Chương 3 KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.3. Định hướng và giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị Trà hoa vàng
vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ
3.3.1. Định hướng phát triển cây Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ
thời gian tới
Khai thác tiềm năng đất đai, đặc biệt là đất đồi, núi với các tiểu vùng khí hậu đặc thù để phát triển cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao.
Ba Chẽ đã được tỉnh Quảng Ninh phê duyệt xây dựng đề án bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý trên địa bàn đến năm 2020, định hướng năm 2030, trong đó có trên 300 ha cây Trà hoa vàng. Với mục tiêu này, hằng năm, huyện đều khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia và nhân rộng mô hình Trà hoa vàng thông qua các dự án phát triển sản xuất của Chương trình NTM và Chương trình 135. Đặc biệt, huyện cũng tích cực kêu gọi, thu hút, vận dụng cơ chế chính sách đặc biệt ưu đãi với các doanh nghiệp, HTX trong phát triển, chế biến dược liệu trà hoa vàng. Hiện đã có một số doanh nghiệp như Công ty CP đầu tư Kỷ Tâm than Hà Tu; Công ty CP Dược, vật tư Y tế Quảng Ninh xây dựng quy hoạch phát triển dược liệu trên địa bàn.
Bảng 3.22: Diện tích, năng suất, sản lượng Trà hoa vàng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2019 - 2021 tỉnh giai đoạn 2019 - 2021 TT Chỉ tiêu ĐVT 2019 2020 2021 1 Tổng diện tích Ha 177,6 207,6 237,6 Trong đó: - Diện tích Trà hoa vàng Ha 30 30 30 2 Năng suất tạ/ha 2.250 2.400 2.550 3 Sản lượng Trà hoa vàng khô Tấn 0,450 0,480 0,510
(Nguồn: Phòng NN&PTNT năm 2019)
3.3.2. Giải pháp phát triển chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ
3.3.2.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách
Để tạo những điều kiện thuận lợi cho liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến nông sản; các doanh nghiệp sản xuất, chế biến Trà hoa vàng nói chung và doanh nghiệp tư nhân chế biến Trà hoa vàng nói riêng để thực hiện tốt mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ Trà hoa vàng, cơ chế chính sách cần phải được hoàn thiện như:
*Thực hiện tốt quy hoạch vùng trồng Trà hoa vàng
Bên cạnh việc xây dựng các quy hoạch phát triển cây Trà hoa vàng của huyện với các nội dung khá đầy đủ cần thực hiện triệt để các nội dung trong quy hoạch như sau:
- Rà soát, xác định thực trạng diện tích trồng Trà hoa vàng hiện nay về quy mô, tình hình chăm sóc, năng suất, thời gian trồng...
- Khảo sát, đánh giá tuổi vườn Trà hoa vàng, diện tích đang cho thu hoạch để bố trí trồng mới diện tích bổ sung về quy mô diện tích, thay thế các vườn đã già cỗi năng suất thấp. Tùy giai đoạn phát triển của cây có yêu cầu chăm sóc phù hợp cần tư vấn để người nông dân lắm được vàkhai thác phù hợp.
hợp với quy mô vùng nguyên liệu. Bên cạnh việc cấp giấy phép hoạt động cho chế biến Trà hoa vàng cần lưu ý đến quy trình trong các cơ sở chế biến.
* Vai trò của Nhà nước
Nhà nước giữ vai trò định hướng trong phát triển chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nói chung và phát triển Trà hoa vàng nói riêng, là người cầm cân nảy mực thông qua các chính sách thích hợp. Để hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị Trà hoa vàng cần:
- Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tạo khung pháp lý cho sự liên kết kinh tế trong nông nghiệp.
- Về đất đai: tiếp tục tạo điều kiện cho việc chuyển đổi, chuyển nhượng đất đai tập trung hóa, hình thành các khu vườn chètập trung liền vùng, liền khoảnh để hạn chế tính manh mún trong sản xuất và tạo điều kiện cho việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất để nhân dân yên tâm đầu tư phát triển Trà hoa vàng và có thể thế chấp để vay vốn phát triển Trà hoa vàng.
