Những giải pháp đối với chính phủ Pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của pháp vào việt nam (Trang 70 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2 Một số giải pháp thúc đẩy thu hút ODA của Pháp vào Việt Nam

4.2.1. Những giải pháp đối với chính phủ Pháp

4.2.1.1. Nhóm giải pháp tăng cường cung cấp ODA cho Việt Nam

Hài hòa thủ tục

“Hài hoà thủ tục” là thuật ngữ đƣợc đặt ra cho quá trình điều chỉnh các thủ tục viện trợ lẫn thủ tục nhận viện trợ với mục tiêu tìm kiếm sự ủng hộ và cam kết từ những ngƣời đứng đầu các tổ chức viện trợ đa phƣơng và song phƣơng trên thế giới cũng nhƣ từ lãnh đạo các quốc gia tiếp nhận viện trợ phát triển đối với các nỗ lực hài hoà thủ tục nhằm giảm bớt chi phí giao dịch, nâng cao hiệu quả viện trợ nhằm tạo sức hút mạnh mẽ hơn đối với hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức, thu hút

viện trợ từ các nhà tài trợ và từ đó đạt đƣợc các mục tiêu đề ra.

Với tƣ cách là một nhà tài trợ, chính phủ Pháp cũng cần quan tâm đến vấn đề hài hoà thủ tục một cách sát sao. Cụ thể nhƣ tiến hành tham gia các diễn đàn cấp cao về Hài hoà thủ tục, nhƣ Hội nghị do Nhóm Các Ngân hàng Phát triển Đa phƣơng và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) tổ chức, hay Hội nghị Nhóm Tƣ vấn các Nhà tài trợ (Hội nghị CG)… Tăng cƣờng các cuộc gặp gỡ giữa hai chính phủ

Các cuộc họp, gặp gỡ song phƣơng giữa phía Việt Nam và phía Pháp, nhƣ Cuộc thảo luận về dự thảo khung logic kết quả chiến lƣợc quốc gia của Pháp đối với Việt Nam (23/ 10/ 2002) tại Hà Nội, hay cuộc họp kiểm điểm hàng tháng giữa Bộ KH&ĐT và Văn phòng Cơ quan Phát triển Quốc tế Pháp (AFD), tại đó hai bên đó trao đổi về tình hình thực hiện các dự án ODA của Pháp vào Việt nam. Những cuộc họp song phƣơng nhƣ vậy sẽ góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa phía Việt Nam và phía Pháp, từ đó tăng hiệu quả của hoạt động ODA và tạo sức hút cho phía Pháp đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ phát triển chính thức cho phía Việt Nam của mình.

4.2.1.2. Nhóm giải pháp quản lý hiệu quả ODA ở Việt Nam

Tăng cƣờng quản lý dự án chặt chẽ

Cần tiến hành các cuộc kiểm điểm chung về tình hình thực hiện dự án. Để nắm rõ hơn về tình hình thực hiện dự án, phía Pháp cần thƣờng xuyên gặp gỡ trao đổi, kiểm điểm lại tiến trình thực hiện dự án với phía Việt Nam, trao đổi ý kiến từ đó kịp thời nhận biết những vƣớng mắc trong quá trình thực hiện, và có biện pháp xử lý kịp thời, sát sao.

Ngoài ra, cũng cần tiến hành kiểm điểm riêng nội bộ phía nhà tài trợ, hoặc giữa các nhà tài trợ với nhau trong các dự án có sự tham gia của các nhà tài trợ khác. Quá trình này cũng góp phần giúp các nhà tài trợ kịp thời nhận biết các tồn tại trong quá trình thực hiện dự án, về cách quản lý vốn, về tiến độ, thủ tục… từ đó có biện pháp xử lý và điều chỉnh kịp thời.

Tăng cƣờng công tác quản lý xét thầu

thống đấu thầu quốc gia của Việt Nam.

- Phối hợp xây dựng các tài liệu áp dụng chung cho hoạt động đấu thầu cạnh tranh trong nƣớc.

- Áp dụng chung các ngƣỡng giới hạn trên để xác định cơ sở cho việc tiến hành đấu thầu cạnh tranh trong nƣớc.

- Áp dụng chung các tiêu chuẩn trong việc đánh giá (trƣớc/sau) hoạt động đấu thầu cạnh tranh trong nƣớc.

- Áp dụng chung các nguyên tắc đối với vấn đề xác định tính hợp lệ của các doanh nghiệp nhà nƣớc khi tham gia đấu thầu các dự án do cơ quan chủ quản tổ chức.

