1.2. Cơ sở lý luận về ODA
1.2.6. Xu hƣớng và triển vọng của nguồn vốn ODA
Bên cạnh những đặc điểm chung đã nêu trong phần một số đặc điểm của nguồn vốn ODA thì ODA còn có những xu hƣớng nhƣ sau:
Thứ nhất, Quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới và xu thế hội nhập đã tạo điều kiện cho các quan hệ kinh tế, chính trị... giữa các quốc gia ngày càng đƣợc đẩy mạnh và tăng cƣờng. Hoạt động của một số tổ chức đa phƣơng tỏ ra kém hiệu quả làm cho một số nhà tài trợ ngần ngại đóng góp cho các tổ chức này. Điều đó là nguyên nhân chính tạo nên sự chuyển dịch, tỉ trọng ODA song phƣơng có xu thế tăng lên, ODA đa phƣơng có xu hƣớng giảm đi.
Thứ hai, sự cạnh tranh ngày càng tăng trong quá trình thu hút ODA. Trên thế giới, một số nƣớc mới giành đƣợc độc lập hoặc mới tách ra từ các nhà nƣớc liên bang tăng lên đáng kể và có nhu cầu lớn về ODA. Số nƣớc có nhu cầu tiếp nhận ODA là rất lớn vì vậy sự cạnh tranh giữa các nƣớc ngày càng trở nên gay gắt. Các vấn đề mà các nƣớc cung cấp ODA quan tâm đến tạo nên sự cạnh tranh giữa các nƣớc tiếp nhận là năng lực kinh tế của quốc gia tiếp nhận, các triển vọng phát triển, ngoài ra còn chịu nhiều tác động của các yếu tố khác nhƣ: nhãn quan chính trị, quan điểm cộng đồng rộng rãi, dựa trên sự quan tâm nhân đạo và hiểu biết về sự cần thiết đóng góp vào ổn định kinh tế - xã hội quốc tế. Cùng mối quan hệ truyền thống với các nƣớc thế giới thứ ba của các nƣớc phát triển, hay tầm quan trọng của các nƣớc đang phát triển với tƣ cách là bạn hàng (thị trƣờng, nơi cung cấp nguyên liệu, lao động). Mặt khác, chính sách đối ngoại, an ninh và lợi ích chiến lƣợc, trách nhiệm toàn cầu hay cá biệt... cũng là nhân tố tạo nên xu hƣớng phân bổ ODA trên thế giới theo vùng. Ngoài ra còn có thêm lý do đó là sự chuẩn bị đáp ứng nhu cầu riêng biệt về thủ tục, quy chế, chiến lƣợc, viện trợ... khác nhau của các nhà tài trợ trên thế giới cũng tạo nên sự chênh lệch trong quá trình thu hút và sử dụng ODA giữa các quốc
trong tiếp nhận viện trợ của các nƣớc đang phát triển.
Thứ ba, sự phân phối ODA theo khu vực nghèo của thế giới không đồng đều. Nguyên nhân tạo nên sự khác biệt nhƣ vậy có thể có rất nhiều lý giải khác nhau, có thể là do những mong muốn của các quốc gia đi viện trợ nhƣ mở rộng quan hệ hợp tác về chính trị hay kinh tế, mục đích xã hội, điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ý muốn chủ quan của nhà tài trợ. Lúc đầu họ chỉ quan tâm đến việc thiết lập các mối quan hệ với các nƣớc láng giềng của mình, nhƣng sau họ lại nhận thấy rằng cần thiết lập các quan hệ với các nƣớc khác trên thế giới để tìm kiếm thị trƣờng trao đổi buôn bán hay đầu tƣ mà việc đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao bằng cách viện trợ ODA. Mặt khác chính những yếu tố trong nội bộ của quốc gia cũng tạo nên những khác biệt lớn trong quá trình nhận viện trợ nhƣ các mối quan hệ với các nƣớc phát triển, hay những thành tích trong phát triển đất nƣớc hay cũng có thể là do nhu cầu hết sức cần thiết nhƣ chiến tranh, thiên tai...
Thứ tƣ, triển vọng gia tăng nguồn vốn ODA ít lạc quan. Mặc dù Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã khuyến nghị dành 0,7% GNI của các nƣớc phát triển để cung cấp ODA cho các nƣớc nghèo. Nhƣng nƣớc có khối lƣợng ODA lớn nhƣ Nhật Bản, Mỹ... thì tỷ lệ này mới chỉ đạt ở mức trên dƣới 0,3% trong nhiều năm qua. Tuy có một số nƣớc nhƣ Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch... đã có tỷ lệ ODA chiếm hơn 1% GNP, song khối lƣợng ODA tuyệt đối của các nƣớc này không lớn. Thêm vào đó tình hình kinh tế phục hồi chậm chạp ở các nƣớc đang phát triển cũng là một trở ngại gia tăng ODA. Ngoài ra, hàng năm các nƣớc cung cấp ODA dựa vào kết quả hoạt động của nền kinh tế của mình để xem xét khối lƣợng ODA có thể cung cấp đƣợc. Nhƣng hiện nay các nƣớc phát triển đang có những dấu hiệu đáng lo ngại trong nền kinh tế của mình nhƣ khủng hoảng kinh tế hay hàng loạt các vấn đề xã hội trong nƣớc, chịu sức ép của dƣ luận đòi giảm viện trợ để tập trung giải quyết các vấn đề trong nƣớc.
Ngoài ra, do sự phục hồi kinh tế chậm ở các nƣớc phát triển, nguồn vốn chuyển dịch vào các nƣớc đang phát triển có thể sẽ giảm sút trong các năm tới.
ODA là một khoản vốn mà các nƣớc phát triển hỗ trợ cho các nƣớc đang phát triển và đã đƣợc thực hiện từ rất lâu, qua các giai đoạn nhất định, có những xu thế vận động riêng, nhìn chung lại, xu hƣớng vận động hiện nay hàm chứa cả các yếu tố thuận lợi lẫn khó khăn cho một số nƣớc đang phát triển nhƣ nƣớc ta đang tìm kiếm nguồn hỗ trợ phát triển chính thức, tuy nhiên các yếu tố thuận lợi là cơ bản. Xét trên phạm vi quốc tế, ODA có thể huy động đƣợc lại tuỳ thuộc vào chính sách đối ngoại khôn khéo và khả năng hấp thụ vốn nƣớc ngoài của chính nền kinh tế nƣớc đó. Qua đó ta có thể thấy rõ đƣợc những đặc điểm riêng biệt của ODA so với các nguồn vốn khác.