Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ Trà hoa vàng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Trang 63 - 70)

Chương 3 KẾT QUẢNGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ

3.1.1. Thực trạng sản xuất, chế biến và tiêu thụ Trà hoa vàng

3.1.1.1. Tình hình phát triển diện tích, năng suất, sản lượng cây Trà hoa vàng trên địa bàn huyện ba Chẽ

Từ năm 2017, huyện Ba Chẽ đã bắt đầu quy hoạch các vùng trồng cây dược liệu, trong đó đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ trồng hơn 366,6ha cây Trà hòa vàng. Để hiện thực mục tiêu trên, giai đoạn 2015-2017, huyện đã hỗ trợ hơn 1,1 tỷ đồng cho 174 hộ dân tham gia vào các dự án trồng cây Trà hoa vàng tập trung. Năm 2019, Ba Chẽ đã phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý trên địa bàn huyện đến năm 2020 định hướng năm 2030. Mục tiêu chính của đề án là huy động tối đa nguồn lực để bảo tồn phát triển cây dược liệu (trong đó có cây trà hoa vàng), qua đó sớm đưa Ba Chẽ trở thành vùng sản xuất, kinh doanh dược liệu trọng điểm của tỉnh. Cụ thể hóa đề án này, hằng năm, thông qua các dự án phát triển sản xuất nông thôn mới và Chương trình 135, huyện đều hỗ trợ các hộ dân tham gia nhân rộng mô hình trồng cây trà hoa vàng.

Đến hết năm 2019, diện tích trồng cây trà hoa vàng của Ba Chẽ là 177,6ha (đạt gần 48,4% kế hoạch trong Đề án). 2 địa phương có diện tích cây Trà hoa vàng lớn nhất là: xã Đạp Thanh (hơn 28ha) và xã Đồn Đạc (42,8ha). Dự kiến năm 2019, huyện sẽ tiếp tục nhân rộng, trồng hơn 40ha Trà hoa vàng. Đến nay, diện tích đã cho thu hoạch hoa Trà hoa vàng đạt trên 50ha, lá Trà hoa vàng trên 60ha. Sản lượng thu hoạch hoa Trà hoa vàng tươi bình quân đạt 112,5tấn/năm; lá Trà hoa vàng tươi đạt 112,5 tấn/năm. Doanh thu từ cây Trà hoa vàng của huyện đạt khoảng hơn 90 tỷ đồng/năm. Trà hoa vàng vốn là loại cây mọc tự nhiên trong rừng ở Ba Chẽ từ rất lâu. Nhưng phải đến gần đây, giá trị đích thực của cây Trà hoa vàng mới được biết đến. Theo tạp chí chuyên

nghiên cứu về Trà hoa vàng của thế giới, các hợp chất của Trà hoa vàng được các nhà khoa học chứng minh có khả năng kiềm chế được sự sinh trưởng của khối u, giảm cholesterol trong máu, chữa xơ cứng động mạch do lượng mỡ trong máu cao…

Với lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp trong việc trồng và phát triển cây Trà hoa vàng, nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, bà con nông dân trong tỉnh đã biết đầu tư, mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thâm canh, trồng mới, đem lại năng suất chất lượng cao như: Túi lọc Trà hoa vàng, Lá trà … để mở rộng diện tích và tạo nguồn nguyên liệu cho sản xuất Trà hoa vàng chất lượng cao, đem lại thu nhập ổn định, so với các năm trước cho thấy hiện nay huyện đang chú trọng phát triển cây Trà hoa vàng nhằm đáp ứng được nhu cầu đặt ra trong phát triển kinh tế của địa phương trong các năm tới nhắm tới phát triển nông nghiệp hiện đại, chất lượng cao.

Bảng 3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ giai đoạn 2017 - 2019

TT Chỉ tiêu ĐVT 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018

+/- +/-% +/- +/-%

1 Tổng diện tích Ha 72,6 105 177,6 32,4 14,5 72,4 16,9

- Trà trồng mới Ha 40 32,4 72,4 8,1 40 22,3

2 Thu hoa tươi (tính cho 01ha/1

năm, thời gian 10 năm) Kg 2.250 2.250 2.250

3 Trà hoa vàng khô Kg 450 450 450

4 Thu lá tươi (8 năm) Kg 2.250 2.250 2.250

5 Lá khô Kg 900 900 900

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Ba Chẽ năm 2019)