Tăng cƣờng công tác quản lý hành chính

- Xây dựng hệ thống báo cáo chung về tài chính áp dụng cho các Ban quản lý dự án.

- Xây dựng hệ thống đánh giá chung về năng lực quản lý tài chính.

- Thiết lập các tiêu chí chung để chấp thuận dịch vụ của các công ty kiểm toán.

- Xây dựng mẫu Điều khoản tham chiếu áp dụng chung cho việc kiểm toán các dự án tài trợ.

- Áp dụng chung một phƣơng pháp tiếp cận trong việc xử lý các thông tin và kiến nghị do công ty kiểm toán đƣa ra.

Tăng cƣờng các biện pháp làm giảm thiểu các tác động về môi trƣờng và xã hội Về vấn đề môi trƣờng, mỗi dự án cần áp dụng các yêu cầu chung đối với việc đánh giá tác động môi trƣờng của dự án - Environmetal Influence Assessment (EIA), nhƣ phạm vi của hoạt động EIA, quá trình tham vấn cần có khi tiến hành EIA, các tài liệu liên quan đến EIA, các biện pháp làm giảm thiểu các tác động về môi trƣờng, kế hoạch Quản lý Môi trƣờng, phạm vi công bố báo cáo EIA và thời gian thực hiện báo cáo đánh giá này. Việc phối hợp thực hiện tốt các EIA sẽ gúp phần nâng cao tính hiệu quả của dự án nhờ giảm thiểu các tác động đối với môi trƣờng.

kiến tƣ vấn chung về vấn đề này cho Chính phủ, xây dựng một cơ sở dữ liệu chung và các cơ chế hành động chung liên quan đến việc đền bù giải phóng mặt bằng.

4.2.2. Những giải pháp đối với chính phủ Việt Nam

4.2.2.1. Nhóm giải pháp tăng cường thu hút ODA của Pháp

Thứ nhất, [VTH9]để nâng cao hiệu quả thu hút ODA chúng ta cần giải quyết vấn đề đào tạo nguồn nhân lực. Các cơ quan quản lý viện trợ cần phải phổ biến rõ mục đích, tính chất, các điều kiện của khoản vay... cho những địa phƣơng, đơn vị tiếp nhận ODA thông qua các lớp huấn luyện, các văn bản có liên quan đến các đơn vị tiếp nhận giúp họ hiểu rõ vấn đề, họ sẽ có khả năng xây dựng những dự án, chƣơng trình có tính khả thi cao, tạo niềm tin từ phía nhà tài trợ cũng nhƣ cộng đồng quốc tế. Muốn vậy ban quản lý viện trợ ODA cần phải thƣờng xuyên mở các lớp huấn luyện, tập huấn để nâng cao nhận thức đúng đắn về ODA của các cán bộ. Điều này có nghĩa là cần phải có những ngƣời có chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, ngoại ngữ, có kinh nghiệm.

Hiện nay, Pháp cũng nhƣ các nhà tài trợ khác rất băn khoăn về trình độ cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực này. Vì vậy trong những năm tới chúng ta cần phải tăng cƣờng công tác đào tạo cán bộ cả về chuyên môn và đạo đức để có thể đảm đƣơng công việc một cách độc lập, có hiệu quả, cũng nhƣ giảm bớt tệ nạn hối lộ và tham nhũng. Chúng ta cần tranh thủ sự giúp đỡ của các nhà tài trợ và các tổ chức quốc tế thông qua việc gửi các chuyên gia đi đào tạo ở nƣớc ngoài. Những ngƣời này phải đƣợc sàng lọc, có tuyển chọn, có tâm huyết, có khả năng tiếp thu tri thức, thông thạo ngoại ngữ. Mặt khác, ngƣời cán bộ tham gia quản lý ODA phải có và không ngừng nâng cao nhận thức về các mặt sau:

+ Các loại hình viện trợ có thể vận dụng và các chi phí liên quan để hấp thụ viện trợ.

+ Lợi ích và chính sách của các nhà tài trợ.

+ Chu kỳ của dự án và các công việc, sự phối hợp giữa các cơ quan cũng nhƣ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi cơ quan ở mỗi khâu và chu trình của dự án.

