4.2.6.1 Kiểm soát việc thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các điều kiện cấp tín dụng
- Chi nhánh cần nhận thức việc thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời các điều kiện cấp tín dụng của cấp có thẩm quyền là hết sức cần thiết để đảm bảo an toàn tín dụng và đúng theo quy định.
- Để đảm bảo vừa an toàn cho Chi nhánh và vừa nhanh chóng, thuận lợi cho khách hàng, Chi nhánh cần xác định các điều kiện có thể thực hiện sau giải ngân để tạo điều kiện giải ngân cho khách hàng kịp thời, đồng thời cũng phải xác định các điều kiện cơ bản bắt buộc phải thực hiện mới giải ngân đảm bảo an toàn cho ngân hàng. Điều này Phòng NVTD cần nêu rõ trong quá trình soạn thảo Quyết định cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền ký duyệt để các đơn vị tác nghiệp căn cứ thực hiện dễ dàng hơn. Ngoài ra cũng cần giao một bộ phận kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng. Xét trên điều kiện, khả năng và nhiệm vụ cụ thể thì Phòng KTNB kiểm soát việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng sẽ dễ dàng, hiệu quả và khách quan nhất. Trên cơ sở Quyết định cấp tín dụng đã ký, Phòng KTNB kiên quyết yêu cầu Phòng NVTD thực hiện các điều kiện bắt buộc phải thực hiện trƣớc khi giải ngân mới tiến hành giải ngân. Sau khi giải ngân, Phòng KTNB đôn đốc và bám sát việc thực hiện các điều kiện theo lộ trình cụ thể và các biện pháp quản lý khoản vay sau giải ngân của Phòng NVTD. Trong quá trình thực hiện, nếu có vƣớng mắc cần báo cáo Ban lãnh đạo để có biện pháp xử lý kịp.
4.2.6.2 Kiểm soát chặt chẽ sau khi cho vay
a. Thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra sử dụng vốn vay sau giải ngân
- Chi nhánh cần có chế tài xử phạt các trƣờng hợp CBTD không thực hiện đầy đủ nội dung kiểm tra sử dụng vốn vay, kịp thời và đúng thời gian quy định (10
ngày làm việc đối với giải ngân bằng tiền mặt và 30 ngày đối với giải ngân chuyển khoản), kiểm tra tính trung thực chứng từ, hồ sơ lƣu tại ngân hàng và thực tế hồ sơ lƣu tại khách hàng, hiện trạng tài sản bảo đảm, tiến độ thực hiện dự án.
- Xây dựng quy trình và hƣớng dẫn cụ thể cách thức thực hiện khi tiến hành kiểm tra sử dụng vốn vay tại Chi nhánh. Ngoài việc kiểm tra căn cứ vào hồ sơ chứng từ (các hợp đồng kinh tế, các hoá đơn, phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho, giấy tạm ứng, biên bản đối chiếu công nợ, biên bản nghiệm thu khối lƣợng …), cán bộ tín dụng cần thực hiện kiểm tra thực tế khách hàng, kiểm tra thực tế hàng hóa trong kho, trên sổ sách kế toán, hạch toán của khách hàng, định kỳ thực hiện kiểm tra báo cáo tài chính của khách hàng, so sánh giữa giá trị tài sản ngắn hạn thực tế trong kỳ kiểm tra và nguồn vốn ngắn hạn để kiểm tra vật tƣ đảm bảo nợ vay.
b. Theo dõi, kiểm soát việc thực hiện các cam kết, đặc biệt cam kết duy trì số dư tiền gửi, chuyển doanh thu về tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh, đồng thời tăng cường quản lý dòng tiền của khách hàng vay đảm bảo dòng tiền quay về Chi nhánh
- Chi nhánh cần quán triệt quan điểm cung ứng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng trên cơ sở tổng hòa lợi ích, phát vay kèm theo các điều kiện tín dụng cụ thể đảm bảo dòng tiền quay về ngân hàng. Theo đó ngay khi phê duyệt quan hệ tín dụng đối với khách hàng, xác định kèm theo các điều kiện cụ thể về duy trì số dƣ tiền gửi bình quân, khung lãi suất huy động, chính sách về phí và các sản phẩm dịch vụ đi kèm cung ứng cho khách hàng, đảm bảo tính trọn gói, cạnh tranh và hài hòa lợi ích các bên, thỏa thuận chế tài xử phạt trong trƣờng hợp khách hàng không thực hiện đúng cam kết trong các Hợp đồng tín dụng ký kết với khách hàng.
- Yêu cầu khách hàng thực hiện nghiêm túc việc nộp Báo cáo tài chính quý. Trên cơ sở đó, Chi nhánh cần tiến hành đối chiếu doanh thu trong kỳ và dòng tiền chuyển về tài khoản tại Chi nhánh, tình hình duy trì số dƣ tiền gửi bình quân tại Chi nhánh tƣơng ứng với tỷ lệ dƣ nợ vay bình quân tại Chi nhánh trong tổng dƣ nợ vay bình quân của doanh nghiệp.
thực tế thực hiện cam kết chuyển doanh thu của khách hàng về Chi nhánh trong thời gian duy trì hạn mức tín dụng trƣớc để xem xét cấp hạn mức tín dụng mới và xác định đây là một điều kiện bắt buộc.
