Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Trang 37 - 42)

1.1.3 .Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1. Kinh nghim ca mt s nước trên thế gii v chui giá tr Trà hoa vàng

Sản xuất Trà hoa vàng trên thế giới chủ yếu là ở Trung Quốc và Việt Nam. Trong những năm qua, diện tích trồng Trà hoa vàng tăng không đáng kể nhưng năng suất Trà hoa vàng có sự cải thiện vượt bậc nên sản lượng vẫn gia tăng. Kinh nghiệp phát triển sản xuất Trà hoa vàng của Trung Quốc sẽ đem lại những bài học quý báu cho Trà hoa vàng của Việt Nam.

Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm giữa các tác nhân có thể diễn ra trong nhiều ngành hàng nông nghiệp. Thực tế của Trung Quốc cho thấy đây là mô hình đem lại lợi ích kinh tế khi tham gia, đặc biệt là hộ nông dân và mô hình này đã nhanh chóng lan rộng ở các nước đang phát triển điển hình như ở Trung Quốc, Việt Nam.

Tại Trung Quốc, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản phẩm phát triển rất nhanh chóng trong thời gian gần đây. Điều này dã khuyến khích các thành phần công, thương nghiệp tham gia nhiều hơn nằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, tạo liên kết chặt chẽ giữa sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản. Trung Quốc gọi là “Kinh doanh sản nghiệp hóa nông nghiệp”. Đây là phương thức kinh doanh nông nghiệp kiểu mới, trong đó nhà nước phối hợp với các xí nghiệp và các nhà khoa học trong các khâu tác nghiệp tước sản xuất, trong sản xuất và sau sản xuất của hàng triệu hộ nông dân, nhằm hướng vào thị trường nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất thực hiện nhất thể hóa sản xuất - chế biến - tiêu thụ, đưa sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng quy mô hóa, chuyên môn hóa và thâm canh hóa.

Có 4 hình thức chính của sản nghiệp hóa:

Thứ nhất, hình thức doanh nghiệp chế biến gia công là chủ thể: tức là doanh nghiệp tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước rồi thông qua hình thức ký hợp đồng, khế ước, cổ phần… rồi liên hệ với nhân dân và vùng sản xuất nguyên liệu. Trong đó doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ, thu mua nông sản

định hước sản xuất cho nông dân. Nông dân đảm bảo nguyên liệu ổn định cho doanh nghiệp sản xuất. nhà nước tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nông dân vay vốn, bảo vệ lợi ích của doanh nghiệp và nông dân trước các thay đổi của thị trường nhằm cho doanh nghiệp yên tâm đầu tư, người dân yên tâm sản xuất.

Thứ hai, hình thức hợp tác xã nông nghiệp là chủ thể: các tổ chức hợp tác nông dân đứng ra liên hệ với các doanh nghiệp gia công chế biến, các đơn vị kinh doanh nông sản, mặt khác tiến hành tổ chức nông dân sản xuất họ đóng vai trò như chiếc cầu nối liên kết người dân và doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ với nông dân.

Thứ ba, hình thức hiệp hội nông dân chuyên nghiệp: đây là hình thức chia sẻ thông tin, hỗ trợ nhau về tiền vốn, kỹ thuật sản xuất, tiêu thụ… giữa các hộ gia đình trên cơ sở tự nguyện cùng có lợi.

Thứ tư, hình thức mắt xích của thị trường bán buôn: Ở hình thức này hạt nhân trung tâm là các chợ buôn bán, các công ty thương mại nông sản. Tức là các chợ công ty này tác động hướng dẫn nông dân sản xuất các mặt hàng riêng biệt, từ đó hình thành các khu chuyên canh cung cấp đầu vào cho kinh doanh của mình.

Kinh nghiệm liên kết sản xuất và tiêu thụ Trà hoa vàng rút ra từ một số

nước

Trung Quốc, đã thực hiện chuyên môn hóa cao giữa sản xuất nông nghiệp - sản xuất Trà hoa vàng nguyên liệu do các hộ nông dân, trang trại đảm nhiệm và chế biến - sản xuất công nghiệp do các công ty.

