Tiềm năng, lợi thế của cây Trà hoa vàng trên địa huyện Ba Chẽ và vai trò của

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Trang 59)

Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỀ TÀI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.3. Tiềm năng, lợi thế của cây Trà hoa vàng trên địa huyện Ba Chẽ và vai trò của

nông thôn mi

Trong những năm qua, với sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, Trà hoa vàng đang được coi là một “mỏ vàng” dược liệu của huyện vùng núi Ba Chẽ; do giá trị kinh tế cao, nên đây là cây xóa nghèo, làm giàu của nhiều người dân, nhiều hộ đã đi đầu, tích cực trong chuyển đổi mô hình sản xuất kém hiệu quả sang trồng trà hoa vàng để nâng cao thu nhập. Đặc biệt, nhiều hộ đã hình thành được vùng trồng, chế biến trà hoa vàng theo chuỗi, quy mô lớn, điển hình như cơ sở sản xuất trà hoa vàng của Công ty Cổ phần doanh lâm sản Đạp Thanh. Từ cây trà hoa vàng, Công ty đã đầu tư máy móc, thiết bị, hoàn thiện quy trình sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm; hiện cơ sở của anh đã sản xuất được 2 sản phẩm: Trà hoa vàng túi lọc dạng hoa và trà hoa vàng túi lọc dạng lá. Mỗi năm, lợi nhuận từ mô hình trồng trà hoa vàng đạt hơn 1 tỷ đồng. Sắp tới, Công

ty cũng dự định tập trung nâng cao chất lượng, mẫu mã bao bì sản phẩm để tiếp cận các siêu thị lớn và xuất khẩu.

Nhận thấy rõ tiềm năng và giá trị kinh tế từ cây trà hoa vàng, từ năm 2017, huyện Ba Chẽ bắt đầu quy hoạch vùng trồng dược liệu trà hoa vàng. Đồng thời xây dựng đề án bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý trên địa bàn đến năm 2020, định hướng năm 2030, trong đó có cây trà hoa vàng. Với mục tiêu này, hằng năm, huyện đều khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia và nhân rộng mô hình trà hoa vàng thông qua các dự án phát triển sản xuất của Chương trình NTM và Chương trình 135. Đặc biệt, huyện cũng tích cực kêu gọi, thu hút, vận dụng cơ chế chính sách đặc biệt ưu đãi với các doanh nghiệp, HTX trong phát triển, chế biến dược liệu trà hoa vàng. Hiện đã có một số doanh nghiệp như Công ty CP đầu tư Kỷ Tâm than Hà Tu; Công ty CP Dược, vật tư Y tế Quảng Ninh xây dựng quy hoạch phát triển dược liệu trên địa bàn, trong đó có trà hoa vàng với quy mô trên 200ha.

Huyện cũng chú trọng xây dựng thương hiệu, tăng cường quảng bá các sản phẩm trà hoa vàng thông qua phương tiện thông tin đại chúng, các lễ hội, hội chợ, sự kiện xúc tiến thương mại nhằm tạo đầu ra cho sản phẩm. Đồng thời, phối hợp với các đơn vị liên quan để triển khai nghiên cứu giải pháp KHCN để xử lý sâu bệnh trên cây trà hoa vàng nhằm bảo tồn và nâng cao chất lượng giống cây trồng.

Tuy nhiên hiệu quả kinh tế thu được trong sản xuất trà hoa vàng còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của huyện. Bên cạnh đó, huyện còn nhiều diện tích đất trống chưa sử dụng, phù hợp cho phát triển mở rộng vùng trà hoa vàng. Để khai thác tiềm năng, thế mạnh của huyện đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ và phát triển rừng thì việc tiếp tục thực hiện mở rộng vùng Trà hoa vàng, đẩy nhanh tiến độ trồng mới gắn với việc hình thành các vùng nguyên liệu tập trung, chất lượng cao, thu hút các doanh nghiệp liên doanh, liên kết với nông dân phát triển ngành công nghiệp chế biến Trà hoa vàng là rất cần thiết.

Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục mở rộng vùng trồng cây dược liệu, trong đó, trà hoa vàng vẫn tiếp tục được xác định là cây chủ lực của địa phương. Bên cạnh việc khuyến khích các hộ dân tham gia mở rộng diện tích thì huyện cũng sẽ kêu gọi, có những cơ chế thu hút thêm những doanh nghiệp tiềm năng đầu tư trồng, sản xuất, chế biến trà hoa vàng. Đồng thời, tiếp tục quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường và đầu ra cho sản phẩm.

