Tổng quan về nguồn vốn ODA của Pháp cho Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của pháp vào việt nam (Trang 43 - 46)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Tổng quan về nguồn vốn ODA của Pháp cho Việt Nam

3.1.1. Tổng quan về tình hình thu hút nguồn vốn ODA của Pháp vào Việt Nam

Trong lịch sử viện trợ của Pháp cho Việt Nam, Pháp luôn là một trong những nhà tài trợ song phƣơng lớn nhất với vốn cam kết năm sau cao hơn năm trƣớc. Pháp luôn ủng hộ chính sách phát triển của Việt Nam và có sự hỗ trợ toàn diện trên nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội. Trong khi một số quốc gia nhƣ Thụy Điển và Anh sắp ngừng viện trợ cho Việt Nam thì Pháp vẫn cam kết tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam trong công tác xóa đói giảm nghèo cũng nhƣ thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ. Hiện nay, nhiều hoạt động vẫn đƣợc hai chính phủ đồng tài trợ để đảm bảo sự cam kết thành công mạnh mẽ của cả hai phía. Trong những lĩnh vực đƣợc lựa chọn, Pháp kết hợp những nỗ lực của mình với các đối tác tài trợ khác nhƣ WB và UNDP để đƣa hiệu quả tác động lên mức cao nhất. Bên cạnh đó, còn có viện trợ từ các chƣơng trình khu vực Đông Á của AFD cho Việt Nam bao gồm giảm nhẹ thiên tai, ngăn ngừa HIV/AIDS, hỗ trợ thông qua ASEAN và APEC.

Hầu hết nguồn vốn ODA của Pháp đều do Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) quản lý và điều phối. Tổ chức này có nhiệm vụ đƣa ra các khuyến nghị về chính sách và hỗ trợ cho hoạt động của Bộ trƣởng phụ trách các vấn đề phát triển và hợp tác với các quốc gia đang phát triển, các doanh nghiệp Pháp, các tổ chức phi chính phủ (NGOs) và các tổ chức quốc tế nhằm xây dựng và quản lý các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo một cách có hiệu quả. AFD là một cơ quan hành chính độc lập trực thuộc Bộ Ngoại giao và Thƣơng mại, có trách nhiệm báo cáo trực tiếp cho Bộ trƣởng Bộ này về mọi khía cạnh của các hoạt động và chính sách viện trợ

Bảng 3.1. Lượng vốn của Pháp vào Việt Nam giai đoạn 2010 – 2018

Đơn vị: Triệu USD

Năm 2010 - 2011 2011-2012 2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 AFD 63,4434 68,7827 97,4738 109,0077 123,5756 125,5513 126,9708 140,7727 OGD 5,8298 6,3227 5,9126 5,7418 5,26 8,2934 13,2911 9,6127 Tổng 69,2732 75,1054 83,992 103,2156 114,2677 131,869 140,2619 150,3854

Nguồn: Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ phục vụ Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG giữa kỳ) năm 2019

Theo dõi số liệu trên bảng 3.1, ta thấy rằng lƣợng vốn ODA của Pháp cho Việt Nam có xu hƣớng chung là tăng dần qua các năm. Điều này cho thấy Việt Nam đã tạo đƣợc uy tín nhất định với nhà đầu tƣ Pháp.

Trong giai đoạn 2014-2015, tổng mức viện trợ của Pháp dành cho Việt Nam khoảng 114,2677 triệu USD. Trong năm tài khoá 2016-2017, Pháp tiếp tục dành cho Việt Nam 140,2619 triệu USD), kể từ năm tài khóa 2017-2018, viện trợ của Pháp cho Việt Nam tăng lên tới 150,3854 triệu USD, đƣa Việt Nam trở thành đối tác lớn thứ ba trong hợp tác phát triển của Pháp.

