Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Trang 26 - 32)

Chương 1 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ TÀI

1.1. Cơ sở lý luận của đề tài

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản

1.1.1.1. Khái niệm chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị theo khung Michael Porter

Chuỗi giá trị cũng được biết đến như là chuỗi giá trị phân tích, là một khái niệm từ quản lý kinh doanh đầu tiên đã được mô tả và phổ cập bởi Michael Porter vào năm 1985 trong cuốn sách best-seller của ông có tựa đề: “Competitive Advantage: Creating and Sustaining Superior Performance” (Lợi thế cạnh tranh: Tạo và duy trì thành tích vượt trội trong kinh doanh).

Theo Michael Porter thì chuỗi giá trị của một ngành, một doanh nghiệp bao gồm các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được cấu hình một cách thích hợp…Theo đó, chuỗi giá trị là một chuỗi các hoạt động mà các sản phẩm trải qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo một thứ tự và tại mỗi hoạt động thì sản phẩm đó gia tăng thêm một số giá trị. Chuỗi các hoạt động cung cấp cho các sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của tất cả các hoạt động cộng lại.

Chuỗi giá trị (value chain) - là khung mẫu cơ sở để suy nghĩ một cách chiến lược về hoạt động trong doanh nghiệp, đồng thời đánh giá chi phí và vai trò tương đối của chúng trong việc khác biệt hóa. Khác biệt giữa giá trị với chi phí thực hiện các hoạt động cần thiết để tạo ra sản phẩm/ dịch vụ ấy sẽ quyết định mức lợi nhuận. Chuỗi giá trị giúp ta hiểu rõ các nguồn gốc của giá trị cho người mua (buyer value) đảm bảo một mức giá cao hơn cho sản phẩm, cũng như lý do tại sao sản phẩm này có thể thay thế sản phẩm khác. Chiến lược là một cách sắp xếp và kết hợp nội tại các hoạt động một cách nhất quán, cách thức này phân biệt rõ ràng doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Về tổng thể có chín loại hoạt động tạo ra giá trị trong toàn chuỗi được chia thành hai nhóm:

-Nhóm hoạt động chính thì bao gồm dãy năm loại hoạt động: Đưa nguyên vật liệu vào kinh doanh; Vận hành, sản xuất- kinh doanh; Vận chuyển ra bên ngoài; Marketing và bán hàng; Cung cấp các dịch vụ liên quan.

- Nhóm bổ trợ chứa các hoạt động tạo ra giá trị bao gồm: Hạ tầng, quản trị nhân lực, công nghệ và mua sắm. Các hoạt động bổ trợ xảy ra bên trong từng loại hoạt động chính.

Chuỗi giá trị theo Kaplinsky và Morris

“Chuỗi giá trị bao gồm toàn bộ các hoạt động cần thiết để đưa ra một sản phẩm hoặc dịch vụ từ một ý tưởng thông qua các giai đoạn sản xuất khác nhau, phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi sử dụng”. Chuỗi giá trị tồn tại khi mà tất cả các tác nhân tham gia vào hoạt động của chuỗi theo cách để tối ưu hoá việc tạo ra giá trị dọc theo chuỗi...

Kaplinsky và Morris (2001) nhấn mạnh rằng không có một phương pháp chuẩn tắc cho việc phân tích một chuỗi giá trị. Xây dựng phương pháp phân tích chuỗi giá trị phụ thuộc vào cách tiếp cận và vấn đề nghiên cứu cũngnhư mục tiêu đặt ra. Có nhiều cách tiếp cận trong phân tích chuỗi giá trị, nhưng mỗi cách tiếp cận chuỗi đều có những lợi thế và bất lợi khác nhau.

Theo Kaplinsky và Morris (2001), việc phân tích chuỗi giá trị gồm những nội dung sau:

- Xác định tác nhân đầu tiên để bắt đầu thực hiện nghiên cứu;

- Lập sơ đồ chuỗi giá trị: Quá trình lập sơ đồ chuỗi cần xác định và vẽ các quá trình cốt lõi trong chuỗi; Xác định các tác nhân trong mỗi quá trình; Vẽ dòng luôn chuyển sản phẩm giữa các tác nhân dọc theo chuỗi, bao gồm dòng luân chuyển về địa lý; Xác định khối lượng sản phẩm giao dịch luân chuyển giữa các tác nhân; Xác định sự thay đổi giá trị qua mỗi quá trình; Xác định các phương thức liên kết và giao dịch giữa các tác nhân trong chuỗi.

- Xác định những phân đoạn thị trường của sản phẩm và các yếu tố thành công then chốt cho sản phẩm trên thị trường;

- Xác định cách thức nhà sản xuất kết nối với thị trường, đánh giá đặc điểm và vai trò của người mua và người bán trên thị trường;

- Đánh giá và kiểm tra hiệu quả vận hành chuỗi giá trị: Tức là đánh giá khả năng cạnh tranh về chi phí, chất lượng, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách hàng, năng lực thực hiện cải tiến cho sản phẩm cũng như quá trình tạo ra giá trị;

- Quản trị chuỗi giá trị: Đánh giá sức mạnh của quyền lực chi phối thị trường ở các tác nhân, xác định tác nhân then chốt và quan trọng nhất trong việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững;

- Các vấn đề liên quan đến phân phối lợi ích, giá trị gia tăng, rủi ro, rào cản gia nhập ngành…

Như vậy, chuỗi giá trị hàng hóa - dịch vụ là nói đến những hoạt động cần thiết để biến một sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm khác nhau, đến khi phân phối tới người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ sau khi đã sử dụng. Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi hoạt động và có trách nhiệm tạo ra giá trị tối đa trong toàn chuỗi.

Chúng ta có thể hiểu khái niệm này theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng: Nếu hiểu chuỗi giá trị theo nghĩa hẹp thì chuỗi giá trị là một khối liên kết dọc hoặc một mạng liên kết giữa một số tổ chức kinh doanh độc lập trong một chuỗi sản xuất. Hay nói cách khác một chuỗi giá trị gồm một loạt các hoạt động thực hiện trong một đơn vị sản xuất để sản xuất ra một sản phẩm nhất định. Tất cả các hoạt động này tạo thành một “chuỗi” kết nối người sản xuất với người tiêu dùng, mặt khác mỗi hoạt động lại bổ xung giá trị cho sản phẩm cuối cùng.

Nếu hiểu Chuỗi giá trị theo nghĩa rộng thì đó là một phức hợp những hoạt động do nhiều người tham gia khác nhau thực hiện để biến một nguyên liệu thô thành thành phẩm được bán lẻ. Kết quả của chuỗi có được khi sản

phẩm đã được bán cho người tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy, khái niệm về chuỗi giá trị đã bao hàm cả tổ chức và điều phối, các chiến lược và quan hệ quyền lực của những người tham gia khác nhau trong chuỗi.

Khái niệm chuỗi giá trị nông sản

Các nghiên cứu về chuỗi giá trị nông sản sử dụng thuật ngữ “chuỗi giá trị” hay “chuỗi cung ứng” để mô tả chuỗi giá trị nông sản. FAO (2010) định nghĩa: “Chuỗi giá trị nông sản bao gồm tập hợp các tác nhân và hoạt động đưa một sản phẩm nông sản từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, theo đó, giá trị của sản phẩm được gia tăng trong mỗi khâu trung gian. Một chuỗi giá trị có thể là một liên kết dọc hay một mạng lưới các tác nhân độc lập với nhau vào các khâu chế biến, đóng gói, bảo quản, vận chuyển, và phân phối”.

Trước đây, số lượng trà hoa vàng ở huyện Ba Chẽ và các vùng lân cận tương đối lớn và được người dân sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, tư thương đã thu mua, gom hoa tự nhiên rất nhiều với giá khoảng 6 – 8 triệu đồng/kg hoa khô, chủ yếu xuất bán sang thị trường Trung Quốc, nên đến mùa ra hoa người dân bản địa tập trung vào rừng thu hái, chặt cả cây xuống để lấy hoa, làm cho số lượng cây trà hoa vàng hiện còn rất ít và đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Từ thực tế đó, Công ty Cổ phần doanh lâm sản Đạp Thanh huyện Ba Chẽ đã mạnh dạn thực hiện ý tưởng về phát triển chuỗi giá trị sản phẩm trà hoa vàng thành mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao, để vừa góp phần bảo tồn loại cây quý, vừa đem lại lợi ích kinh tế cho người dân bản địa, lại vừa cung cấp cho thị trường sản phẩm tốt cho sức khỏe.

Công ty đã triển khai đồng bộ các giải pháp: bảo tồn, sản xuất và trồng bổ sung cây trà hoa vàng nguyên liệu, Nâng cao chất lượng bằng công nghệ hiện đại (ứng dụng công nghệ sấy lạnh) để giữ nguyên hoạt chất dược liệu quý của trà hoa vàng. Nhờ có giải pháp đồng bộ, Công ty Cổ phần doanh lâm sản Đạp

Thanh huyện Ba Chẽ là doanh nghiệp sản xuất và tiêu thụ trà hoa vàng lớn nhất tỉnh Quảng Ninh hiện nay, mỗi năm sản xuất thành phẩm khoảng 1,0 tấn nguyên liệu trà hoa vàng. Công ty đã đầu tư 02 máy sấy lạnh, công suất mỗi ngày có thể chế biến 0,1 tấn nguyên liệu, (giá bình quân 400.000 đồng đến 800.000 đồng/kg trà tươi).

