Chương 3 KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.2. Phân tích chuỗi giá trị Trà hoa vàng Ba Chẽ
3.2.2.1. Sơ đồ chuỗi giá trị
Việc thiết lập và phân tích các tác nhân trong chuỗi giá trị Trà hoa vàng Ba Chẽ có vai trò quan trọng trong việc xác định lợi ích các tác nhân trong chuỗi, cũng như xác định vai trò của các nhân tố trong chuỗi cung ứng. Khi chuỗi cung từ các nhân tố đầu vào và đầu ra được tổ chức tốt và hoàn thiện sẽ làm cho chuỗi giá trị nâng cao được giá trị.
Chuỗi giá trị Trà hoa vàng Ba Chẽ là tập hợp các hoạt động từ cung cấp các yếu tố đầu vào, trồng, chế biến, tiêu thụ trà. Chuỗi giá trị hình thành dựa trên sự gắn kết giữa các nhóm tác nhân có chức năng sản xuất trực tiếp bao gồm người trồng Trà hoa vàng, người thu gom, các cơ sở chế biến trà ngoài ra còn có sự hiện diện của các tác nhân có chức năng hỗ trợ, cung cấp các yếu tố đầu vào, dịch vụ, khoa học công nghệ, thông tin thị trường, hệ thống ngân
hàng thương mại, tổ chức tín dụng, cơ chế chính sách của các tỉnh, Nhà nước. Trà hoa vàng Ba Chẽ gồm nhiều tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị sản phẩm. Các tác nhân chính đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị Trà hoa vàng là những hộ nông dân trồng Trà hoa vàng, hộ thu gom, các cơ sở sơ chế, chế biến Trà hoa vàng với sản phẩm chủ yếu sản phẩm trà phục vụ tiêu dùng nội địa.
Chuỗi giá trị Trà hoa vàng Ba Chẽ xuất phát từ nhà cung cấp đầu vào cho trồng Trà hoa vàng như các cửa hàng, đại lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và công cụ khác. Người trồng trà chủ yếu là các hộ nông dân với quy mô diện tích canh tác nhỏ, với sản phẩm cơ bản là Trà hoa vàng tươi, một số hộ cung cấp Trà hoa vàng khô đã qua chế biến. Những người thương lái là người bản địa, đảm bảo chức năng thu gom trà tươi cho các cơ sở chế biến có chức năng sơ chế từ trà tươi thành trà khô đạt độ ẩm quy định và cung cấp cho các thương nhân, doanh nghiệp xuất khẩu hoặc nội tiêu.
Hình 3.1: Sơ đồ chuỗi giá trị Trà hoa vàng
cho các vùng trồng mới hoặc trồng dặm làm tăng mật độ cây Trà hoa vàng hiện tại ở các vùng trồng cũ), tiếp theo là khâu sản xuất, hay việc người nông dân thu hoạch trà tươi để bán cho các cơ sở chế biến, thu gom tại địa phương. Tại Ba Chẽ, thông tin thu được sau khi trao đổi với Phòng NN&PTNT và phỏng vấn các tác nhân trong chuỗi đã chỉ ra rằng trà được thu gom tại các hộ dân trong địa bàn huyện là chủ yếu lượng Trà hoa vàng tươi được bán trực tiếp cho Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh
Trong chuỗi giá trị có ít nhất 5 loại hình thông tin được lưu chuyển, bao gồm thông tin về quy hoạch và các nguồn hỗ trợ, thông tin về kỹ thuật canh tác và thu hái, thông tin liên quan đến giống, thông tin về giá trà tươi trên thị trường và thông tin về nhu cầu thị trường.
Đối với luồng thông tin về cây giống, huyện đã thiết lập những vườn ươm đạt chuẩn hay kí hợp đồng với các chủ vườn ươm địa phương nhằm hỗ trợ việc phân phối miễn phí cây giống cho nông dân. Cuối cùng, nông dân tiếp cận các luồng thông tin về giá cả và nhu cầu thị trường từ các cơ sở sơ chế và thu gom địa phương.
Nghiên cứu cho thấy hiện nay tại Ba Chẽ đang có 2 kênh tiêu thụ Trà hoa vàng chính là:
Kênh 1: Có 3 tác nhân tham gia
Hộ trồng Trà hoa vàng – Cơ sở chế biến – Người tiêu dùng Kênh 2: Có 4 tác nhân tham gia
Hộ trồng Trà hoa vàng – Thu gom – Cơ sở chế biến – Người tiêu dùng Chuỗi giá trị sản phẩm Trà hoa vàng gồm các chức năng cơ bản như sau: - Chức năng đầu vào cho hộ sản xuất Trà hoa vàng bao gồm: giống, vật tư nông nghiệp, v.v..
