳ hạn
- Ngắn hạn 732 1.111 1.456
- Trung dài hạn 1.212 1.315 1.480
4 Cơ cấu theo tình trạng nợ
- Nợ trong hạn 1.895,8 2.352,3 2.865,8
- Nợ quá hạn 48,4 73,5 99
5 Cơ cấu theo nhóm nợ
- Nhóm 1 1.839 2.363,3 2.836,3
- Nhóm 2 63,3 22,5 66,7
- Nhóm 3-5 (nợ xấu) 41,7 40,2 33
Tổng 1.944 2.426 2.936
Ngân hàng TMCP Đầu tƣ & Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh BIDV Lai Châu nói riêng trong những năm qua chủ yếu dƣ nợ tín dụng là cho vay các khách hàng doanh nghiệp và tổ chức kinh tế. Đƣơng nhiên lợi thế của những khách hàng này là thƣờng sử dụng đa dạng các dịch vụ của Ngân hàng đem lại lợi ích lớn; tuy nhiên, tỷ lệ tài sản bảo đảm (TSBĐ) thƣờng thấp (do đối tƣợng khách hàng này thƣờng đƣợc áp dụng tỷ lệ TSBĐ nhất định theo chính sách khách hàng, thƣờng là thấp hơn 100%). Do vậy, khi rủi ro xảy ra sẽ gây tổn thất rất lớn cho Ngân hàng. Mặt khác, khách hàng cá nhân vay thƣờng với số tiền nhỏ, nhƣng TSBĐ thƣờng là bất động sản, động sản có giá trị thanh khoản cao và tỷ lệ TSBĐ thƣờng là 100% và có thể cao hơn 100%. Việc cho vay đối với đối tƣợng khách hàng cá nhân, hộ gia đình giúp phân tán rủi ro và tăng khả năng thu hồi nợ khi có rủi ro xảy ra.
Do vậy, từ năm 2015 trở lại đây, BIDV Lai Châu đã tích cực đẩy mạnh phát triển các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân, hộ gia đình để từng bƣớc chiếm lĩnh thị trƣờng tiềm năng này và dƣ nợ bán lẻ tại chi nhánh đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, dƣ nợ bán lẻ vẫn còn ở mức thấp và chất lƣợng chƣa thực sự cao nhƣ kỳ vọng. Trong giai đoạn 2015-2017 đã có một số khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh đã đƣợc BIDV Lai Châu hỗ trợ với đồng bộ các giải pháp nhƣ cơ cấu nợ, giảm lãi,… nhƣng không khắc phục đƣợc dẫn tới nợ xấu, nợ tiềm ẩn ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, có nguy cơ phải phát mại tài sản để thu hồi nợ vay nhƣ Công ty CP Dƣợc Y tế và TM Bảo Châu (16 tỷ đồng), Công ty CP Xi măng Lai Châu (10 tỷ đồng), Công ty TNHH Tƣ vấn & XD Lạc Hồng (3 tỷ đồng).
Năm 2017, dƣ nợ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh là 1.480 tỷ VND, chiếm tỷ trọng 50,4% tổng dƣ nợ. Từ năm 2015, mặc dù tỷ lệ dƣ nợ cho vay trung dài hạn của Chi nhánh giảm xuống nhƣng số tuyệt đối lại tăng lên do Chi nhánh đã hợp vốn cho vay một số dự án lớn nhƣ cho vay đồng tài trợ dự án thủy điện Sơn La, thủy điện Huổi Quảng, thủy điện Lai Châu, dự án cáp treo Fansipan của Công ty
TNHH DV Du lịch cáp treo Fansipan Sapa. Cơ cấu dƣ nợ theo tiền tệ không có thay đổi, chi nhánh không có dƣ nợ ngoại tệ.
Tình trạng nợ quá hạn, nợ xấu đƣợc kiểm soát, có chiều hƣớng giảm dần theo chiều hƣớng tích cực; năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu chiếm tỷ trọng trên tổng dƣ nợ lần lƣợt là 2,47% và 2,1%, và đến năm 2017 tỷ lệ này giảm xuống còn 2,39% và 1,12%, đảm bảo tỷ lệ theo quy định của BIDV và NHNN.