+ Thiết kế, thẩm định và quản lý dự án.

bộ tham gia quản lý cũng nhƣ các cán bộ trực tiếp tham gia dự án khả năng độc lập, sáng tạo. Các cán bộ của chúng ta phải hiểu rằng không nên quá trông chờ và ỷ lại vào chuyên gia. Nếu không do chúng ta làm bằng chính con tim và khối óc của mình cho đất nƣớc mình thì các chuyên gia dù giỏi đến mấy cũng khó có thể khiến dự án thành công và đem lại hiệu quả thiết thực.

Thứ hai, chúng ta cần phải tạo niềm tin, nâng cao uy tín và hình ảnh đất nƣớc Việt Nam đối với nhân dân và Chính phủ Pháp qua các hoạt động giao lƣu về văn hóa, kinh tế, chính trị. Mặt khác, bằng đƣờng lối, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, chúng ta tiếp tục đổi mới để phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Những thành tựu của chúng ta đạt đƣợc trong những năm qua là cơ sở tốt nhất để khẳng định niềm tin của Pháp đối với Việt Nam là hoàn toàn đúng đắn.

Thứ ba, chúng ta cần có sự ổn định vĩ mô để thu hút hơn nữa nguồn viện trợ ODA. Sự ổn định về chính trị là một nhân tố quyết định để các nhà tài trợ cung ứng ODA. Thực tế chỉ ra rằng, Việt Nam nhận đƣợc sự ƣu ái của cộng đồng quốc tế hơn một số nƣớc Đông Á là do có lợi thế về một nền chính trị ổn định. Một sự ổn định về chính trị - xã hội là yếu tố đầu tiên giúp cho các nhà tài trợ yên tâm và trợ giúp cho chúng ta những dự án tƣơng đối lớn và đây cũng là lý do khiến cho viện trợ của các nƣớc đổ vào Việt Nam không ngừng tăng lên trong những năm vừa qua.

Một sự ổn định về chính trị đồng nghĩa với việc thực hiện chính sách đối ngoại đúng đắn, theo những mục tiêu lành mạnh, mở rộng quan hệ hợp tác với nƣớc ngoài. Hiện nay, chính sách ngoại giao của Việt Nam là “làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, Một vấn đề hết sức quan trọng và cốt yếu, đó chính là phải tạo ra cho các cán bộ tham gia quản lý cũng nhƣ các cán bộ trực tiếp tham gia dự án khả năng độc lập, sáng tạo. Các cán bộ của chúng ta phải hiểu rằng không nên quá trông chờ và ỷ lại vào chuyên gia. Nếu không do chúng ta làm bằng chính con tim và khối óc của mình cho đất nƣớc mình thì các chuyên gia dù giỏi đến mấy cũng khó có thể khiến dự án thành công và đem lại hiệu quả thiết thực.

ngoài. Hiện nay, chính sách ngoại giao của Việt Nam là “làm bạn với tất cả các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, cùng có lợi” đã mang lại những hiệu quả tích cực. Vì vậy cần phải có đƣờng lối ngoại giao đúng đắn, khéo léo, tranh thủ sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế, tạo điều kiện thu hút vốn.

Để nguồn vốn đƣợc sử dụng một cách có hiệu quả và vô tƣ nhất, chúng ta cần kiên trì kiên quyết loại bỏ các ràng buộc chính trị ra khỏi quan hệ của viện trợ phát triển chính thức. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm tới lợi ích của các nhà tài trợ khi họ mở rộng quan hệ hỗ trợ cũng nhƣ đầu tƣ, thƣơng mại với nƣớc ta.

Một sự ổn định về kinh tế cũng đƣợc duy trì bằng việc giữ cho giá trị đồng tiền ổn định (hay nói cách khác là ổn định tỷ giá hối đoái với một số đồng tiền mạnh khác). Đồng tiền càng mất giá thì khả năng trả nợ nƣớc ngoài càng khó và nền kinh tế lại rơi vào tình trạng nợ nần, kém phát triển, lãi mẹ đẻ lãi con làm tăng thêm gánh nặng nợ nần. Sự ổn định kinh tế vĩ mô cũng đƣợc duy trì bằng cách cân đối thu chi ngân sách, cán cân thƣơng mại cũng nhƣ tích lũy, tiêu dùng. Nhà nƣớc cần có chính sách về thị trƣờng bao gồm thị trƣờng hàng hóa và dịch vụ, thị trƣờng bất động sản, thị trƣờng vốn... để tạo điều kiện cho các nhà đầu tƣ vào làm ăn tại Việt Nam. Mặt khác, Chính phủ cũng cần tăng chi ngân sách cho lĩnh vực cơ sở hạ tầng... để nâng cao sự phát triển của kinh tế, thu hút các nhà tài trợ.