- Chức năng sản xuất bao gồm các hoạt động trồng Trà hoa vàng và thu hoạch Trà hoa vàng v.v..
- Chức năng thu gom là chức năng trung gian vận chuyển thu mua Trà hoa vàng từ người sản xuất đến các tác nhân khác của chuỗi
- Chức năng thương mại bao gồm các hoạt động chế biến, vận chuyển tới người tiêu dùng
- Chức năng tiêu dùng bao gồm các hoạt động mua để tiêu dùng
Tương ứng với mỗi chức năng trong chuỗi có ít nhất một tác nhân tham gia chuỗi và các tác nhân này kết nối với nhau thành một hệ thống cung ứng lẫn nhau từ sản xuất tới tiêu thụ và đó gọi là hệ thống chuỗi.
Bảng 3.7: Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Trà hao vàng Ba Chẽ
Tác nhân Yếu tốđầu vào Sản phẩm đầu ra
Cơ sở cung ứng đầu vào
Phân bón Thuốc BVTV Cây giống Phân bón Thuốc BVTV Cây giống
Hộ trồng Trà hoa vàng Giống, vật tư nông nghiệp Trà hoa vàng tươi Trà hoa vàng khô Cơ sở thu gom/ thương lái Trà hoa vàng tươi
Trà hoa vàng khô
Trà hoa vàng tươi Trà hoa vàng khô Cơ sở chế biến Trà hoa vàng tươi
Trà hoa vàng khô
Trà hoa vàng tươi Trà hoa vàng khô Doanh nghiệp xuất khẩu Trà hoa vàng tươi
Trà hoa vàng khô
Trà hoa vàng tươi Trà hoa vàng khô Người tiêu dùng Trà hoa vàng thành phẩm
(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Ba Chẽ năm 2019) 3.2.2.2. Các tác nhân tham gia chuỗi giá trị sản phẩm
a. Cơ sở cung ứng nguyên liệu đầu vào
Cơ sở cung ứng nguyên liệu đầu vào trong canh tác và chế biến Trà hoa vàng chủ yếu là các hộ lấy giống tự nhiên trên địa bàn và tự ươm cây giống, và một số ít các doanh nghiệp cung cấp phân bón và thuốc bảo vệ thực vật tại huyện Ba Chẽ.
b. Hộ nông dân
đóng vai trò rất quan trọng, cung cấp sản phẩm cho các tác nhân khác trong chuỗi, là điểm khởi đầu hình thành giá trị sản phẩm cho chuỗi.
Từ bảng tổng hợp kết quả điều tra 20 hộ nông dân trồng Trà hoa vàng ta thấy: chủ hộ trồng Trà hoa vàng đa số ở tuổi trung niên nên rất có kinh nghiệm, bình quân tuổi của các chủ hộ tham gia trồng Trà hoa vàng là 37,5 tuổi với số năm kinh nghiệm trong trồng, chăm sóc cây Trà hoa vàng là 9,0 năm. Số nhân khẩu bình quân 5,0 người/hộ với bình quân 2,0 lao động/ hộ trong đó có 2,0 lao động thường xuyên hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Diện tích trồng Trà hoa vàng bình quân theo hộ đạt 1,5 ha tuy nhiên số lượng hộ có diện tích 1ha chiếm 55,5% và chỉ có 5,55% số hộ được điều tra có diện tích trên 3ha.