Qua số liệu thống kê cho thấy hiện nay diện tích Trà hoa vàng kinh doanh của huyện vào năm 2017 chiếm trên 90% tổng diện tích trà toàn tỉnh, thuộc Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” được tỉnh Quảng Ninh triển khai từ năm 2013. Đến nay, Chương trình này đã khẳng định được hiệu

quả và trở thành thương hiệu riêng của tỉnh Quảng Ninh, góp phần nâng cao giá trị sản xuất. Trong tổng số 362 sản phẩm OCOP của tỉnh, có 11 sản phẩm đạt 4-5 sao, trong số đó có sản phẩm trà hoa vàng của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Ba Chẽ. Cùng với việc đẩy mạnh trồng trà, khâu xây dựng thương hiệu cũng được huyện Ba Chẽ chú trọng. Trong đó, tập trung vào việc hỗ trợ người dân thiết kế, đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng bao bì cho các sản phẩm từ Trà hoa vàng…

Huyện cũng đẩy mạnh khâu quảng bá thương hiệu thông qua các phương tiện thông tin đại chúng nên Trà hoa vàng đã được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao (sản phẩm đạt 70-89 điểm ở các hạng mục: Chất lượng sản phẩm, sức mạnh cộng đồng và tiếp thị), có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, là sản phẩm có doanh thu cao tại các hội chợ, đồng thời, tạo thuận lợi để các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất, chế biến sản phẩm từ trà hoa vàng, mở rộng diện tích trồng trên toàn huyện lên 500ha, phấn đấu đưa Ba Chẽ trở thành một trong ba vùng dược liệu quý theo quy hoạch của tỉnh Quảng Ninh. Có thể nói, hơn 7 năm xây dựng thương hiệu (2013-2019), đến nay Trà hoa vàng đã có chỗ đứng trong thị trường, trở thành sản phẩm OCOP chủ lực trong phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số ở Ba Chẽ, giúp nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tuy nhiên tập quán sản xuất quảng canh, chăn thả gia súc tự do, không chú trọng đầu tư chăm sóc, ứng dụng KHKT vào sản xuất hạn chế; diện tích trà chủ yếu trồng bằng kinh nghiệm nên chất lượng không cao; giá vật tư phân bón tăng cao, giá thu mua sản phẩm thấp dẫn đến chưa khuyến khích được người dân đầu tư; đời sống của người dân đa phần còn khó khăn, thiếu vốn để đầu tư, thiếu cây giống có chất lượng cao nên khó khăn trong việc mở rộng diện tích. Thời gian tới huyện cần xem xét và có biện pháp để mở rộng diện tích trồng Trà hoa vàng chất lượng cao và mang thương hiệu Quốc gia.

Tổng diện tích trồng mới sau 3 năm ước đạt 116 ha (năm 2017: 30 ha, năm 2018: 35 ha, năm 2019: 51ha), đạt gần 49% kế hoạch trong Đề án (trong

đó: xã Đồn Đạc 42,8 ha, Đạp Thanh 28 ha, Thanh Sơn 25 ha, Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh 51 ha. Toàn hiện hiện có 177,6 ha Trà hoa vàng sản xuất theo tiêu chuẩn nông nghiệp bền vững.

Bảng 3.2. Diện tích Trà hoa vàng phân theo vùng giai đoạn 2017 – 2019

ĐVT: Ha TT Địa điểm 2017 2018 2019 So sánh (%) 18/17 19/18 1 Xã Đồn Đạc 12 30 42,8 250 143 2 Đạp Thanh 5 23 28 500 122 3 Thanh Sơn 3 22 25 733 114 4 Công ty CP DNLS Đạp Thanh 3 48 51 1.600 106,2

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Ba Chẽ năm 2019)

Qua bảng 3.2 cho thấy diện tích trồng Trà hoa vàng chủ yếu tập trung ở Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh (chiếm 34,93%); xã Đồn Đạc (chiếm 29,3 %); xã Đạp Thanh (chiếm 15,75%); xã Thanh Sơn ( 15.06%). Cụ thể ở các khu vực sau:

Bảng 3.3: Diện tích Trà hoa vàng ở các vùng chính năm 2019

ĐVT: ha

STT Chỉ tiêu DT Trà hiện có Tổng cộng diện tích Trà hoa vàng tập trung 146 1 Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh 51 2 VÙNG TRÀ XÃ ĐỒN ĐẠC 42,8