2.2. Đánh giá chung

2.2.1.Thuận lợi

- Huyện Ba Chẽ có ưu thế về nguồn tài nguyên thiên nhiên cho phát triển một nền nông, lâm nghiệp đa dạng theo hướng hàng hóa. Là một huyện có nhiều tiềm năng, lợi thế như đất đai, nguồn nước, khí hậu thích hợp cho phát triển một cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo từng vùng như: Trồng cây gỗ lớn, Trà hoa Vàng, Ba kích, cây ăn quả....

- Nhiều công trình xây dựng cơ bản đã được đầu tư đây là cơ hội bố trí, sắp xếp lại dân cư, cơ sở hạ tầng, cơ cấu lại sản xuất. Các công trình kết cấu hạ tầng được đầu tư đưa vào khai thác, đặc biệt là các tuyến đường giao thông từ Ba Chẽ đi Hạ Long, Ba Chẽ đi Bắc Giang, Lạng Sơn, Hoành Bồ, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu thương mại và đầu tư với các tỉnh, huyện trong vùng.

- Nhân dân các dân tộc huyện Ba Chẽ cần cù chịu khó, lực lượng lao động dồi dào. Nhận thức của người dân đã có những chuyển biến rõ rệt, các tiến bộ khoa học kĩ thuật đã được người dân tiếp cận và áp dụng trong sản xuất. Người dân đã có sự nhạy bén, năng động trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Nhiều hộ nông dân đã có trang trại, các mô hình sản xuất thâm canh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản điển hình.

- Huyện được tỉnh, Đảng, Nhà nước tiếp tục quan tâm lãnh đạo và có nhiều chủ trương chính sách đầu tư cho phát triển KT- XH nói chung và nông nghiệp nói riêng, đảm bảo an sinh xã hội vùng miền núi, dân tộc.

2.2.2. Khó khăn

- Điều kiện tự nhiên khá khắc nghiệt, mùa mưa bão hay xảy ra lũ lụt, sạt lở đất, mưa đá. Mùa khô gây hạn hán kéo dài, giá rét... gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng và vật nuôi.

- Dân trí của người dân nhất là ở các xã vùng cao, vùng sâu, đồng bào dân tộc còn thấp. Việc ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất còn hạn chế. Việc sản xuất canh tác của một số đồng bào dân tộc với tập quán lạc hậu nên hiệu quả sản xuất không cao.

- Thị trường tiêu thụ hàng hóa còn bấp bênh, việc bảo quản nông sản còn hạn chế.

- Năng lực đội ngũ cán bộ có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu nhất là đội ngũ cán bộ xã, bản vùng sâu, vùng xa. Nguồn nhân lực vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ

3.1.1. Thc trng sn xut, chế biến và tiêu th Trà hoa vàng

3.1.1.1. Tình hình phát triển diện tích, năng suất, sản lượng cây Trà hoa vàng trên địa bàn huyện ba Chẽ

Từ năm 2017, huyện Ba Chẽ đã bắt đầu quy hoạch các vùng trồng cây dược liệu, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ trồng hơn 366,6ha cây Trà hòa vàng. Để hiện thực mục tiêu trên, giai đoạn 2015-2017, huyện đã hỗ trợ hơn 1,1 tỷ đồng cho 174 hộ dân tham gia vào các dự án trồng cây Trà hoa vàng tập trung. Năm 2019, Ba Chẽ đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý trên địa bàn huyện đến năm 2020 định hướng năm 2030. Mục tiêu chính của đề án là huy động tối đa nguồn lực để bảo tồn phát triển cây dược liệu (trong đó có cây trà hoa vàng), qua đó sớm đưa Ba Chẽ trở thành vùng sản xuất, kinh doanh dược liệu trọng điểm của tỉnh. Cụ thể hóa đề án này, hằng năm, thông qua các dự án phát triển sản xuất nông thôn mới và Chương trình 135, huyện đều hỗ trợ các hộ dân tham gia nhân rộng mô hình trồng cây trà hoa vàng.

