CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4. Đánh giá chung về thu hút và sử dụng ODA của Pháp tại Việt Nam
3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những điểm hạn chế trong quá trình quản lý và sử dụng vốn ODA của Pháp tại Việt Nam, trong đó bao gồm hai loại nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan.
3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan
ODA là nguồn vốn từ nƣớc ngoài nên Việt Nam sẽ gặp phải nhiều khó khăn do khác biệt trong nhiều mặt nhƣ ngôn ngữ, tập quán, tác phong công việc, các quy định về thủ tục hay trình độ kỹ thuật… làm mất thời gian thực hiện dự án. Đối với Pháp, những khác biệt này là khá rõ ràng do khoảng cách về địa lý, chế độ chính trị và điều kiện kinh tế so với Việt Nam.
Mặt khác, quy định về điều kiện tài trợ của các nhà tài trợ Pháp rất đa dạng, đôi khi là phức tạp; quy trình thực hiện dự án của các nhà tài trợ này và quy trình của Việt Nam có những điểm chƣa phù hợp với nhau. Ngoài ra, có nhiều khoản vay ràng buộc về phƣơng thức mua sắm, đấu thầu, tƣ vấn nƣớc ngoài… hay các dự án đƣợc thực hiện trên phạm vi rộng (riêng các dự án của Pháp thì các dự án về y tế, cấp nƣớc, môi trƣờng thƣờng trải dài trên nhiều tỉnh thành) khiến cho thời gian thực hiện kéo dài và tiến độ chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế.
Ví dụ đối với các dự án của Chƣơng trình Tài trợ Trực tiếp (Direct Assisstance Programme – DAP) là chƣơng trình dành cho các dự án nhỏ đƣợc tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Pháp (AFD) và thông qua sự quản lý trƣc tiếp của Đại Sứ Quán Pháp tại Hà Nội thì tiêu chí để phù hợp với dự án DAP là:
- Tiêu chuẩn cơ bản là tất cả các dự án phải có mục tiêu cụ thể trong việc giảm khó khăn, cho mục đích phát triển cho ngƣời dân thuộc dạng khó khăn. Một số lĩnh vực có thể nhận đƣợc tiền tài trợ bao gồm: giảm nghèo, y tế, giáo dục, môi trƣờng, nhân quyền, phát triển nông thôn, cải thiện hậu quả thiên tai, kế hoạch hóa gia đình, các vấn đề về phụ nữ và trẻ em và giữ gìn bản sắc văn hoá.
- Những dự án mang lợi ích phát triển cụ thể cho đối tƣợng khó khăn hoặc chú trọng đào tạo kỹ năng và đem lại công ăn việc làm còn đƣợc mở rộng thêm trong lĩnh vực hoạt động và dụng cụ thể thao và hội thảo đào tạo.
Điều cần chú ý là các dự án về kế hoạch hóa gia đình và sức khoẻ sinh sản phải tuân theo các quy định của AFD. Tƣơng tự, đối với các dự án về xây dựng, chủ dự án phải thể hiện trong hồ sợ là họ hiểu các qui định, tiêu chuẩn quốc gia về xây dựng, về đảm bảo sức khỏe, an toàn lao động và cam kết tuân thủ các qui định này.
Đối với các dự án liên quan đến lĩnh vực giáo dục đào tạo, các vật liệu giáo dục (giáo trình, đề cƣơng) cần đƣợc gửi kèm hồ sơ xin tài trợ và bằng cấp của giáo viên đƣợc chỉ ra trong hồ sơ; nếu không chủ dự án sẽ chịu chi phí đào tạo liên quan đến dự án.
Số tiền tài trợ cho các dự án DAP tối đa 210 triệu đồng cho mỗi dự án phát triển quy mô nhỏ, giúp đỡ những cộng đồng nhỏ gặp khó khăn tại Việt Nam; còn riêng với một số dự án phức tạp ở tầm cao hơn có thể xin tài trợ tối đa 350 triệu đồng. Tiền tài trợ chỉ đƣợc chuyển vào tài khoản công (nghĩa là không phải tài khoản của một cá nhân), thuộc về tổ chức đƣợc nhận tài trợ.