Chính phủ có trách nhiệm xây dựng các chính sách và các chề tài điều tiết toàn bộ các hoạt động và các mối quan hệ giữa các đơn vị tham gia sản xuất, chế biến tiêu thụ trà từ việc trồng, sản xuất, chế biến, tiêu thụ cho đến bảo hộ và phát triển thương hiệu. Ở Trung Quốc đều có những trung tâm nghiên cứu khoa học trong ngành Trà hoa vàng nhằm tăng cường sự liên kết giữa các cơ quan nghiên cứu với các doanh nghiệp và người làm chè để gia tăng năng

suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Từ đó khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường.

1.2.2. Kinh nghim ca mt địa phương Vit Nam v liên kết trong chui giá tr sn phm Trà hoa vàng giá tr sn phm Trà hoa vàng

Năm 1910 sau lần đầu tiên người Pháp phát hiện cây Trà hoa vàng ở Tam Đảo, ở nước ta đã phát hiện ra 24 loài khác nhau trên tổng số 30 loài được tìm thấy trên toàn thế giới. Việt Nam bắt đầu sản xuất Trà hoa vàng hơn 10 năm trước đây. Để diện tích trồng Trà hoa vàng này mang lại hiệu quả cao, huyện Ba Chẽ đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ trong việc trồng, chăm sóc và chế biến Trà hoa vàng bằng việc tuyên truyền, vận động và khuyến khích người dân trên địa bàn áp dụng công nghệ mới từ khâu trồng đến khâu chăm sóc và chế biến các sản phẩm từ Trà hoa vàng. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp và người dân trên địa bàn huyện Ba Chẽ đã tích cực nghiên cứu và thực hiện, bước đầu đã mang lại thuận lợi và hiệu quả cho người trồng trà.

Trong những năm gần đây tỉnh Quảng Ninh có nhiều cơ chế chính sách đầu tư phát triển Trà hoa vàng và tiến lên làm giàu của nhiều hộ nông dân. Do đó diện tích, năng suất, sản lượng Trà đã không ngừng tăng. Song song với việc tăng trưởng về diện tích, nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật về trồng trọt, giống, chế biến,… được áp dụng vào sản xuất đã không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng nguồn nguyên liệu để sản xuất ra nhiều mặt hàng Trà khác nhau.

Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh, là doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào lĩnh vực sản xuất, chế biến cây Trà hoa vàng tại huyện Ba Chẽ. Sau hơn 3 năm đầu tư, phát triển mô hình này, đến nay doanh nghiệp đã trồng được 3 ha Trà hoa vàng với trên 1 vạn gốc. Để cây trồng phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế. Công ty đã mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc, áp dụng khoa học công nghệ trong việc trồng, chăm sóc và chế biến Trà hoa vàng. Công ty đã đầu tư khu sản xuất giống Trà hoa vàng với hệ thống dàn lưới che nắng, mưa và hệ thống tưới nước phun sương tự động, nhằm đảm bảo tỷ lệ cây

sống cao. Đối với diện tích trà trồng trà trên, anh Trắng cũng lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự động để thuận lợi trong khâu chăm sóc. Trong khâu chế biến, cùng với sự hỗ trợ của huyện, anh đầu tư mua 1 máy sấy thăng hoa, 2 máy sấy khô và 1 máy đóng gói trà túi lọc tự động. “Trước khi chưa biết áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trong việc trồng, chăm sóc và chế

biến Trà hoa vàng thì Công ty gặp không ít khó khăn, nhất là trong việc ươm giống cây và chế biến sản phẩm. Từ khi biết ứng dụng những công nghệ mới này thì Công ty chúng tôi sản xuất rất thuận lợi như tỷ lệ cây giống sống rất cao, việc chăm sóc không tốn nhiều công lao động, việc chế biến hoa trà và các sản phẩm từ Trà hoa vàng rất thuận lợi, điều đó đã mang đến doanh thu cho Công ty tương đối lớn”.