- Chi nhánh cần tập trung đẩy mạnh công tác tiếp thị sản phẩm quản lý dòng tiền tập trung đối với khách hàng có hệ thống đơn vị thành viên, hệ thống đại lý nhằm tăng cƣờng công tác huy động nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng nằm trong quá trình phân phối, lƣu thông, đặc biệt là những khách hàng có hoạt động doanh thu bằng tiền mặt.
- Triển khai rà soát đối với những khoản vay/dự án vay vốn trung dài hạn tại Chi nhánh:
+ Đối với những dự án đã phát sinh doanh thu:
Yêu cầu khách hàng nghiêm túc tuân thủ việc chuyển doanh thu và sử dụng đa dạng trọn gói sản phẩm dịch vụ tại Chi nhánh theo đúng cam kết khi ký Hợp đồng tín dụng.
Chi nhánh cần chủ động vận dụng linh hoạt cơ chế chính sách xây dựng gói sản phẩm, tạo giá trị gia tăng cho khách hàng (nhƣng vẫn đảm bảo lợi ích giữa các bên) nhằm tạo tính cạnh tranh, giữ chân dòng tiền về từ dự án.
+ Đối với những dự án đang trong quá trình xây dựng, chƣa phát sinh doanh thu; những dự án mới:
Chi nhánh cần bổ sung/đƣa vào Hợp đồng tín dụng các điều kiện cam kết về chuyển doanh thu, duy trì số dƣ tiền gửi bình quân và sử dụng đa dạng các sản phẩm dịch vụ của NHHT với tỷ lệ chi tiết.
Tăng cƣờng công tác quản lý chặt chẽ tiến độ dự án, xác định chính xác thời điểm dự án đi vào hoạt động phát sinh dòng tiền chuyển về để yêu cầu Doanh nghiệp thực hiện đúng cam kết đã ký, đồng thời Chi nhánh chủ động xây dựng biện pháp ứng xử để thu hút dòng tiền chuyển về của khách hàng, áp dụng các sản phẩm tiền gửi đặc thù…., gia tăng lợi ích cho khách hàng để tăng tính cạnh tranh.
- Tùy vào mức độ vi phạm của khách hàng, Chi nhánh có thể đề xuất các hình thức chế tài xử phạt nhƣ giảm 1 cấp so với chính sách khách hàng đang đƣợc hƣởng,
tạm dừng giải ngân/ cho vay mới, thu hồi nợ trƣớc hạn,…. Chi nhánh quy định ngay các hình thức chế tài áp dụng trong Hợp đồng tín dụng cụ thể để làm căn cứ triển khai.
- Bám sát việc thanh toán tiền bán hàng của doanh nghiệp để nắm bắt đƣợc dòng tiền vào của khách hàng (kể cả thu bằng tiền mặt), đặc biệt là nguồn thu từ việc tiêu thụ sản phẩm hình thành bằng vốn vay NHHT để thu nợ kịp thời.
- Rà soát đánh giá các phƣơng án kinh doanh của khách hàng phù hợp với mặt bằng giá chi phí đầu vào tăng để xem xét lựa chọn phƣơng án khả thi, tiết kiệm chi phí bảo đảm kinh doanh có lãi để cho vay; hạn chế giảm dần tín dụng đối với các dự án, phƣơng án kinh doanh có chi phí đầu vào cao không bảo đảm hiệu quả kinh doanh và ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
c. Bám sát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng
Việc bám sát, theo dõi tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có thể thực hiện thông qua các hình thức sau:
- Yêu cầu khách hàng cung cấp các báo cáo sản lƣợng, doanh thu, lợi nhuận đối với dự án, phƣơng án vay vốn của khách hàng hàng tháng. Từ đó đánh giá lại hiệu quả của dự án, phƣơng án kinh doanh và tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn.
- Yêu cầu khách hàng nộp báo cáo tài chính theo từng quý. Trên cơ sở đó đánh giá tình hình tài chính, phân tích các khoản phải thu phải trả của khách hàng, đặc biệt các khoản phải thu khó đòi để có các biện pháp ứng xử kịp thời.
- Thực hiện kiểm tra thực tế khách hàng, tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của khách hàng, trao đổi về tình hình sản xuất kinh doanh và phƣơng pháp phát triển trong thời gian tới, tìm hiểu các khó khăn vƣớng mắc mà khách hàng đang gặp phải để kịp thời tƣ vấn và đƣa ra các biện pháp giải quyết tổng thể giúp khách hàng vƣợt qua khó khăn gặp phải.
- Thực hiện theo dõi thƣờng xuyên tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Chi nhánh. Trƣờng hợp trong một khoản thời gian dài không thấy xuất hiện đối tác chuyển tiền thanh toán về tài khoản của khách hàng hoặc khách hàng chỉ nộp tiền mặt tài khoản để chuyển tiền đi hay thanh toán nợ gốc và lãi đến hạn, CBTD cần
phải kiểm tra, đánh giá ngay tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để có các biện pháp ứng xử phù hợp.
- Có sự phân tích và đánh giá kịp thời về sự thay đổi môi trƣờng kinh doanh, tình hình thị trƣờng và các chính sách của chính phủ tác động đến tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng để chủ động nắm bắt kịp thời các rủi ro có thể xảy ra.