Bảng 3.8. Thông tin chung về hộ gia đình trồng Trà hoa vàng
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
1 Số lượng hộ điều tra Hộ 20,0
2 Tuổi bình quân của chủ hộ Tuổi 37,5 3 Số nhân khẩu bình quân/hộ Người 5,0 4 Số lao động bình quân/hộ Người 2,0 5 Diện tích trồng trà bình quân/hộ ha 1,5 6 Năng suất trung bình/ha Tấn/ha 1,5
7 Số năm kinh nghiệm TB Năm 9,0
8 Tỷ lệ hộ có diện tích 1ha % 55,55
(Tổng hợp kết quảđiều tra năm 2019)
Trong các hộ được hỏi thì có 22,3 % số hộ thuộc diện gia đình trung bình, tỷ lệ các hộ khá, giàu cũng chiếm tỷ lệ khá cao 77,7%. Đời sống của người dân nơi đây ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ ràng. Nhờ có nghề trồng Trà hoa vàng mà các hộ dân nơi đây đã có thu nhập khá ổn định, nhiều hộ còn làm giàu nhờ trồng Trà hoa vàng. Tuy nhiên giá trà bán ra thị trường
còn ở mức thấp, người thiệt thòi nhất là người nông dân sản xuất ra Trà hoa vàng do vậy cần đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao hiểu biết, năng lực cho các hộ trong các hoạt động sản xuất của gia đình mình, nâng cao giá trị của sản phẩm nông nghiệp. Người trồng Trà hoa vàng chính là những nhóm nông hộ người dân tộc thiểu số, những người đã sinh sống lâu đời trên vùng núi cao. Nông dân trồng Trà hoa vàng ở huyện đều được chính quyền địa phương hỗ trợ để mở rộng diện tích trồng Trà hoa vàng và nâng cao mật độ trên các diện tích canh tác cũ.
c. Người thu gom/ tiểu thương
Tại Ba Chẽ, những người thu gom/ tiểu thương đóng vai trò là người mua là Trà hoa vàng tươi từ nông dân và bán lại cho những cơ sở chế biến địa phương ở địa bàn. Trung bình cứ mỗi xã trồng trà lại có khoảng 1 đến 2 nhà thu gom. Một số đã kí hợp đồng trước với các cơ sở chế biến để cung cấp Trà hoa vàng tươi với mức chênh lệch giá 150 nghìn đồng/ kg trà tươi (tương đương 18,75% giá bán) giữa giá mua của nông dân và giá bán cho doanh nghiệp. Vì số lượng của các nhà thu gom đang tăng lên nên giữa họ cũng có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn. Với thỏa thuận này, người dân trồng Trà hoa vàng trong một số trường hợp đã bán Trà hoa vàng ở mức giá rẻ hơn thị trường, song cũng không tránh khỏi sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà thu gom khác.
d. Cơ sở chế biến, doanh nghiệp
Theo kết quả điều tra tại các xã, khi được hỏi sản phẩm trà của gia đình được bán ở đâu thì có khoảng 10% bán lẻ cho người tiêu dùng, 30% được bán cho người thu gom và 60% được bán cho các doanh nghiệp, Công ty để chế biến. Điều này cho thấy sự tin tưởng của người dân vào các hợp đồng với các doanh nghiệp và đính hướng đúng đắn của chính quyền địa phương góp phần tạo thu nhập ổn định cho người trồng Trà hoa vàng.
Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh 01 Công ty, doanh nghiệp, 01 HTX có chế biến trà tươi.
Nhìn chung những cơ sở chế biến Trà hoa vàng có thể đóng đến 9 vai trò trong chuỗi giá trị. Những vai trò đó bao gồm việc thu mua chè từ nông dân/đơn vị thu gom, tiến hành chế biến, giao dịch buôn bán, tạo công ăn việc làm, sản xuất cây giống, kiểm soát dán nhãn thương hiệu, thay mặt chính quyền hỗ trợ nông dân về giá bán, hướng dẫn cũng như đào tạo kỹ thuật cho nông dân và thực hiện tái canh tác. Phần lớn các cơ sở chế biến đảm nhiệm 4 vai trò đầu như là các hoạt động kinh doanh chủ chốt trong khi chỉ một vài cơ sở chế biến đảm nhiệm trọn vẹn 9 vai trò.
Nhằm khuyến khích người dân trồng Trà hoa vàng, UBND tỉnh đã có chính sách trợ giá cho người trồng Trà hoa vàng. Chính sách trợ giá này được áp dụng thông qua các xã trên địa bàn trên cơ sở có xác nhận của chính quyền địa phương về số lượng Trà hoa vàng.
Qua thực tế nghiên cứu cho thấy để tăng cường liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị Trà hoa vàng ở Ba Chẽ thì mô hình liên kết giữa hộ sản xuất và HTX, DN chế biến mang lại hiệu quả. Vì mang lại lợi ích lớn cho cả 2 bên như:
Đối với hộ sản xuất: lợi ích trong tiêu thụ sản phẩm, lợi ích về chi phí sản xuất do doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho sản xuất, giảm thiểu rủi ro trong sản xuất.
Đối với DN: Đảm bảo được nguồn cung và chất lượng Trà hoa vàng tươi, Trà hoa vàng thành phẩm.