Trách nhiệm quyết toán dự án thuộc về các cá nhân, tổ chức nhận tài trợ. Các cá nhân, tổ chức nhận tài trợ có trách nhiệm quyết toán dự án. Các giấy tờ dùng cho việc quyết toán bao gồm báo cáo quyết toán trong đó có nêu đánh giá rõ ràng về kết quả xác thực của hoạt động dự án, hóa đơn tài chính (hoá đơn đỏ), ảnh chụp các giai đoạn của dự án. Đối với những dự án lớn và phức tạp, Hội đồng phụ trách quỹ DAP có thể yêu cầu nộp báo cáo tiến độ thi công. Hội đồng cũng có thể yêu cầu đơn vị bố trí các chuyến thăm dự án để đảm bảo tiền tài trợ đƣợc sử dụng đúng mục đích.
3.4.3.2. Nguyên nhân chủ quan
Bên cạnh các nguyên nhân khách quan, còn có một số nguyên nhân chủ quan nhƣ sau:
Thứ nhất, cơ chế quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của nƣớc ta còn chồng chéo, rƣờm rà dẫn tới tình trạng chậm trễ trong việc thành lập các ban quản lý dự án. Các thủ tục xem xét và trình duyệt dự án còn phức tạp, phải trải qua nhiều cấp, nhất là khâu đấu thầu và chấm thầu chậm khiến cho thời gian thực án dự án bị trì trệ.
Thứ hai, việc quy định trách nhiệm của từng Bộ, Ngành, chủ dự án trong từng khâu chƣa đƣợc rõ ràng, chặt chẽ, gây ra sự trùng chéo các chức năng. Đồng thời, từng Bộ, Ngành liên quan chƣa thấy đƣợc đầy đủ và cũng chƣa làm đƣợc hết trách nhiệm của mình nên các dự án ODA bị chững lại so với kế hoạch.
Thứ ba, các cơ quan quản lý chƣa thực hiện đúng chu trình dự án, năng lực quản lý thấp và lỏng lẻo, chƣa đảm bảo đúng chế độ tài chính. Thêm nữa là không ít
ngƣời nhầm lẫn hay cố tình hiểu sai về ODA, coi nhƣ đây là quà biếu, tặng làm cho việc sử dụng rất lãng phí và tùy tiện; đôi khi ODA còn đƣợc dùng để mƣu cầu lợi ích riêng trong khi thực tế thì phần lớn ODA đều là các khoản vay ƣu đãi và các khoản viện trợ không hoàn lại chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số vốn. Chính điều này đã biến ODA thành mảnh đất màu mỡ cho nhiều loại tham nhũng lớn nhỏ và kéo theo là sự che đậy, bƣng bít làm giảm tính minh bạch, công khai trong sử dụng vốn ODA.
Thứ tƣ, chƣa có quy hoạch ODA sát với tình hình kinh tế - xã hội và mục tiêu phát triển của từng vùng miền, chƣa xác định đƣợc lĩnh vực trọng tâm trong từng giai đoạn cụ thể. Các địa phƣơng còn thiếu chủ động trong hoạch định kế hoạch và biện pháp thu hút và quản lý ODA trong khi năng lực của cán bộ ODA chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.
Thứ năm, việc chuẩn bị các thủ tục đầu tƣ của dự án thƣờng kéo dài, dẫn đến một số trƣờng hợp khi ký kết đƣợc hiệp định vay thì thời gian còn lại để triển khai dự án không đủ, phải làm thủ tục xin gia hạn thời gian thực hiện dự án.
Bên cạnh đó, khi làm thủ tục đàm phán, ký kết hiệp định vay cho dự án, nhiều bộ ngành và địa phƣơng đã cam kết bố trí đủ vốn đối ứng để thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế có rất nhiều dự án chƣa đƣợc bố trí hoặc bố trí không đủ vốn đối ứng dẫn đến việc triển khai các dự án rất chậm.
Trong thủ tục rút vốn, tình trạng hồ sơ rút vốn sai, thiếu thủ tục vẫn còn phát sinh, điển hình nhƣ: đơn đề nghị rút vốn các khoản chi không đúng chế độ; chi tƣ vấn quản lý dự án, thực hiện dự án, chi mua ô tô khi chƣa đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ cho phép; tạm ứng khi chƣa có quyết định giao dự toán vốn...
[VTH5]
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG [VTH6]THU HÚT VÀ SỬ DỤNG O[VTH7]DA CỦA PHÁP VÀO VIỆT NAM