- Tăng cường năng lực hành chính của ngành từ huyện xuống đến các xã. Củng cố hệ thống quản lý nhằm phân cấp và nâng cao hiệu lực quản lý của các cấp. Hình thành hệ thống cán bộ chuyên trách của huyện, có nhiệm vụ theo dõi, thống kê tình hình sản xuất, kinh doanh ở các xã, hướng dẫn các cơ sở/hộ thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước, của tỉnh; giúp đỡ người nông dân về kỹ thuật và các công nghệ áp dụng.
- Về chính sách hỗ trợ người sản xuất gặp rủi ro: tất cả tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đang tham gia hoạt động sản xuất, chế biến Trà hoa vàng trên địa bàn được chính quyền địa phương xác nhận. Về các loại hình bảo hiểm, bao gồm: Bảo hiểm toàn phần đến sản phẩm cuối cùng theo giá trị; Bảo hiểm theo phí mua bảo hiểm (cao, thấp). Những rủi ro cần được bảo hiểm như: giá giảm, bị thiên tai bất khả kháng do thời tiết, mưa bão, lũ lụt… bảo hiểm tín dụng trong trường hợp người dân không có khả năng trả nợ do thất thu bởi giá cả giảm sút so với giá thành sản xuất hay do thiên tai.
của Chính phủ và Chính sách thu hút đầu tư của địa phương Miễn tiền thuê đất cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất như xây dựng Cơ sở chế biến Trà hoa vàng, Nhà làm việc, Nhà Kho, Nhà Xưởng... theo quy định.
- Về đầu tư tín dụng: Việc vay vốn theo quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng sau khi đã thẩm định, tiếp cận các Dự án, tự chịu trách nhiệm về quyết định cho vay vốn.
- Thu hút khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào vùng nguyên liệu, đầu tư xây dựng cơ sở chế biến Trà hoa vàng với thiết bị chuyên dùng tiên tiến cần thiết đáp ứng yêu cầu.
- Chính sách hỗ trợ trực tiếp người dân khi có rủi ro về thị trường và giá cả khi giá Trà hoa vàng trong nước xuống dưới giá thành sản xuất bình quân.
*Quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cho vùng nguyên liệu
Về việc quy hoạch và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, trước hết phải ưu tiên phục vụ cho sự phát triển của các loại cây trồng chủ đạo. Tuỳ đặc điểm từng vùng cần tập trung xây dựng yếu tố nào trong hệ thống hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là hệ thống giao thông……Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, việc đầu tư xây dựng hệ thống kỹ thuật có ý nghĩa dẫn đường cho sự phát triển của sản xuất nông nghiệp nói chung, cho sự hình thành và phát triển của các vùng nguyên liệu Trà hoa vàng nói riêng. Việc này cần phải có bàn tay của nhà nước từ công tác quy hoạch, thiết kế đến tổ chức huy động vốn, tổ chức xây dựng công trình, tổ chức khai thác và quản lý công trình vì người dân với trình độ thấp, năng lực vốn kém không thể làm được.
Vùng nguyên liệu cần có hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển để phục vụ sản xuất nếu vùng được quy hoạch có hệ thống giao thông, hệ thống tưới cây…còn thấp kém cần có sự đầu tư đáng kể để tạo điều kiện cho vùng nguyên liệu được hình thành và phát triển. Để tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, các đơn vị cần quán triệt và thực hiện tốt phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, nhân dân làm là chính đối với các công trình gắn trực tiếp với sản xuất, tuỳ từng điều kiện uỷ ban nhân dân tỉnh, huyện, xã có sự hỗ trợ hợp lý.