Tỷ lệ nợ nhóm 1, nhóm 2 tại Chi nhánh tƣơng đối cao cho thấy chất lƣợng tín dụng đƣợc kiểm soát và có sự tăng trƣởng qua các năm. Đối với các khoản nợ quá hạn, chi nhánh đánh giá không thể thu hồi đúng hạn, khách hàng không có khả năng trả nợ, chi nhánh kiên quyết chuyển nhóm nợ cao hơn theo đúng quy định, không có tình trạng giấu nợ. Chi nhánh cũng tích cực xử lý TSBĐ để thu hồi nợ vay cho Ngân hàng. Dẫu vậy, kết quả đến nay còn nhiều hạn chế, do cơ chế chung cũng nhƣ chƣa thực sự quyết liệt trong các khâu, bộ phận trong chi nhánh và quá trình làm việc với các cơ quan chức năng có liên quan.
b. Trích lập dự phòng rủi ro:
Bảng 3.4. Tình hình trích lập dự phòng rủi ro
Đơn vị: tỷ đồng
Tiêu chí Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN 4,1 5,3 11,1
Số dự phòng Chi nhánh đã trích 4,1 5,3 11,1
Số dự phòng Chi nhánh chƣa trích 0 0 0
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của BIDV Lai Châu)
Hiện nay, BIDV Lai Châu đã trích lập đủ DPRR theo quy định tại Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013, số liệu năm 2017 là 38 tỷ đồng. Hoạt động của chi nhánh trong những năm qua đạt hiệu quả tốt, các chỉ tiêu tín dụng đều đảm bảo theo quy định của BIDV và pháp luật.
c. Thị phần cho vay:
Hình 3.6. Thị phần cho vay các NHTM trên địa bàn tỉnh Lai Châu năm 2017
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của NHNN tỉnh Lai Châu)
Thị phần cho vay của BIDV Lai Châu trên địa bàn tỉnh Lai Châu luôn đƣợc duy trì ở mức cao, thƣờng ở mức khoảng trên 30%. Dƣ nợ của Chi nhánh luôn chỉ xếp sau duy nhất Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam. Điều này thể hiện uy tín thƣơng hiệu cũng nhƣ chất lƣợng sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh trong những năm qua.
3.1.3.2. Thực trạng rủi ro trong cho vay tại BIDV Lai Châu:
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, môi trƣờng cạnh tranh ngày càng quyết liệt và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong 3 năm gần đây, hoạt động cho vay của BIDV Lai Châu đƣợc cơ cấu lại theo nguyên tắc thị trƣờng và điều chỉnh cơ cấu cho vay hợp lý, đặc biệt mở rộng cho vay các DNNVV, tƣ nhân cá thể làm ăn hiệu quả, chất lƣợng hoạt động cho vay không ngừng đƣợc nâng cao.
a. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tín dụng
Trong những năm gần đây, thực hiện chỉ đạo của BIDV về nâng cao chất lƣợng cho vay, nên Chi nhánh đã xây dựng chiến lƣợc định hƣớng hoạt động cho vay và đề ra các giải pháp cụ thể trong điều hành hoạt động cho vay. Trong công tác cho vay, Chi nhánh luôn bám sát và nghiêm túc thực hiện những chỉ đạo của BIDV, thực hiện đúng chính sách tiền tệ của NHNN và đảm bảo đƣợc hiệu quả
kinh doanh của Chi nhánh. Chi nhánh thƣờng xuyên tiến hành phân tích đánh giá, phân loại khách hàng. Từ đó đƣa ra quyết định cho vay chính xác, kịp thời, giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Bảng 3.5. Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn vay
Đơn vị: tỷ đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 1 Tổng dƣ nợ 1.944 2.426 2.936
- Dư nợ ngắn hạn 732 1.111 1.456
- Dư nợ trung dài hạn 1.212 1.315 1.480
2 Nợ quá hạn 48,4 73,5 99
- Nợ ngắn hạn 28,4 53,5 64
- Nợ trung dài hạn 20 20 35
3 Tỷ lệ Nợ quá hạn/ tổng dƣ nợ 2,49% 3,03% 3,37%
- Cho vay ngắn hạn 1,46% 2,21% 2,18%
- Cho vay trung dài hạn 1,03% 0,82% 1,19%
(Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của BIDV Lai Châu)
Bảng 3.5 cho ta thấy dƣ nợ vốn vay tăng từ 1.944 tỷ đồng năm 2015 lên 2.936 tỷ đồng năm 2017, tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 2,49% năm 2015 lên 3,37% năm 2017. Cho thấy trong giai đoạn 2015 – 2017 mặc dù Ban lãnh đạo chi nhánh đã có những giải pháp, biện pháp cụ thể, song nợ quá hạn tăng lên khá cao. Nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở các khoản nợ ngắn hạn. Đến 31/12/2017, tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dƣ nợ tại Chi nhánh đã ở mức 3,37%. Tuy vẫn ở trong tầm kiểm soát và chấp nhận đƣợc nhƣng kết quả trên cũng là sự cảnh báo sớm cho chi nhánh trong việc tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro trong cho vay.