Nhờ biết ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, mà hàng năm Công ty Cổ phần kinh doanh lâm sản Đạp Thanh cung cấp ra thị trường khoảng 10.000 cây giống/năm. Năm 2017, doanh thu từ trồng và chế biến cây Trà hoa vàng của doanh nghiệp đạt 3 tỷ đồng (tăng 1 tỷ đồng so với năm 2016).

1.2.3. Mt s bài hc kinh nghim để nâng cp chui giá tr Trà hoa vàng ti huyn Ba Ch huyn Ba Ch

Bài học 1 -tăng cường liên kết ngang

Người sản xuất liên kết với nhau để phát triển hàng hóa với chất lượng cao và quy mô lớn hơn thông qua các hình thức hợp tác như tổ hợp tác, HTX và sự liên kết chặt chẽ với các công ty chế biến và xuất khẩu nhằm đảm bảo đầu ra.

Nông dân tiến hành tổ chức hành động tập thể theo quy trình sản xuất chung gắn với mô hình trở thành vùng sản xuất tập trung. Hộ nông dân liên kết lại bằng cách vào tổ hợp tác, hợp tác xã. Sản xuất trong theo từng vùng, trong tổ hợp tác, nông dân giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất. Không chỉ vậy, nông dân cũng được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các

buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất… Từ đó gắn kết giữa nông dân và nông dân ngày càng bền chặt. Nhờ vào liên kết, nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng.

Bài học 2 - vai trò của doanh nghiệp đầu tàu trong liên kết dọc

Trong chuỗi giá trị sản phẩm, việc kết nối với các “doanh nghiệp đầu tàu” hay các “doanh nghiệp đầu chuỗi” theo một quy trình sản xuất và kinh doanh thống nhất, có một vai trò quan trọng với việc duy trì phát triển chuỗi giá trị và đáp ứng tốt nhất các yêu cầu ngày càng cạnh tranh của thị trường.

Song song với sự liên kết giữa nông dân, liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp đã hình thành và củng cố, từ đó xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ nông sản. Sản xuất lớn tạo cơ sở để nông dân liên kết với những doanh nghiệp có khả năng chế biến sâu, bán sản phẩm trực tiếp, có thương hiệu đến người tiêu dùng thông qua các hệ thống phân phối trong và ngoài nước; hoặc liên kết với những doanh nghiệp chứng minh được họ đã liên kết, là một phần hữu cơ của một chuỗi hàng hóa nào đó trong các khía cạnh về chất lượng, thương hiệu, rủi ro…

Bài học 3 - vai trò của Nhà nước trong việc hỗ trợ phát triển chuỗi giá trị

Để thúc đẩy phát triển chuỗi giá trị sản phẩm phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng trong nước theo hướng VietGAP/ GlobalGAP, vai trò của Nhà nước trong việc quy hoạch vùng sản xuất tập trung, hỗ trợ nâng cao năng lực cho các tác nhân trong chuỗi và tạo môi trường kinh doanh minh bạch thuận lợi nhất cho các tác nhân là hết sức quan trọng.

Nhìn tổng thể, muốn phát triển chuỗi GTNS bền vững không thể thiếu được vai trò kiến tạo của Nhà nước thông qua việc ban hành các chính sách mang tính tổng hợp. Chẳng hạn như, cần có gói chính sách hỗ trợ tài chính để cải thiện

năng lực thu mua sản phẩm cho người dân, đặc biệt là tạo cơ hội cho các hộ nhỏ tham gia chuỗi giá trị. Hay như cần cải cách các hiệp hội ngành hàng; thúc đẩy mối quan hệ hợp tác công - tư trong liên kết chuỗi; đổi mới cơ chế thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp; quy hoạch vùng sản xuất nông sản theo hướng tập trung, hiện đại; tăng cường liên kết các viện/trường với các DN tạo điều kiện chuyển giao công nghệ vào chuỗi giá trị…

Trong những năm gần đây, việc áp dụng thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam (VietGAP) hay bộ tiêu chuẩn về nông trại được công nhận quốc tế (GlobalGAP) tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị Trà hoa vàng trên địa bàn huyện Ba Chẽ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)