Đặc biệt Chính phủ cũng cần có sự thống nhất đồng bộ giữa các văn bản tạo sự ổn định vững chắc của hành lang pháp lý, tránh những nhiêu khê phiến diện, thiếu đồng bộ... Những điều này gây ra sự chậm trễ trong việc đệ trình, phê duyệt cũng nhƣ tiếp nhận, sử dụng và quản lý vốn ODA. Tạo hành lang pháp lý thông thoáng cho các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc là một việc cần làm bởi vì những ngƣời này thực sự muốn có quan hệ tốt đẹp với Việt Nam.

4.2.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường sử dụng hiệu quả ODA của Pháp

Thứ nhất, đối với những vấn đề tồn tại về cơ chế chính sách trong việc quản lý sử dụng ODA. Để khắc phục điều này chúng ta nên lƣu ý tập trung vào những điểm sau:

quy định rõ là Nhà nƣớc chỉ phê duyệt những dự án khi đã hoàn thành đầy đủ những luận chứng, sau đó mới tích cực tìm kiếm thị trƣờng vay để hƣởng lãi suất thấp.

+ Cố gắng đàm phán để tiếp nhận tài sản bằng tiền mặt là tốt nhất. Nếu các nhà tài trợ không chấp nhận thì nhanh chóng chuyển hóa hàng hóa và vật tƣ thiết bị thành tiền đƣa vào cân đối sử dụng vốn ODA. Tránh để tình trạng hàng hóa ứ đọng tại các cảng, bảo quản kém dẫn đến chất lƣợng hàng viện trợ bị giảm sút.

+ Việc sử dụng ODA cần dựa trên các lĩnh vực ƣu tiên đã xác định trong từng thời kỳ nhất định.

+ Để quản lý ODA hiệu quả thì công tác hƣớng dẫn và giúp đỡ lập dự án, triển khai dự án ODA là rất cần thiết.

Thứ hai, về vấn đề đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA. Giải ngân nguồn vốn ODA đƣợc coi là thƣớc đo năng lực tiếp nhận và sử dụng viện trợ phát triển chính thức, do vậy nó thƣờng xuyên đƣợc quan tâm. Trong thời gian qua tỷ lệ vốn ODA đƣợc giải ngân còn chậm so với vốn đƣợc cam kết. Mặc dù tốc độ giải ngân ODA của Pháp trong những năm qua ở vào khoảng 70% nhƣng đó chƣa phải là con số khả quan và chƣa làm hài lòng cũng nhƣ tạo niềm tin cho các nhà tài trợ của Pháp đối với chúng ta.

Sở dĩ có điều này xảy ra là do phía Việt Nam chƣa có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp nhận vốn ODA, nhất là thực hiện các thủ tục có liên quan đến đấu thầu, thanh toán, chế độ báo cáo định kỳ, bố trí vốn đối ứng kịp thời. Và dù các vấn đề lập pháp, hành pháp, thủ tục hành chính có đầy đủ, đơn giản hơn ở cấp Trung ƣơng thì ở cấp cơ sở vẫn còn nhiều ách tắc, đặc biệt là việc đền bù giải phóng mặt bằng. Những nhân tố này đã ngăn cản khá nhiều đến việc đẩy nhanh quá trình giải ngân vốn ODA.

Để khắc phục tình trạng này và đẩy nhanh tốc độ giải ngân ODA chúng ta cần phải:

+ Đơn giản hóa thủ tục hành chính, giảm bớt các khâu, các cấp trong việc phê duyệt dự án đặc biệt trong việc đấu thầu và chấm thầu và giải phóng mặt bằng, phối hợp quy trình thực hiện dự án.

thủ tục phê duyệt, thẩm định... thành những nguyên tắc, những quy định cụ thể, rõ ràng thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu thầu, phê duyệt dự án.

+ Cần có sự thống nhất giữa các cơ quan với các bộ ngành và các ban quản lý dự án bên cạnh sự thống nhất về cơ chế chính sách.

+ Bên cạnh đó chúng ta cần xây dựng quy trình thẩm định các dự án ODA sao cho phù hợp giữa yêu cầu trong nƣớc và yêu cầu của các nhà tài trợ. Có kế hoạch sử dụng vốn trong nƣớc, bố trí vốn đối ứng một cách kịp thời nhằm theo kịp tiến độ thực hiện dự án.

+ Tổ chức hệ thống thông tin hai chiều đối với các Bộ, tỉnh, thành phố và các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức của pháp vào việt nam (Trang 70 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)