1.2. Cơ sở lý luận về ODA
1.2.5. Các nguồn vốn cung cấp ODA trên thế giới
ODA trên thế giới đƣợc cung cấp chủ yếu theo hai dạng song phƣơng và đa phƣơng.
1.2.5.1. Các đối tác cung cấp ODA song phương
Các đối tác cung cấp ODA song phƣơng chủ yếu bao gồm các nƣớc công nghiệp phát triển nhƣ: Áo, Pháp, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Ai- len, Italia, Nhật Bản, Luxembourg, Hà Lan, Pháp, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, , Anh, Mỹ,... Đây là những nƣớc có tiềm lực kinh tế lớn đồng thời cũng là những nƣớc cung cấp ODA chủ yếu trên thế giới.
Các nƣớc Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) nhƣ: Cô-oét, Ả Rập Xê Út, các tiểu Vƣơng quốc Ả Rập thống nhất,… cũng là những nhà tài trợ ODA song phƣơng trên thế giới.
Ngoài ra, trƣớc năm 1991, ODA song phƣơng còn đƣợc cung cấp bởi Liên Xô (là nƣớc cung cấp ODA chủ yếu trong khối Đông Âu) và một số nƣớc Đông Âu khác nhƣ Bungari, Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức,…
1.2.5.2. Các đối tác cung cấp ODA đa phương
Bên cạnh việc cung cấp ODA song phƣơng, ODA còn đƣợc chuyển giao thông qua các tổ chức viện trợ đa phƣơng bao gồm:
- Các tổ chức quốc tế và liên chính phủ: Bao gồm Ủy ban châu Âu (European Commission - EC) và các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc nhƣ: Cao uỷ Liên Hiệp Quốc về Ngƣời tỵ nạn (The United Nations High Commissioner for Refugees - UNHCR), Quỹ Dân số của Liên Hiệp Quốc (The United Nations Fund for Population Activities - UNFPA), Chƣơng trình Phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (The United Nations Industrial Development Organization - UNIDO), Chƣơng trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc (The United Nations Development Programme - UNDP), Chƣơng trình phối hợp của Liên Hiệp Quốc về HIV/AIDS (The Joint United Nations Programme on HIV/AIDS - UNAIDS), Cơ quan Phòng
chống ma tuý và tội phạm của Liên Hiệp Quốc (The United Nations Office on Drugs and Crime - UNODC), Quỹ Đầu tƣ Phát triển của Liên Hiệp Quốc (The United Nations Capital Development Fund - UNCDF), Quỹ môi trƣờng toàn cầu (Global Environment Facility - GEF), Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (The United Nations International Children's Emergency Fund - UNICEF), Quỹ Quốc tế và Phát triển Nông nghiệp (International Fund for Agricultural Development - IFAD), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization - UNESCO), Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization (United Nations) - ILO), Tổ chức Nông nghiệp và Lƣơng thực (Food and Agriculture Organization (United Nations) - FAO), Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization - WHO).
- Các định chế tài chính và các quỹ gồm: Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF); Tập đoàn Ngân hàng Thế giới (WB) gồm 5 tổ chức: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (International Bank for Reconstruction and Development – IBRD), Công ty Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation – IFC), Cơ quan Bảo hiểm Đầu tƣ Đa phƣơng (Multilateral Investment Guarantee Agency – MIGA) và Trung tâm Quốc tế Giải quyết Tranh chấp về Đầu tƣ (International Center for Solving Investment Dispute – ICSID); Ngân hàng Phát triển châu Á (Asian Development Bank - ADB); Ngân hàng phát triển châu Phi (African Development Bank - AFDB); Ngân hàng Đầu tƣ Bắc Âu (North European Investment Bank - NIB); Quỹ Phát triển Bắc Âu (North European Development Fund - NDF); Quỹ Phát triển Quốc tế của các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ OPEC (OPEC Fund for International Development - OFID - trƣớc đây là Quỹ OPEC); Quỹ Kuwait; Hiệp hội Phát triển Quốc tế (International Development Association - IDA).
- Các tổ chức phi chính phủ (NGOs): là các tổ chức không thuộc chính phủ hay nhà nƣớc thành viên, đƣợc thành lập với mục đích đẩy mạnh các mục tiêu chính trị và/hay xã hội nhƣ bảo vệ môi trƣờng thiên nhiên (ví dụ Greenpeace), khuyến khích việc tôn trọng các quyền con ngƣời (ví dụ Amnesty International, Human Rights Watch), cải thiện mức phúc lợi cho những ngƣời bị thiệt thòi (ví dụ nhƣ
Oxfam, Tổ chức chữ thập đỏ và lƣỡi liềm đỏ quốc tế, World Vision,… ), hoặc đại diện cho một nghị trình đoàn thể (ví dụ nhƣ Vietnam les enfants de la dioxine - VNED).