Quản lý vốn ODA tại Ban quản lý dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại ban quản lý dự án phát triển đô thị thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 27 - 33)

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn ODA

1.2.2. Quản lý vốn ODA tại Ban quản lý dự án

1.2.2.1. Khái niệm quản lý vốn ODA tại Ban quản lý dự án:

Quản lý vốn ODA tại Ban Quản lý dự án là việc điều khiển, chỉ đạo hệ thống bộ máy ban quản lý dự án thực hiện các công việc từ lập kế hoạch sử dụng vốn, tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn ODA nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ODA đúng mục đích, đạt hiệu quả cao nhất, tránh thất thoát, lãng phí.

1.2.2.2. Nguyên tắc quản lý vốn ODA:

Nguyên tắc quản lý vốn ODA đã đƣợc quy định tại điều 6 Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 của Chính phủ ban hành nghị định về việc Quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ƣu đãi của các nhà tài trợ. Cụ thể đối với Ban Quản lý dự án nhƣ sau:

- ODA và vốn vay ƣu đãi là nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nƣớc đƣợc sử dụng để thực hiện các mục tiêu ƣu tiên phát triển kinh tế - xã hội và đƣợc phản ánh trong ngân sách Nhà nƣớc theo quy định của pháp luật.

- ODA và vốn vay ƣu đãi đƣợc phân cấp quản lý gắn với trách nhiệm, quyền hạn, năng lực quản lý, đảm bảo sự phối hợp quản lý, kiểm tra và giám sát chặt chẽ của các cơ quan liên quan.

- Việc quản lý và sử dụng ODA và vốn vay ƣu đãi phải phát huy đƣợc hiệu quả, ƣu tiên sử dụng nguồn vốn vay ƣu đãi cho các chƣơng trình, dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.

- Bảo đảm tính công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc sử dụng ODA và vốn vay ƣu đãi.

- Tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam và các điều ƣớc quốc tế về ODA và vốn vay ƣu đãi mà Chính phủ hoặc Nhà nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trƣờng hợp có sự khác biệt giữa điều ƣớc quốc tế về ODA và vốn vay ƣu đãi với quy định của pháp luật Việt Nam về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ƣớc quốc tế.

1.2.2.3. Sự cần thiết phải quản lý vốn ODA tại Ban QLDA

Ban QLDA là chủ thể trực tiếp quản lý sử dụng vốn ODA. Nguồn vốn ODA thực chất cũng là vốn ngân sách nhà nƣớc, có nhiều lầm tƣởng đây là nguồn vốn tài trợ, cho nên xem nhẹ việc quản lý sử dụng vốn; thực tế phần lớn nguồn vốn ODA là vốn đi vay của nƣớc ngoài. Nếu quản lý vốn ODA tại ban quản lý dự án không chặt chẽ, sử dụng vốn không hợp lý, dễ dẫn đến thất thoát, lãng phí hoặc dự án đầu tƣ không phát huy hiệu quả nhƣ mong đợi do chậm tiến độ hoàn thành, hay lĩnh vực đầu tƣ lựa chọn chƣa thực sự cần thiết,...Để quản lý tốt vốn ODA cần xác định rõ chủ thể quản lý, đối tƣợng quản lý, môi trƣờng quản lý, công cụ và mục tiêu quản lý.

1.2.2.4. Nội dung quản lý vốn ODA tại Ban Quản lý dự án gồm:

- Xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch chi tiết hàng năm về sử dụng vốn, trong đó xây dựng các kế hoạch liên quan là: Tiến độ thực hiện dự án, Kế hoạch giải phóng mặt bằng, Kế hoạch đấu thầu,...Nhƣ vậy Ban QLDA lập kế

hoạch báo cáo UBND thành phố, UBND tỉnh trình Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch & đầu tƣ đề nghị Ngân hàng thế giới giải ngân theo kế hoạch, đồng thời báo cáo UBND thành phố, UBND tỉnh bố trí vốn đối ứng theo kế hoạch lập.

- Tổ chức thực hiện: Để đảm bảo thực hiện tốt kế hoạch sử dụng vốn trƣớc hết phải thực hiện tốt các công việc liên quan: Quản lý bộ máy nhân sự ban; Tổ chức thuê tƣ vấn khảo sát xây dựng, lập dự án đầu tƣ, lập thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình; Trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng; Tổ chức thẩm tra thiết kế và dự toán; Tổ chức thực hiện công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng, tái định cƣ; Tổ chức lựa chọn tƣ vấn và nhà thầu; Ký kết hợp đồng với các nhà thầu xây dựng, cung cấp hàng hóa dịch vụ, nhà thầu tƣ vấn; Tổ chức nghiệm thu, thanh toán giải ngân, thanh lý hợp đồng. Quản lý lƣu trữ hồ sơ, tài liệu dự án. Tham mƣu cấp thẩm quyền điều chỉnh, ban hành văn bản pháp lý phù hợp quy định pháp luật và thực tế tại địa phƣơng;

- Kiểm tra giám sát: Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các chƣơng trình, dự án đảm bảo dự án thực hiện đạt yêu cầu chất lƣợng, tiến độ, hiệu quả; Kiểm soát, sử dụng vốn ODA đúng mục đích, giải ngân kịp thời đúng đối tƣợng, tránh thất thoát, lãng phí, sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất; Công tác kiểm tra giám sát có thể do nhiều đơn vị thực hiện nhƣ công tác kiểm tra giám sát của chính các phòng ban của Ban QLDA, kiểm toán nội bộ, thanh tra tỉnh, kiểm toán nhà nƣớc, kiểm tra giám sát của các đơn vị tƣ vấn, kiểm soát cộng đồng, kiểm tra giám sát của Ngân hàng thế giới,...

- Quyết toán tài chính hàng năm và Quyết toán toàn bộ dự án, bàn giao đƣa công trình vào khai thác sử dụng;

1.2.2.5 Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý vốn ODA của Ban QLDA

- Tính hiệu lực:

+ Tuân thủ các quy định của pháp luật, thông lệ quốc tế và cam kết với nhà tài trợ.

+ Tuân thủ đúng chủ trƣơng, kế hoạch, tiến độ, chất lƣợng công trình - Tính hiệu quả:

+ Quản lý, sử dụng vốn hợp lý, không gây thất thoát, lãng phí; tiết kiệm nhƣng đồng thời phải đảm bảo chất lƣợng công trình. Hồ sơ công tác quản lý phải đầy đủ, đúng trình tự thủ tục pháp luật quy định.

+ Quản lý phải công khai, minh bạch trong tất cả các khâu lập kế hoạch, thanh toán vốn, kiểm soát, quyết toán vốn. Tính hiệu quả thể hiện bằng kết quả hoàn thành / chi phí.

- Tính bền vững:

+ Quản lý vốn ODA của Ban QLDA có tác động tích cực lâu dài, ốn định đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng.

+ Quản lý vốn tốt có đủ vốn kịp thời đầu tƣ các công trình xã hội, giải quyết đƣợc bức xúc của ngƣời dân sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng cuộc sống, giúp ổn định an sinh xã hội.

+ Cân đối lợi ích giữa các khu vực, các đơn vị,...

+ Có tầm nhìn, tạo đƣợc mỹ quan trong khu vực đƣợc đầu tƣ xây dựng. - Tính phù hợp:

+ Phù hợp đƣờng lối, chủ trƣơng chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc.

+ Phù hợp với tình hình thực tiễn đặc thù của địa bàn thực hiện dự án. + Phù hợp với nhu cầu của đối tƣợng thụ hƣởng dự án.

1.2.2.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn ODA tại Ban Quản lý dự án

Quản lý vốn ODA tại Ban Quản lý dự án là quản lý nhà nƣớc trên lĩnh vực tài chính. Một số yếu tố ảnh hƣởng cụ thể nhƣ:

- Các yếu tố chủ quan:

Ban Quản lý dự án quản lý vốn với bộ máy tổ chức là Ban giám đốc cùng các phòng ban chuyên môn: Phòng Tài chính - kế toán; Phòng Hành chính - tổ chức; Phòng Kỹ thuật - giám sát xây dựng; Phòng Bồi thƣờng GPMB - TĐC. Việc phối hợp giữa các phòng ban thực hiện theo đúng thẩm quyền nhiệm vụ đƣợc giao. Việc sắp xếp tổ chức bộ máy quản lý của Ban QLDA cần khoa học, hợp lý đảm bảo thực hiện tốt công tác đƣợc giao, tránh chồng chéo dẫn đến thiếu tinh thần trách nhiệm gây ảnh hƣởng đến nhiệm vụ chung của Ban QLDA. Đồng thời sắp xếp tổ chức bộ máy chặt chẽ giúp kiểm soát tốt vốn tránh gây thất thoát lãng phí.

+ Trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ tham gia Ban Quản lý dự án:

Yếu tố con ngƣời luôn có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực, nhất là trong lĩnh vực quản lý vốn ODA. Để quản lý, phát huy hiệu quả nguồn vốn ODA cần đội ngũ cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ, xử lý công việc chuyên nghiệp. Nếu năng lực đội ngũ quản lý dự án yếu kém dễ dẫn đến sơ hở trong công tác quản lý gây thất thoát, lãng phí và chậm chễ hoàn thành dự án làm giảm hiệu quả đầu tƣ.

Phẩm chất đạo đức, ý thức chấp hành các quy định của pháp luật và quy định của Ban QLDA trong công tác quản lý vốn tại Ban QLDA có ảnh hƣởng rất lớn đến việc hoàn thành mục tiêu đã đề ra nhƣ chất lƣợng, tiến độ, hiệu quả, minh bạch.

+ Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý vốn:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, toàn diện, thống nhất và chuyên nghiệp trong công tác lập kế hoạch, báo cáo và thanh toán giúp giảm thời gian xử lý công việc, giảm biên chế, đảm bảo chất lƣợng công việc.

- Các nhân tố khách quan:

Các cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật có ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác quản lý vốn tại Ban QLDA. Các văn bản pháp luật liên quan nhƣ: Luật Ngân sách, Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng, Luật Đất đai,...Các văn bản dƣới luật nhƣ nghị định, thông tƣ,... Cơ chế chính sách hợp lý, thông thoáng sẽ giúp công tác quản lý vốn dễ dàng hơn. Khi hệ thống cơ chế chính sách thay đổi có tác động lớn đến quản lý dự án đầu tƣ. Trong thời gian vừa qua các cơ chế, chính sách kịp thời bổ sung, thay đổi đã giúp công tác quản lý vốn chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn; tuy nhiên nhiều khi cơ chế chính sách thay đổi cũng gây khó khăn cho công tác quản lý nhƣ việc thay đổi chính sách đền bù tái định cƣ sẽ gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng, tái định cƣ.

+ Môi trƣờng kinh tế vĩ mô

Khi kinh tế phát triển sẽ kích cầu đầu tƣ, nguồn vốn dành cho đầu tƣ sẽ tăng lên và ngƣợc lại nếu kinh tế kém phát triển, Nhà nƣớc sẽ phải cắt giảm đầu tƣ công nhƣ vậy nguồn vốn dành cho đầu tƣ sẽ giảm, vốn đối ứng trong nƣớc giảm sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà tài trợ.

Mặt khác ảnh hƣởng của suy thoái kinh tế thế giới tác động xấu đến nền kinh tế trong nƣớc làm ảnh hƣởng đến nguồn vốn dành cho các dự án đầu tƣ. Hay các biến động về tỷ giá ngoại tệ, giá nguyên vật liệu, nhiên liệu, chi phí nhân công, máy thi công,... dẫn đến phải điều chỉnh tổng mức đầu tƣ dự án; Khi nguồn vốn không đáp ứng đủ dẫn đến chậm tiến độ, giảm hiệu quả đầu tƣ,...

+ Các quy định của bên cho vay:

Các nguồn vốn ODA đều kèm theo các điều kiện có lợi cho các nhà tài trợ nhƣ yêu cầu phải mua hàng hóa, thiết bị, dịch vụ của nƣớc viện trợ với chi phí cao hơn giá trị thực tế. Vì vậy nếu vốn ODA không đƣợc sử dụng hợp lý hoặc sử dụng vốn gây thất thoát lãng phí, đầu tƣ không hiệu quả có thể đẩy nƣớc tiếp nhận vốn ODA vào tình trạng nợ nần.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại ban quản lý dự án phát triển đô thị thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)