- Thôn Làng Cổng, thôn Nà Bắp, Khe Mằn, Nà Làng, Tầu

Tiên, Lang Cang, Làng Han, Khe Mười Nam Kim 30,8

- Thôn tập trung Trà nhiều nhất: Gồm Làng Cổng, Nà Bắp,

Khe Mằn và các điểm trồng trà thuận lợi lân cận 12

3 VÙNG TRÀ XÃ ĐẠP THANH 25

- Vùng trung tâm: Gồm Khe Xa, Phiêng Liếng, Đồng

- Vùng tập trung: gồm Khe Xa 15

4 VÙNG TRÀ LÂN CẬN TRONG KHU VỰC 1,63

(Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Ba Chẽ năm 2019)

Trong quá trình phân tích mô hình sản xuất Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ, tác giả đã tổng hợp được 3 hệ thống canh tác trà chính của người dân địa phương: đó là thâm canh, bán thâm canh và quảng canh.

3.1.1.2. Thực trạng chế biến

Do cây Trà hoa vàng là loại cây chịu lạnh rất tốt, thời gian khai thác tới 5- 8 năm mà vòng quay tới 11 - 12 tháng/năm nên không chỉ giúp xóa đói giảm nghèo, mà tương lai còn là cây thúc đẩy phát triển kinh tế cho đồng bào các dân tộc huyện Ba Chẽ. Nhận thấy tầm quan trọng của cây Trà hoa vàng, từ năm 2015 huyện đã xây dựng Đề án phát triển vùng Trà hoa vàng giai đoạn 2015 – 2020 và định hướng đến năm 2030 huyện trở thành vùng sản xuất Trà hoa vàng tập trung chất lượng cao gắn với công nghiệp chế biến và phân vùng nguyên liệu.

Đặc biệt, Phát triển 02 sản phẩm chủ lực cấp tỉnh (Ba kích, trà hoa vàng) theo Quyết định số 3401/QĐ-UBND ngày 31/8/2018 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc phê duyệt danh mục các sản phẩm OCOP chủ lực cấp tỉnh và định hướng sản phẩm OCOP cấp Quốc gia giai đoạn 2018 - 2020; Phấn đấu đến hết năm 2019 có 02 sản phẩm chủ lực gia tăng từ 20-30% năng lực sản xuất, chế biến và tiêu thụ, gia tăng về chất lượng, số lượng sản phẩm. Các sản phẩm trà được chế biến đa dạng như: Lá trà khô, hoa tươi, hoa khô…. Cùng với đó, bao bì sản phẩm trà cũng được ngày càng chú trọng hơn như trà đóng hộp, trà đóng gói hút chân không, trà đóng gói bằng giấy bạc.

3.1.1.3. Thực trạng tiêu thụ

Trà sau khi được thu hoạch chủ yếu được các hộ dân bán cho các cơ sở chế biến, các doanh nghiệp và một ít được để lại tự chế biến thành Trà tươi bán cho các thị trường quanh huyện, tỉnh.

Căn cứ vào thu hoạch của các hộ sản xuất để phân loại, ở Ba Chẽ sau khi thu hoạch được chia làm 02 loại khác nhau và mỗi loại tương ứng với mỗi mức giá khác nhau, ở từng thời điểm khác nhau.

Bảng 3.4. Căn cứ phân loại Trà hoa vàng tươi tại Ba Chẽ

STT Phẩm cấp Trà tươi Căn cứ phân loại

1 A 800 nghìn đồng

2 B 400 nghìn đồng

(Nguồn: Nhóm NC tính toán và tổng hợp)

Bảng 3.5. Căn cứ phân loại Trà hoa vàng khô tại Ba Chẽ

STT Phẩm cấp Trà khô Căn cứ phân loại

1 A 14.000 nghìn đồng

2 B 12.000 nghìn đồng

(Nguồn: Công ty cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh 2019)

Trong thu mua trà tươi và trà khô, phân loại sản phẩm là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng và phức tạp, vì việc phân loại sẽ liên quan đến giá bán và thu nhập được, liên quan đến chất lượng đầu vào của sản phẩm. Bên cạnh đó trong việc phân loại trà tươi và trà khô phụ thuộc khá nhiều vào kỹ thuật chế biến.