Hiện nay, Công ty đang liên kết với hợp tác xã dịch vụ, sản xuất và chế biến nông sản tại huyện để sản xuất và phát triển thị trường. Chủ yếu là Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và một số tỉnh khác, đang xúc tiến ra thị trường nước ngoài.

Không chỉ góp phần bảo tồn loài cây dược liệu quý, đảm bảo thu nhập cho người dân địa phương, với công nghệ chế biến hiện đại và phương thức sản xuất theo chuỗi, công ty đã cung cấp cho thị trường sản phẩm trà hoa vàng chất lượng, có giá trị cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, tăng gia phát triển sản xuất tại địa phương, từng bước xoá đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Như vậy, khái niệm chuỗi giá trị nông sản cũng mang những đặc điểm của khái niệm chung về chuỗi giá trị, đó là mô tả chuỗi những hoạt động để đưa 1 sản phẩm từ sản xuất đến tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động trong chuỗi giá trị nông sản bao gồm sản xuất, thu gom, chế biến, bán buôn, bán lẻ cũng như các chức năng hỗ trợ như cung ứng vật tư đầu vào, dịch vụ tài chính, dịch vụ hậu cần, đóng gói, và marketing. Chuỗi giá trị bị ảnh hưởng bởi các đặc tính của sản phẩm nông sản. Sản phẩm nông sản có các đặc tính đặc thù như tính mùa vụ, mau hỏng, chất lượng không đồng nhất, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm. Những đặc tính những vấn đề trong tổ chức, hoạt động, và hiệu suất của chuỗi, từ đó ảnh hưởng tới đặc điểm của chuỗi.

1.1.1.2. Các khái niệm liên quan Chuỗi sản xuất - cung ứng

kênh thị trường qua đó sản phẩm được chuyển tới tay người tiêu dùng. Người nông dân ít khi bán trực tiếp sản phẩm của mình cho người tiêu dùng. Đây là khái niệm mới sử dụng trong kinh tế thị trường với mục tiêu chính là sản xuất hàng hóa theo ngành hàng. Từ các quan điểm của các nhà kinh tế khác nhau chúng tôi cho rằng, một chuỗi sản xuất được hiểu đó là tất cả các bên tham gia vào một hoạt động kinh tế có sử dụng các yếu tố đầu vào để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh và chuyển giao sản phẩm đó tới người tiêu dùng cuối cùng.

Trong một chuỗi sản xuất - cung ứng: dòng luân chuyển thông tin thường không phải là chủ yếu mà mục tiêu chính hướng đến là chi phí và giá. Chiến lược sản xuất thường tập trung vào các sản phẩm, hàng hoá cơ bản. Định hướng của chuỗi sản xuất - cung ứng chủ yếu là hướng cung. Vấn đề trọng tâm của chuỗi sản xuất chính là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và kết cấu tổ chức trong chuỗi là các tác nhân tham gia độc lập.

Ngành hàng

Ngành hàng được coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Như vậy ngành hàng đã vạch ra sự kế tiếp của các hoạt động, xuất phát từ điểm ban đầu đến điểm cuối cùng của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn chỉnh ở mức độ người tiêu thụ. Nói cách khác: Ngành hàng là tập hợp những tác nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công sản phẩm, chế biến và đi đến một thị trường hoàn tất của các sản phẩm nông nghiệp.

Nói chung, ngành hàng bao gồm toàn bộ các hoạt động được gắn kết chặt chẽ với nhau trong một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm nhằm thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng. Chúng ta thấy rằng ngành hàng là một chuỗi tác nghiệp, chuỗi các tác nhân và cũng là một chuỗi những thị trường, nó kéo theo những luồng vật chất và những bù

đắp bằng giá trị tiền tệ.

Tác nhân

Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm, hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những hộ hay những doanh nghiệp... tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt động kinh tế của họ. Có thể chia tác nhân làm 2 loại: Tác nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng. Nếu theo nghĩa rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng mộthoạt động.

Sản phẩm

Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình, trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu ra quá trình sản xuất của rừng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng thường chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân đầu tiên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Trang 26 - 32)