CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.3. Đánh giá chung công tác quản lý rủi ro trong chovay tại BIDV Lai Châu
3.3.2. Những mặt còn hạn chế:
Trong thời gian vừa qua, hoạt động cho vay đã đƣợc BIDV Lai Châu hết sức quan tâm và thƣờng xuyên đƣa ra các giải pháp để đổi mới và hoàn thiện, hạn chế rủi ro, song trong quá trình hoạt động bên cạnh những kết quả đã đạt đƣợc vẫn cho thấy những khó khăn, hạn chế cần phải đƣợc giải quyết trong thời gian tới.
3.3.2.1. Xây dựng kế hoạch, chính sách QLRRTCV tại chi nhánh chưa toàn diện
BIDV Lai Châu chƣa có một kế hoạch, chính sách QLRR toàn diện thiết lập các mục tiêu định hƣớng riêng cho các hoạt động cho vay theo địa bàn đặc thù tại chi nhánh. Các kế hoạch, chính sách QLRR hàng năm của chi nhánh phần lớn vẫn dựa chủ yếu trên khung chiến lƣợc chung của toàn hệ thống BIDV. Tuy có tƣ tƣởng tốt về quản lý rủi ro nhƣng kế hoạch, chính sách QLRRTCV vẫn chỉ mang tính nguyên tắc và định hƣớng, chƣa cụ thể, chƣa đáp ứng đƣợc những yêu cầu tối thiểu của một chính sách rủi ro tín dụng nhƣ: (i) chƣa phản ánh đƣợc mức độ chấp nhận rủi ro của chi nhánh; (ii) chƣa xem xét, đánh giá các mục tiêu về chất lƣợng cho vay, thu nhập và tăng trƣởng trong mối tƣơng quan qua lại; (iii) chƣa tạo ra phƣơng thức QLRR để đo lƣờng, định lƣợng rủi ro, điều chỉnh cơ cấu và chất lƣợng danh mục đầu tƣ tín dụng theo các mục tiêu đã đề ra.
3.3.2.2. Quy trình cho vay còn nhiều rủi ro:
Quy trình cho vay tại chi nhánh có sự phân tách giữa 3 khối: khối quản lý khách hàng, khối QLRR, khối tác nghiệp. Các khối chịu trách nhiệm đối với mọi khâu chuẩn bị cho một khoản vay theo chức năng, nhiệm vụ riêng. Việc phải chịu áp lực về doanh thu, dƣ nợ nên bộ phận QLKH là ngƣời đi tìm kiếm, tiếp xúc khách hàng vừa phân tích khách hàng để trình duyệt thƣờng kém tính khách quan và tiềm ẩn rủi ro lớn cho ngân hàng do:
(i) Bộ phận QLKH thƣờng phải chịu áp lực về phát triển, mở rộng khách hàng nên họ có thể phân tích khách hàng theo hƣớng tốt hơn so với thực tế để đƣợc phê duyệt cho vay, đảm bảo chỉ tiêu về dƣ nợ.
(ii) Cán bộ QLKH tiếp xúc trực tiếp khách hàng nên đôi khi có thể nảy sinh sự thông đồng giữa cán bộ QLKH và khách hàng dẫn đến khai tác nhu cầu vốn để vay hộ, vay ké hoặc khách hàng mua chuộc cán bộ QLKH để vay đƣợc tiền ngân hàng.
Do hạn chế về tính minh bạch của thông tin khách hàng và năng lực thẩm định yếu của cán bộ QLKH nên để đảm bảo an toàn cho ngân hàng, quy trình cho vay nhìn chung còn cồng kềnh, phức tạp, quy trình cho vay doanh nghiệp vừa và nhỏ hầu nhƣ vẫn giống hệt quy trình cho vay khách hàng doanh nghiệp lớn. Hạn chế nói trên gây lãng phí về nhân lực, tài lực của ngân hàng khi xử lý các khoản tín dụng.
