Thông tin chung về hộ gia đình trồng Trà hoa vàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Trang 74 - 78)

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng

1 Số lượng hộ điều tra Hộ 20,0

2 Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 37,5 3 Số nhân khẩu bình quân/hộ Người 5,0 4 Số lao động bình quân/hộ Người 2,0 5 Diện tích trồng trà bình quân/hộ ha 1,5 6 Năng suất trung bình/ha Tấn/ha 1,5

7 Số năm kinh nghiệm TB Năm 9,0

8 Tỷ lệ hộ có diện tích 1ha % 55,55

(Tổng hợp kết quảđiều tra năm 2019)

Trong các hộ được hỏi thì có 22,3 % số hộ thuộc diện gia đình trung bình, tỷ lệ các hộ khá, giàu cũng chiếm tỷ lệ khá cao 77,7%. Đời sống của người dân nơi đây ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ ràng. Nhờ có nghề trồng Trà hoa vàng mà các hộ dân nơi đây đã có thu nhập khá ổn định, nhiều hộ còn làm giàu nhờ trồng Trà hoa vàng. Tuy nhiên giá trà bán ra thị trường

còn ở mức thấp, người thiệt thòi nhất là người nông dân sản xuất ra Trà hoa vàng do vậy cần đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao hiểu biết, năng lực cho các hộ trong các hoạt động sản xuất của gia đình mình, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Người trồng Trà hoa vàng chính là những nhóm nông hộ người dân tộc thiểu số, những người đã sinh sống lâu đời trên vùng núi cao. Nông dân trồng Trà hoa vàng ở huyện đều được chính quyền địa phương hỗ trợ để mở rộng diện tích trồng Trà hoa vàng và nâng cao mật độ trên các diện tích canh tác cũ.

c. Người thu gom/ tiểu thương

Tại Ba Chẽ, những người thu gom/ tiểu thương đóng vai trò là người mua là Trà hoa vàng tươi từ nông dân và bán lại cho những cơ sở chế biến địa phương ở địa bàn. Trung bình cứ mỗi xã trồng trà lại có khoảng 1 đến 2 nhà thu gom. Một số đã kí hợp đồng trước với các cơ sở chế biến để cung cấp Trà hoa vàng tươi với mức chênh lệch giá 150 nghìn đồng/ kg trà tươi (tương đương 18,75% giá bán) giữa giá mua của nông dân và giá bán cho doanh nghiệp. Vì số lượng của các nhà thu gom đang tăng lên nên giữa họ cũng có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Với thỏa thuận này, người dân trồng Trà hoa vàng trong một số trường hợp đã bán Trà hoa vàng ở mức giá rẻ hơn thị trường, song cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà thu gom khác.

d. Cơ sở chế biến, doanh nghiệp

Theo kết quả điều tra tại các xã, khi được hỏi sản phẩm trà của gia đình được bán ở đâu thì có khoảng 10% bán lẻ cho người tiêu dùng, 30% được bán cho người thu gom và 60% được bán cho các doanh nghiệp, Công ty để chế biến. Điều này cho thấy sự tin tưởng của người dân vào các hợp đồng với các doanh nghiệp và đính hướng đúng đắn của chính quyền địa phương góp phần tạo thu nhập ổn định cho người trồng Trà hoa vàng.

Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh 01 Công ty, doanh nghiệp, 01 HTX có chế biến trà tươi.

Nhìn chung những cơ sở chế biến Trà hoa vàng có thể đóng đến 9 vai trò trong chuỗi giá trị. Những vai trò đó bao gồm việc thu mua chè từ nông dân/đơn vị thu gom, tiến hành chế biến, giao dịch buôn bán, tạo công ăn việc làm, sản xuất cây giống, kiểm soát dán nhãn thương hiệu, thay mặt chính quyền hỗ trợ nông dân về giá bán, hướng dẫn cũng như đào tạo kỹ thuật cho nông dân và thực hiện tái canh tác. Phần lớn các cơ sở chế biến đảm nhiệm 4 vai trò đầu như là các hoạt động kinh doanh chủ chốt trong khi chỉ một vài cơ sở chế biến đảm nhiệm trọn vẹn 9 vai trò.

Nhằm khuyến khích người dân trồng Trà hoa vàng, UBND tỉnh đã có chính sách trợ giá cho người trồng Trà hoa vàng. Chính sách trợ giá này được áp dụng thông qua các xã trên địa bàn trên cơ sở có xác nhận của chính quyền địa phương về số lượng Trà hoa vàng.