b. Tỷ lệ và cơ cấu nợ xấu
Với quan điểm nhất quán của ban lãnh đạo, BIDV Lai Châu luôn thực hiện theo đúng quy định của BIDV và pháp luật trong việc thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, không che giấu nợ xấu, nợ quá hạn.
Bảng 3.6. Cơ cấu nhóm nợ giai đoạn 2015-2017 tại BIDV Lai Châu
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dƣ nợ % Dƣ nợ % Dƣ nợ % 1. Tổng dƣ nợ 1.944 100 2.426 100 2.936 100 Nợ nhóm 1 1.839 94,6 2.363,3 97,42 2.836,3 96,60 Nợ nhóm 2 63,3 3,26 22,5 0,93 66,7 2,27 Nợ nhóm 3 4,9 0,25 1,8 0,07 2 0,07 Nợ nhóm 4 0,8 0,04 0,5 0,02 0 0,00 Nợ nhóm 5 36 1,85 38 1,57 31 1,06 2. Nợ xấu (3+4+5) 41,7 2,15 40,3 1,66 33 1,12
(Nguồn: Báo cáo phân tích nợ quá hạn tại BIDV Lai Châu)
Hình 3.7. Cơ cấu nhóm nợ năm 2017
Có thể nhận thấy tỷ trọng tổng dƣ nợ và các nhóm nợ có sự thay đổi rõ rệt qua các năm. Tổng dƣ nợ tăng qua các năm, từ dƣ nợ 1.944 tỷ đồng năm 2015 đến
năm 2017 tổng dƣ nợ đạt 2.936 tỷ đồng. Điều này phần nào phản ánh đƣợc quy mô ngày càng mở rộng của đơn vị trong những năm gần đây.
Tỷ trọng nợ đủ tiêu chuẩn của các năm đều cao, đến cuối năm 2017 chiếm 96,6%, chứng tỏ Chi nhánh đã có nhiều nỗ lực trong công tác QLRRTCV.
Tỷ trọng nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2015 là 2,15%, năm 2016 là 1,66% và năm 2017 là 1,12%. Nguyên nhân là do Chi nhánh đã tập trung xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay của một số khách hàng nợ nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu tăng năm 2015 -2016, cho thấy chất lƣợng tín dụng của BIDV Lai Châu giảm, một phần do nền kinh tế biến động, gặp nhiều khó khăn ảnh hƣởng trực tiếp đến các doanh nghiệp. Một phần là sự quyết tâm của chi nhánh trong việc xếp nhóm nợ các khách hàng suy giảm khả năng trả nợ theo đúng quy định của nhà nƣớc và pháp luật. Tuy nhiên, đến cuối năm 2017, tình hình nợ xấu đã giảm 7,3 tỷ đồng tƣơng đƣơng với mức giảm 32,34%, chứng tỏ việc quản lý rủi ro trong cho vay và công tác xử lý nợ xấu tại Chi nhánh bƣớc đầu đã có hiệu quả. Cụ thể vào đầu năm 2017 chi nhánh đã xử lý thành công một số món nợ xấu từ nhóm doanh nghiệp vừa và nhỏ, thu hồi đủ gốc và lãi cho Ngân hàng.