Quyết định cấp tín dụng cho một khoản vay/ khách hàng chủ yếu dựa trên các đặc điểm của riêng khoản vay/ khách hàng đó mà chƣa xem xét, đánh giá tác động của khoản vay/ khách hàng đó tới tổng thể rủi ro của danh mục đầu tƣ theo ngành, lĩnh vực kinh tế, khu vực địa lý và các sản phẩm cụ thể tại Chi nhánh.
Chất lƣợng tín dụng đôi khi chƣa đƣợc coi trọng đúng mức, việc tuân thủ quy trình cho vay chƣa nghiêm (thẩm định sơ sài, hồ sơ tài sản thế chấp chƣa đầy đủ yếu tố pháp lý), một số cán bộ QLKH khi quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản bảo đảm tiền vay, coi trọng yếu tố này mà chƣa coi trọng đến hiệu quả của phƣơng án, dự án vay vốn. Một bộ phận cán bộ QLKH yếu về chuyên môn nghiệp vụ, hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, chƣa theo kịp với yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới, trong thẩm định và quyết định cho vay vẫn để xảy ra tình trạng cho vay vƣợt khả năng thanh toán của khách hàng vay vốn.
Việc kiểm tra sử dụng vốn dụng vốn vay của cán bộ QLKH còn mang tính hình thức, chiếu lệ, chƣa thƣờng xuyên, việc kiểm tra sau khi cho vay chƣa đƣợc coi trọng nhƣ là một tất yếu của quy trình cho vay, từ đó dẫn đến không phát hiện một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
Nhƣ đã trình bày ở nội dung trên, trong quá trình ra các quyết định cho vay đã có sự tham gia độc lập của khối QLRR. Tuy nhiên, đôi khi bộ phận này còn quan liêu, không sâu sát kiểm tra khách hàng mà chỉ kiểm tra trên bề mặt hồ sơ nên không nắm bắt, xác minh đƣợc hết các thông tin trên hồ sơ đề xuất cho vay. Từ đó,
công việc thẩm định rủi ro khoản vay giảm phần giá trị và có thể tham mƣu không thực sự chính xác cho Ban Giám đốc trong việc ra quyết định cho vay.
3.3.2.3. Chưa xây dựng hệ thống theo dõi cảnh báo sớm rủi ro trong cho vay
Chi nhánh chƣa xây dựng đƣợc hệ thống theo dõi cảnh báo sớm những RRTCV theo từng thời điểm để có thể đƣa ra các biện pháp kịp thời ngăn chặn rủi ro có thể bùng phát. Mặc dù có những đặc thù rất riêng nhƣng những cảnh báo hầu nhƣ chi nhánh không có mà thông thƣờng chỉ áp dụng theo chỉ đạo từ Hội sở chính dựa trên các công văn chỉ đạo toàn hệ thống.
Chi nhánh cũng chƣa áp dụng các phƣơng pháp lƣợng hóa RRTCV cụ thể bằng công thức toán học, những quan niệm về RRTCV nhƣ xác suất xảy ra rủi ro, giá trị rủi ro khi xảy ra sự cố, hay tỷ lệ thu hồi khoản nợ... gần nhƣ chƣa có trong nhận thức của cán bộ QLRR, cán bộ QLKH, trên thực tế việc thu hồi từ tài sản bảo đảm không đủ thu hồi khoản nợ thƣờng đƣợc cân nhắc rất kỹ vì sợ thu hồi không đủ nợ gốc...
3.3.2.4. Đội ngũ cán bộ còn thiếu kinh nghiệm
Đội ngũ cán bộ tại Chi nhánh bƣớc đầu đã đáp ứng yêu cầu công việc, song còn thiếu kinh nghiệm, nghiệp vụ chƣa chuyên sâu, kỹ năng tác nghiệp còn nhiều hạn chế, ảnh hƣởng đến chất lƣợng thẩm định khách hàng và quản lý sau khi cho vay; do vậy cần phải tiếp tục nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ mới có thể đáp ứng kịp với yêu cầu của công cuộc hiện đại hóa ngân hàng.