3.3.2.2. Rà soát, sắp xếp, thực hiện phân vùng nguyên liệu cho các cơ sở chế biến
Việc phân vùng nguyên liệu và quản lý chặt chẽ vùng nguyên liệu theo cơ chế hợp đồng, hợp tác sản xuất giữa doanh nghiệp, HTX với người nông dân (hoặc tổ chức đại diện của nông dân), đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm của sản phẩm Trà hoa vàng có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp, người nông dân. Phân vùng nguyên liệu Trà hoa vàng đã giảm hiện tượng tranh mua, tranh bán vùng nguyên liệu giúp nông dân ổn định đầu ra sản phẩm.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh 01 Công ty, doanh nghiệp, 01 HTX có chế biến Trà hoa vàng. Tuy nhiên, vẫn còn tình trạng tranh mua, tranh bán xảy ra ở một số xã; cơ sở chế biến chưa tuân thủ đúng các quy định về quản lý vùng nguyên liệu như: chưa ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm hết với các hộ dân trong vùng nguyên liệu được giao quản lý, giá thu mua tại một số thời điểm thấp hơn so với hợp đồng nên đã có một số hộ tự ý vi phạm hợp đồng, không cử cán bộ thường xuyên xuống hướng dẫn kỹ thuật về trồng, chăm sóc, sử dụng thuốc BVTV... Do đó thời gian tới, để phát triển chuỗi giá trị Trà hoa vàng cần thực hiện các biện pháp phân vùng nguyên liệu như:
- Rà soát, đánh giá năng lực, thiết bị, công nghệ và khả năng cung cấp nguyên liệu của các cơ sở chế biến Trà hoa vàng trên địa bàn đảm bảo đáp ứng các quy định theo Quy chuẩn quốc gia về cơ sở chế biến Trà hoa vàng. Kiên quyết đình chỉ hoạt động đối với các cơ sở: Không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm (các cơ sở chế biến xếp loại C nhắc nhở 2 lần không khắc phục); cơ sở không có vùng nguyên liệu hoặc không có hợp đồng đầu tư thu mua nguyên liệu;
- Thực hiện quy hoạch, phân vùng nguyên liệu gắn trách nhiệm của các cơ sở chế biến với việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu thông qua việc ký kết các hợp đồng liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. UBND các xã vùng có trồng Trà hoa vàng chỉ đạo thực hiện việc phân vùng nguyên liệu, ký kết hợp đồng, liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm giữa cơ sở, doanh nghiệp
chế biến và người trồng Trà hoa vàng trên địa bàn (căn cứ công suất, năng lực chế biến, tiêu thụ để phân vùng nguyên liệu đảm bảo đáp ứng ít nhất 80% lượng nguyên liệu hàng năm của cơ sở đã thiết kế).
- Đối với cơ sở chế biến Trà hoa vàng: Với cơ sở có tiềm năng, khuyến khích đầu tư trang thiết bị chế biến, đăng ký mẫu mã, bao bì sản phẩm, thực hiện đăng ký kinh doanh để có sự quản lý kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng. Loại bỏ các cơ sở sản xuất thủ công nhỏ lẻ không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không nằm trong vùng nguyên liệu chế biến Trà hoa vàng.
- Chỉ cấp phép đầu tư xây dựng mới và mở rộng quy mô nhà máy chế biến Trà hoa vàng đối với các chủ đầu tư có vùng nguyên liệu đảm bảo đủ cho cơ sở hoạt động; có dây chuyền thiết bị chế biến đồng bộ, hiện đại đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đẩy mạnh thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở chế biến sâu, có công nghệ tiên tiến trong chế biến Trà hoa vàng chất lượng cao, chế biến các sản phẩm thực phẩm cao cấp từ Trà hoa vàng.
3.3.2.3. Đẩy mạnh liên kết sản xuất
- Tăng cường mối liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp với người trồng Trà hoa vàng từ khâu sản xuất đến tiêu thụ thông qua hợp đồng, hợp tác kinh doanh, gắn cơ sở chế biến với vùng nguyên liệu. Tạo điều kiện để người trồng Trà hoa vàng tham gia chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị ngành Trà hoa vàng (Doanh nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong hướng dẫn, quản lý, giám sát quy trình kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm).