3.1.2. Tổng quan về tình hình sử dụng vốn và giải ngân nguồn vốn ODA của Pháp vào Việt Nam Pháp vào Việt Nam

Hiện nay, ODA của Pháp đƣợc phân phối cho các lĩnh vực chính nhƣ: Phát triển nguồn nhân lực, phát triển cơ sở hạ tầng, cải cách kinh tế, cấp nƣớc và vệ sinh môi trƣờng, chống biến đổi khí hậu và một số lĩnh vực khác nhƣ y tế, bình đẳng giới…

Có thể nhận thấy trong nhiều năm vừa qua, lƣợng vốn ODA cho Việt Nam đã tăng rất nhanh chóng nhƣng tình hình giải ngân vẫn chƣa đƣợc nhƣ mong đợi. Trong thời kỳ 2010 - 2013 thì tình hình giải ngân vốn ODA có những cải thiện nhất định với chiều hƣớng tích cực qua các năm. Tuy nhiên, mức giải ngân này vẫn chƣa đạt mục tiêu đề ra trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và tỷ lệ giải ngân vẫn còn thấp hơn mức trung bình của thế giới và khu vực đối với một số nhà tài trợ cụ thể. Trong thời kỳ này, tổng vốn ODA giải ngân đạt 22,065 tỷ USD, chiếm 52% tổng vốn ODA cam kết và 62,65% tổng vốn ODA ký kết. Tính riêng năm 2018, tỷ lệ giải ngân chung của Việt Nam ƣớc tính là 90%.

Trong lịch sử viện trợ giữa Pháp và Việt Nam, các chƣơng trình và dự án của Pháp có tốc độ giải ngân khá cao và thƣờng trên 70%. Đây là một thành tích đáng kể trong khi xu hƣớng giải ngân chung còn ở mức thấp nhƣ hiện nay. Nhìn vào bảng 3.2, ta thấy mức độ giải ngân của các đối tác là khác nhau. Nếu so với đối tác đa phƣơng nhƣ IFAD hay các đối tác song phƣơng khác nhƣ Bỉ hay Đan Mạch thì tỉ lệ giải ngân năm 2019 của Pháp là khá cao trong khi tỷ lệ giải ngân của IFAD là 37%, Đan Mạch là 53%, Bỉ là 40% thì tỷ lệ giải ngân của Pháp là 59%. Nhìn chung

thì công tác giải ngân nguồn vốn ODA trong năm 2019 đạt hiệu quả khá cao.

Bảng 3.2. Lượng ODA của một số nước cho Việt Nam năm 2019

Các đối tác phát triển (ĐTPT) Lƣợng ODA đƣợc ĐTPT giải ngân cho Chính phủ năm 2018 Lƣợng ODA theo kế hoạch giải ngân năm

2018

Giải ngân năm 2018 đƣợc Chính phủ ghi nhận Tỷ lệ giải ngân năm 2018 ADB $428.800.000 $669.500.000 $440.418.516 66% Pháp $67.638.994 $67.638.994 $39.772.875 59% Bỉ $15.059.482 $15.714.086 $6.232.296 40% Canada $2.163.911 $2.000.000 $2.027.142 101% Đan Mạch $46.500.000 $60.200.000 $31.674.860 53% EC $27.323.317 $26.054.312 $6.317.242 24% Phần Lan $17.720.870 $26.475.181 $36.135.946 136% GAVI $23.509.645 $23.222.000 $0 0% Đức $46.503.039 $52.195.255 $24.511.310 47% Global Fund $12.771.956 $12.500.000 $17.348.952 139% Hungary $48.680 $48.680 $0 0% IFAD $19.100.000 $25.391.000 $9.390.190 37% Cộng hòa Ireland $9.268.000 $9.268.000 $9.560.902 103% Nhật Bản $1.068.064.827 $1.068.064.827 $785.613.783 74% Hàn Quốc $68.751.126 $120.000.000 $73.501.260 61% Hà Lan $12.666.432 $27.813.033 $9.867.653 35% Pháp $4.483.743 $7.495.090 $2.252.022 31% Na Uy --- --- $1.830.568 --- Tây Ban Nha $17.800.000 $11.260.000 $10.354.166 92% Thụy Điển $11.600.000 $12.700.000 $10.475.115 82% Thụy Sỹ $8.304.847 $18.656.367 $9.066.100 49% Anh $58.104.141 $56.570.471 $53.045.626 94% Liên Hiệp Quốc $83.980.839 $99.850.027 $59.476.790 60% Hoa Kỳ $83.980.839 $37.870.329 $45.114.714 119% WB $1.679.549.948 $1.556.000.000 $1.698.655.714 109% Tổng cộng $3.783.232.896 $4.033.959.652 $3.622.522.167 90%

Nguồn: Báo cáo tiến độ về hiệu quả viện trợ phục vụ Hội nghị giữa kỳ nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (Hội nghị CG giữa kỳ) năm 2019

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của pháp vào việt nam (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)