Đến hết năm 2019, diện tích trồng cây trà hoa vàng của Ba Chẽ là 177,6ha (đạt gần 48,4% kế hoạch trong Đề án). 2 địa phương có diện tích cây Trà hoa vàng lớn nhất là: xã Đạp Thanh (hơn 28ha) và xã Đồn Đạc (42,8ha). Dự kiến năm 2019, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng, trồng hơn 40ha Trà hoa vàng. Đến nay, diện tích đã cho thu hoạch hoa Trà hoa vàng đạt trên 50ha, lá Trà hoa vàng trên 60ha. Sản lượng thu hoạch hoa Trà hoa vàng tươi bình quân đạt 112,5tấn/năm; lá Trà hoa vàng tươi đạt 112,5 tấn/năm. Doanh thu từ cây Trà hoa vàng của huyện đạt khoảng hơn 90 tỷ đồng/năm. Trà hoa vàng vốn là loại cây mọc tự nhiên trong rừng ở Ba Chẽ từ rất lâu. Nhưng phải đến gần đây, giá trị đích thực của cây Trà hoa vàng mới được biết đến. Theo tạp chí chuyên

nghiên cứu về Trà hoa vàng của thế giới, các hợp chất của Trà hoa vàng được các nhà khoa học chứng minh có khả năng kiềm chế được sự sinh trưởng của khối u, giảm cholesterol trong máu, chữa xơ cứng động mạch do lượng mỡ trong máu cao…

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp trong việc trồng và phát triển cây Trà hoa vàng, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, bà con nông dân trong tỉnh đã biết đầu tư, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, trồng mới, đem lại năng suất chất lượng cao như: Túi lọc Trà hoa vàng, Lá trà … để mở rộng diện tích và tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất Trà hoa vàng chất lượng cao, đem lại thu nhập ổn định, so với các năm trước cho thấy hiện nay huyện đang chú trọng phát triển cây Trà hoa vàng nhằm đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong phát triển kinh tế của địa phương trong các năm tới nhắm tới phát triển nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao.

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

+/- +/-% +/- +/-%

1 Tổng diện tích Ha 72,6 105 177,6 32,4 14,5 72,4 16,9

- Trà trồng mới Ha 40 32,4 72,4 8,1 40 22,3

2 Thu hoa tươi (tính cho 01ha/1

năm, thời gian 10 năm) Kg 2.250 2.250 2.250

3 Trà hoa vàng khô Kg 450 450 450

4 Thu lá tươi (8 năm) Kg 2.250 2.250 2.250

5 Lá khô Kg 900 900 900

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Ba Chẽ năm 2019)

Qua số liệu thống kê cho thấy hiện nay diện tích Trà hoa vàng kinh doanh của huyện vào năm 2017 chiếm trên 90% tổng diện tích trà toàn tỉnh, thuộc Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” được tỉnh Quảng Ninh triển khai từ năm 2013. Đến nay, Chương trình này đã khẳng định được hiệu

quả và trở thành thương hiệu riêng của tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Trong tổng số 362 sản phẩm OCOP của tỉnh, có 11 sản phẩm đạt 4-5 sao, trong số đó có sản phẩm trà hoa vàng của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Chẽ. Cùng với việc đẩy mạnh trồng trà, khâu xây dựng thương hiệu cũng được huyện Ba Chẽ chú trọng. Trong đó, tập trung vào việc hỗ trợ người dân thiết kế, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng bao bì cho các sản phẩm từ Trà hoa vàng…

Huyện cũng đẩy mạnh khâu quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nên Trà hoa vàng đã được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao (sản phẩm đạt 70-89 điểm ở các hạng mục: Chất lượng sản phẩm, sức mạnh cộng đồng và tiếp thị), có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, là sản phẩm có doanh thu cao tại các hội chợ, đồng thời, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm từ trà hoa vàng, mở rộng diện tích trồng trên toàn huyện lên 500ha, phấn đấu đưa Ba Chẽ trở thành một trong ba vùng dược liệu quý theo quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh. Có thể nói, hơn 7 năm xây dựng thương hiệu (2013-2019), đến nay Trà hoa vàng đã có chỗ đứng trong thị trường, trở thành sản phẩm OCOP chủ lực trong phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số ở Ba Chẽ, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tuy nhiên tập quán sản xuất quảng canh, chăn thả gia súc tự do, không chú trọng đầu tư chăm sóc, ứng dụng KHKT vào sản xuất hạn chế; diện tích trà chủ yếu trồng bằng kinh nghiệm nên chất lượng không cao; giá vật tư phân bón tăng cao, giá thu mua sản phẩm thấp dẫn đến chưa khuyến khích được người dân đầu tư; đời sống của người dân đa phần còn khó khăn, thiếu vốn để đầu tư, thiếu cây giống có chất lượng cao nên khó khăn trong việc mở rộng diện tích. Thời gian tới huyện cần xem xét và có biện pháp để mở rộng diện tích trồng Trà hoa vàng chất lượng cao và mang thương hiệu Quốc gia.

Tổng diện tích trồng mới sau 3 năm ước đạt 116 ha (năm 2017: 30 ha, năm 2018: 35 ha, năm 2019: 51ha), đạt gần 49% kế hoạch trong Đề án (trong

đó: xã Đồn Đạc 42,8 ha, Đạp Thanh 28 ha, Thanh Sơn 25 ha, Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh 51 ha. Toàn hiện hiện có 177,6 ha Trà hoa vàng sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững.

Bảng 3.2. Diện tích Trà hoa vàng phân theo vùng giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Ha TT Địa điểm 2017 2018 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 1 Xã Đồn Đạc 12 30 42,8 250 143 2 Đạp Thanh 5 23 28 500 122 3 Thanh Sơn 3 22 25 733 114 4 Công ty CP DNLS Đạp Thanh 3 48 51 1.600 106,2

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Ba Chẽ năm 2019)

Qua bảng 3.2 cho thấy diện tích trồng Trà hoa vàng chủ yếu tập trung ở Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh (chiếm 34,93%); xã Đồn Đạc (chiếm 29,3 %); xã Đạp Thanh (chiếm 15,75%); xã Thanh Sơn ( 15.06%). Cụ thể ở các khu vực sau:

Bảng 3.3: Diện tích Trà hoa vàng ở các vùng chính năm 2019

ĐVT: ha

STT Chỉ tiêu DT Trà hiện có Tổng cộng diện tích Trà hoa vàng tập trung 146 1 Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh 51 2 VÙNG TRÀ XÃ ĐỒN ĐẠC 42,8

- Thôn Làng Cổng, thôn Nà Bắp, Khe Mằn, Nà Làng, Tầu

Tiên, Lang Cang, Làng Han, Khe Mười Nam Kim 30,8

- Thôn tập trung Trà nhiều nhất: Gồm Làng Cổng, Nà Bắp,

Khe Mằn và các điểm trồng trà thuận lợi lân cận 12

3 VÙNG TRÀ XÃ ĐẠP THANH 25

- Vùng trung tâm: Gồm Khe Xa, Phiêng Liếng, Đồng

- Vùng tập trung: gồm Khe Xa 15

4 VÙNG TRÀ LÂN CẬN TRONG KHU VỰC 1,63

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Ba Chẽ năm 2019)

Trong quá trình phân tích mô hình sản xuất Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, tác giả đã tổng hợp được 3 hệ thống canh tác trà chính của người dân địa phương: đó là thâm canh, bán thâm canh và quảng canh.

3.1.1.2. Thực trạng chế biến

Do cây Trà hoa vàng là loại cây chịu lạnh rất tốt, thời gian khai thác tới 5- 8 năm mà vòng quay tới 11 - 12 tháng/năm nên không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo, mà tương lai còn là cây thúc đẩy phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc huyện Ba Chẽ. Nhận thấy tầm quan trọng của cây Trà hoa vàng, từ năm 2015 huyện đã xây dựng Đề án phát triển vùng Trà hoa vàng giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2030 huyện trở thành vùng sản xuất Trà hoa vàng tập trung chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và phân vùng nguyên liệu.

Đặc biệt, Phát triển 02 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (Ba kích, trà hoa vàng) theo Quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt danh mục các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia giai đoạn 2018 - 2020; Phấn đấu đến hết năm 2019 có 02 sản phẩm chủ lực gia tăng từ 20-30% năng lực sản xuất, chế biến và tiêu thụ, gia tăng về chất lượng, số lượng sản phẩm. Các sản phẩm trà được chế biến đa dạng như: Lá trà khô, hoa tươi, hoa khô…. Cùng với đó, bao bì sản phẩm trà cũng được ngày càng chú trọng hơn như trà đóng hộp, trà đóng gói hút chân không, trà đóng gói bằng giấy bạc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Trang 59)