-Tăng cường mô hình liên kết ngang giữa các hộ trồng chè thành hợp tác xã, tổ hợp tác, câu lạc bộ hay nhóm liên minh để thuận lợi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ; liên kết giữa doanh nghiệp với các trang trại, hợp tác xã trong sản xuất, thu hoạch, bảo quản, chế biến và giải quyết thị trường đầu ra cho sản phẩm để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân;
vàng công nghiệp hiện đại để đại diện cho nông dân liên kết, liên doanh với doanh nghiệp. Xây dựng và nhân rộng mô hình hợp tác xã, Tổ hợp tác dịch vụ về phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho vùng sản xuất Trà hoa vàng tập trung. Tạo điều kiện cho nông hộ phát triển kinh tế trang trại, mở rộng quy mô sản xuất.
- Xây dựng phương án chia sẻ rủi ro giữa các bên tham gia liên kết: Khi xảy ra rủi ro như thiên tai đột biến, dịch bệnh gây mất mùa, giá cả tăng đột biến và các nguyên nhân bất khả kháng thì các thành viên tham gia liên kết (doanh nghiệp, hộ thu gom, hộ nông dân) phải tham gia kiểm tra bàn bạc thảo luận để tìm ra một cơ chế thích hợp giải quyết thỏa đáng lợi ích các bên để không bên nào cảm thấy thiệt thòi. Về cơ bản sự tôn trọng đã ký kết kể cả về giá cả là nguyên tắc quan trọng đảm bảo sự hợp tác lâu dài trong cơ chế thị trường. Sự thảo luận công khai dân chủ bình đẳng giữa các bên là điều kiện không thể thiếu được trong liên kết kinh tế. Doanh nghiệp cần triển khai vấn đề này trong tương lai để có thể chia sẻ rủi ro cho các bên.
- Tổ chức tọa đàm với người thu gom và hộ nông dân trồng Trà hoa vàng: DN chế biến Trà hoa vàng cần tổ chức các buổi tạo đàm giữa các đối tượng tham gia liên kết với doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp, người thu gom, địa diện hộ trồng Trà hoa vàng. Trong đó có sự tham gia của các ngành có liên quan nhằm giải quyết các vấn đề có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện liên kết bằng hợp đồng văn bản và hợp đồng miệng. Tại buổi tọa đàm này hộ nông dân có thể nêu lên những khó khăn vướng mắc, băn khoăn của mình về giống Trà hoa vàng, về giá cả, về các chính sách hỗ trợ của doanh nghiệp,... Về phía doanh nghiệp chỉ giải đáp các thắc mắc đó, giải thích rõ ràng các chính sách của doanh nghiệp. Qua đó các đối tượng của buổi tọa đàm có thể hiểu rõ nhau hơn liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân ngày càng bền chặt.
- Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua hội nghị, hội thảo… nhằm nâng cao nhận thức cho các
doanh nghiệp, cơ sở chế biến, người trồng Trà hoa vàng về liên kết sản xuất xây dựng vùng nguyên liệu; sản xuất theo chuỗi giá trị, sản xuất trà an toàn; hiệu quả sử dụng phân bón chuyên dùng, trồng cây che bóng, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt đẩy mạnh tuyên truyền các quy định về an toàn thực phẩm.
3.3.2.4. Nâng cao nhận thức cho người nông dân sản xuất Trà hoa vàng
Nâng cao nhận thức cũng như trình độ sản xuất của hộ trồng Trà hoa vàng để tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả của liên kết, giải pháp quan trọng và trước hết là nâng cao nhận thức và trình độ của hộ trồng Trà hoa vàng. Nhận thức của người dân trong tham gia hợp đồng còn hạn chế nên dễ phá vỡ hợp đồng. Vì vậy, việc tập huấn, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của người dân là việc cần thiết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ, đồng thời làm bền vững cho mối liên kết.
Cần thường xuyên mở các lợp tập huấn kỹ thuật có chất lượng để tập huấn cho người dân đầy đủ các kiến thức, kỹ năng, cách thức, kỹ thuật, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng Trà hoa vàng cho các hộ để họ có thể áp dụng được vào trong thực tiễn sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng Trà hoa vàng.
Đồng thời, các hộ sản xuất cũng phải tham gia đầy đủ và nghiêm túc các