Bảng 3.6: Kết quả tiêu thụ trà của Ba Chẽ giai đoạn 2017 - 2019 Chỉ tiêu ĐVT 2017 (30ha) 2018 (42ha) 2019 (50 ha) So sánh (%) 18/17 19/18 1. Sản lượng Trà tươi Kg 67.500 94.500 112.500 140 119 Giá trị Tỷđồng 54 75,6 90 140 119 2. Sản lượng Trà khô Kg 13.500 18.900 22.500 140 119 Giá trị Tỷđồng 163 226,8 270

Nội tiêu: Khô và Tươi Tỷđồng 163 226,8 270

Qua bảng tổng hợp trên cho thấy thị trường tiêu thụ của Trà hoa vàng huyện Ba Chẽ chủ yếu tiêu thụ trong nước, trung bình giá trị tiêu thụ tăng hàng năm đều tăng. Thị trường tiêu thụ sản phẩm trà của các cơ sở chế biến chủ yếu là bán cho các hộ có điều kiện kinh tế ở trong nước.

Qua tìm hiểu cho thấy đa phần sản phẩm Trà hoa vàng được bán ở trong nước, không phụ thuộc Trung Quốc và giống cây hiện nay bán rất tốt. Hoa không đủ bán, không đủ đáp ứng trên thị trường nên về cơ bản phát triển rất thuận lợi với người nông dân. Các tỉnh thành trong khu vực Tam Đảo, Phú Thọ đã và đang phát triển rất tốt sản phẩm này.

3.1.1.4. Cơ chế chính sách của tỉnh

Xác định rõ tiềm năng và giá trị kinh tế từ cây Trà hoa vàng, từ năm 2015, huyện Ba Chẽ bắt đầu quy hoạch vùng trồng dược liệu trà hoa vàng. Đồng thời xây dựng Đề án Bảo tồn và Phát triển một số loài dược liệu quý trên địa bàn đến năm 2020, định hướng năm 2030, trong đó có cây trà hoa vàng. Với mục tiêu này, hằng năm, huyện đều khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia và nhân rộng mô hình trồng trà hoa vàng thông qua các dự án phát triển sản xuất của Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới và Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi (135). Huyện cũng tích cực kêu gọi, thu hút, vận dụng cơ chế chính sách đặc biệt ưu đãi với các doanh nghiệp, hợp tác xã trong phát triển, chế biến dược liệu Trà hoa vàng. Hiện đã có một số doanh nghiệp như: Công ty cổ phần Đầu tư Kỷ Tâm than Hà Tu; Công ty cổ phần Dược, Vật tư y tế Quảng Ninh xây dựng quy hoạch phát triển dược liệu trên địa bàn huyện, trong đó có Trà hoa vàng với quy mô lớn. Thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục mở rộng vùng trồng cây dược liệu, trong đó, Trà hoa vàng được xác định là cây chủ lực của địa phương. Bên cạnh việc khuyến khích các hộ dân tham gia mở rộng diện tích trồng thì huyện cũng sẽ kêu gọi, có những cơ chế thu hút thêm những doanh nghiệp tiềm năng đầu tư trồng, sản xuất, chế biến Trà hoa vàng.

Đồng thời, tiếp tục quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm thị trường và đầu ra cho sản phẩm thông qua lễ hội Trà hoa vàng được tổ chức 02 năm một lần vào dịp giáp tết nguyên đán.

Ngoài việc phát triển vùng trồng cây nguyên liệu, huyện Ba Chẽ tích cực hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến một số loại cây dược liệu thành sản phẩm hàng hóa, sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Huyện đã ưu tiên dành nguồn ngân sách lớn hỗ trợ các đơn vị chế biến dược liệu trên địa bàn về khoa học – công nghệ, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Trong đó, hỗ trợ hơn 100 triệu đồng trang bị máy sấy, máy đóng gói và giao quản lý khu ươm giống cây trà hoa vàng cho Công ty cổ phần Kinh doanh lâm sản Đạp Thanh; hỗ trợ Hợp tác xã Kinh doanh dịch vụ lâm sản ngoài gỗ Ba Chẽ một máy sấy trị giá 40 triệu đồng… Nhờ đó, nhiều sản phẩm dược liệu của huyện tham gia chương trình OCOP của tỉnh đã được đánh giá cao về chất lượng sản phẩm. Hiện Trà hoa vàng là một trong nhiều sản phẩm dược liệu của huyện Ba Chẽ đạt tiêu chuẩn 5 sao, đứng trên cả sản phẩm rượu ba kích và ba kích khô chỉ đạt bốn và ba sao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Trang 63 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)