Qua thực tế nghiên cứu cho thấy để tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị Trà hoa vàng ở Ba Chẽ thì mô hình liên kết giữa hộ sản xuất và HTX, DN chế biến mang lại hiệu quả. Vì mang lại lợi ích lớn cho cả 2 bên như:

Đối với hộ sản xuất: lợi ích trong tiêu thụ sản phẩm, lợi ích về chi phí sản xuất do doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho sản xuất, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.

Đối với DN: Đảm bảo được nguồn cung và chất lượng Trà hoa vàng tươi, Trà hoa vàng thành phẩm.

Thực tế cho thấy tại Ba Chẽ hiện nay ngoài doanh nghiệp chế biến Trà hoa vàng vẫn còn một số lượng lớn những cơ sở chế biến nhỏ lẻ do hộ nông dân làm chủ còn hoạt động. Trà hoa vàng do các cơ sở sản xuất và chế biến chỉ dùng cho tiêu dùng nhu cầu nội địa tại các địa phương lân cận. Trà hoa vàng do doanh nghiệp sản xuất được áp dụng những biện pháp và phương pháp hiện đại đồng thời có mẫu mã và hình thức phát triển thành nhận diện thương hiệu trà nên có năng lực canh tranh mạnh mẽ với các thương hiệu chè khác có thể dùng cho xuất khẩu.

Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Các tác nhân trong chuỗi phải cùng nhau chuyển từ trạng thái cạnh tranh lẫn nhau sang cùng hợp tác, có chung tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro. Một chuỗi giá trị nông sản muốn tồn tại và phát triển bền vững phải có thị trường tiêu thụ ổn định.

Để phát triển chuỗi giá trị Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, cần tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Do đó tỉnh cần có chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư doanh nghiệp vào phát triển ngành Trà hoa vàng.

e. Người tiêu dùng

Sản phẩm từ người nông dân, trải qua các trung gian thị trường. Khi đến với người tiêu dùng, giá của sản phẩm có mức độ chênh lệch khá lớn. Do các trung gian thị trường cạnh tranh với nhau và tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy giá của sản phẩm khi đến với người tiêu dùng có một mức độ chênh lệch nhất định.

Có thể nói rằng, người nông dân là đối tượng chịu thiệt thòi nhất trong chuỗi giá trị này. Bởi khi bán sản phẩm cho người thu gom, giá của sản phẩm chỉ khoảng 150 nghìn đồng/kg - 200 nghìn đồng/kg, nhưng khi sản phẩm đến với người tiêu dùng, giá bán của sản phẩm khoảng 800 nghìn đồng – 1.000 nghìn đồng/kg.

Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, điều người tiêu dùng chú trọng đến đầu tiên là sức khoẻ, vì thế họ muốn mua những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá cả hàng hoá có ảnh hưởng rất lớn tới sức mua của người tiêu dùng, giá cả giảm ở mức hợp lý thì nhu cầu của người tiêu dùng càng tăng. Người tiêu dùng muốn mua những sản phẩm có thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng sản phẩm.

hoa vàng tươi thành Trà hoa vàng khô là tác nhân nắm vai trò khá quan trọng để đảm bảo khâu sơ chế ban đầu và giúp thị trường hoạt động liên tục, hiệu quả.

Các chức năng trong chuỗi có thể do một tác nhân thực hiện hoặc do nhiều tác nhân cùng thực hiện. Mỗi tác nhân trong chuỗi có thể thực hiện duy nhất một chức năng hoặc đảm nhiệm nhiều chức năng. Chẳng hạn, các hộ nông dân có thể thực hiện chức năng duy nhất là trồng, chăm sóc, thu hoạch Trà hoa vàng nhưng cũng có hộ nông dân ngoài trồng Trà hoa vàng còn thực hiện chức năng cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất Trà hoa vàng, thu gom Trà hoa vàng, thậm chí còn thực hiện chức năng sơ chế, chế biến trà. Trong quá trình điều tra, khảo sát cho thấy hoạt động của một tác nhân tham gia nhiều chức năng trong chuỗi khá nhiều. Tuy nhiên quy mô hoạt động không lớn, điều này xuất phát từ đặc tính sản xuất, canh tác tại địa phương.

Trong thực tế, rất nhiều hộ nông dân, hay cơ sở chế biến thường kiêm luôn cả chức năng thu mua từ những người trồng Trà hoa vàng và bán lại cho các cơ sở sơ chế, chế biến lớn hơn. Ngoài ra, còn có những hộ nông dân, doanh nghiệp thực hiện tất cả các công đoạn từ trồng, thu gom và chế biến thành Trà hoa vàng thành phẩm.

Vai trò của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Trà hoa vàng được thể hiện qua bảng sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Trang 74 - 78)