Thực tế cho thấy tại Ba Chẽ hiện nay ngoài doanh nghiệp chế biến Trà hoa vàng vẫn còn một số lượng lớn những cơ sở chế biến nhỏ lẻ do hộ nông dân làm chủ còn hoạt động. Trà hoa vàng do các cơ sở sản xuất và chế biến chỉ dùng cho tiêu dùng nhu cầu nội địa tại các địa phương lân cận. Trà hoa vàng do doanh nghiệp sản xuất được áp dụng những biện pháp và phương pháp hiện đại đồng thời có mẫu mã và hình thức phát triển thành nhận diện thương hiệu trà nên có năng lực canh tranh mạnh mẽ với các thương hiệu chè khác có thể dùng cho xuất khẩu.
Một chuỗi giá trị tồn tại khi tất cả những người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi. Các tác nhân trong chuỗi phải cùng nhau chuyển từ trạng thái cạnh tranh lẫn nhau sang cùng hợp tác, có chung tầm nhìn, chiến lược và mục tiêu cùng chia sẻ lợi nhuận và rủi ro. Một chuỗi giá trị nông sản muốn tồn tại và phát triển bền vững phải có thị trường tiêu thụ ổn định.
Để phát triển chuỗi giá trị Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, cần tăng cường hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt. Do đó tỉnh cần có chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư doanh nghiệp vào phát triển ngành Trà hoa vàng.
e. Người tiêu dùng
Sản phẩm từ người nông dân, trải qua các trung gian thị trường. Khi đến với người tiêu dùng, giá của sản phẩm có mức độ chênh lệch khá lớn. Do các trung gian thị trường cạnh tranh với nhau và tìm kiếm lợi nhuận, vì vậy giá của sản phẩm khi đến với người tiêu dùng có một mức độ chênh lệch nhất định.
Có thể nói rằng, người nông dân là đối tượng chịu thiệt thòi nhất trong chuỗi giá trị này. Bởi khi bán sản phẩm cho người thu gom, giá của sản phẩm chỉ khoảng 150 nghìn đồng/kg - 200 nghìn đồng/kg, nhưng khi sản phẩm đến với người tiêu dùng, giá bán của sản phẩm khoảng 800 nghìn đồng – 1.000 nghìn đồng/kg.
Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, điều người tiêu dùng chú trọng đến đầu tiên là sức khoẻ, vì thế họ muốn mua những sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phải chăng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Giá cả hàng hoá có ảnh hưởng rất lớn tới sức mua của người tiêu dùng, giá cả giảm ở mức hợp lý thì nhu cầu của người tiêu dùng càng tăng. Người tiêu dùng muốn mua những sản phẩm có thương hiệu, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có các tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng sản phẩm.
hoa vàng tươi thành Trà hoa vàng khô là tác nhân nắm vai trò khá quan trọng để đảm bảo khâu sơ chế ban đầu và giúp thị trường hoạt động liên tục, hiệu quả.
Các chức năng trong chuỗi có thể do một tác nhân thực hiện hoặc do nhiều tác nhân cùng thực hiện. Mỗi tác nhân trong chuỗi có thể thực hiện duy nhất một chức năng hoặc đảm nhiệm nhiều chức năng. Chẳng hạn, các hộ nông dân có thể thực hiện chức năng duy nhất là trồng, chăm sóc, thu hoạch Trà hoa vàng nhưng cũng có hộ nông dân ngoài trồng Trà hoa vàng còn thực hiện chức năng cung ứng yếu tố đầu vào cho sản xuất Trà hoa vàng, thu gom Trà hoa vàng, thậm chí còn thực hiện chức năng sơ chế, chế biến trà. Trong quá trình điều tra, khảo sát cho thấy hoạt động của một tác nhân tham gia nhiều chức năng trong chuỗi khá nhiều. Tuy nhiên quy mô hoạt động không lớn, điều này xuất phát từ đặc tính sản xuất, canh tác tại địa phương.
Trong thực tế, rất nhiều hộ nông dân, hay cơ sở chế biến thường kiêm luôn cả chức năng thu mua từ những người trồng Trà hoa vàng và bán lại cho các cơ sở sơ chế, chế biến lớn hơn. Ngoài ra, còn có những hộ nông dân, doanh nghiệp thực hiện tất cả các công đoạn từ trồng, thu gom và chế biến thành Trà hoa vàng thành phẩm.
Vai trò của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị Trà hoa vàng được thể hiện qua bảng sau: