Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại ban quản lý dự án phát triển đô thị thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 80 - 84)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng vốn ODA tại Ban QLDA

3.4.2. Những khó khăn, hạn chế, nguyên nhân:

Công tác quản lý vốn, sử dụng vốn thời gian qua chƣa đạt đƣợc kết quả nhƣ kế hoạch đề ra do quá trình thực hiện gặp phải một số khó khăn, hạn chế sau:

- Công tác lập kế hoạch có chất lƣợng chƣa cao, dẫn đến thực tế triển khai khác nhiều so với kế hoạch lập gây khó khăn trong công tác điều hành, nhƣ công tác lập kế hoạch giải phóng mặt bằng không lƣờng hết khó khăn có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến, địa bàn có nhiều vấn đề phức tạp nhƣ lấn

chiếm đất công, tranh chấp đất đai,..vì vậy gây chậm tiến độ GPMB làm ảnh hƣởng đến tiến độ thi công và kế hoạch giải ngân, nguy cơ phải bồi thƣờng hợp đồng cho nhà thầu do không bàn giao mặt bằng theo tiến độ thỏa thuận,... - Công tác lựa chọn dự án còn nhiều hạn chế dẫn đến lựa chọn dự án cấp thiết cần đầu tƣ ngay chƣa hợp lý: nhƣ Dự án xây dựng hồ điều hòa Lam Hạ 1 (một phần gói thầu PL2-01); Dự án Mua sắm thiết bị nạo vét đƣờng ống cho công ty Công ty môi trƣờng đô thi ̣ (gói thầu PL4-15; Xây dựng nhà máy xử lý nƣớc thải khu đô thị Bắc Châu Giang và đƣờng ống cấp thoát nƣớc từ đƣờng D4-N7 vào trạm xử lý nƣớc thải (gói thầu PL2-03). Nguyên nhân chính do Ban QLDA và đơn vị tƣ vấn lập dự án chƣa điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực tế, năng lực một số cán bộ ban còn yếu, thiếu kinh nghiệm.

- Công tác lựa chọn nhà thầu, nhất là nhà thầu tƣ vấn thiết kế chƣa thực sự là đơn vị có năng lực tốt nhất vì vậy vẫn có một số hạng mục thiết kế không phù hợp thực tế dẫn đến phải điều chỉnh thiết kế làm ảnh hƣởng đến tiến độ thi công và làm tăng chi phí đầu tƣ do kéo dài thời gian hoàn thành công trình (ví dụ phần thiết kế móng kè hồ Lam Hạ phải điều chỉnh thiết kế,...).Nguyên nhân do năng lực cán bộ tham gia đánh giá lựa chọn nhà thầu còn yếu và thiếu kinh nghiệm. Mặt khác Quy trình đánh giá lựa chọn nhà thầu c ̣n sơ hở, chƣa kịp thời cập nhật các văn bản điều chỉnh, bổ sung và thời gian lựa chọn thầu gấp nên việc đánh giá lựa chọn nhà thầu chƣa đƣợc rà soát kỹ.

- Công tác giải phóng mặt bằng còn tiềm ẩn nguy cơ gây chậm tiến độ dự án do các hộ trong diện giải phóng mặt bằng chƣa bàn giao mặt bằng vì chƣa nhất trí với phƣơng án Ban GPMB thành phố lập, kiến nghị xem xét lại nguồn gốc đất, giá đền bù,... Nguyên nhân do cơ chế chính sách nhà nƣớc thay đổi nhất là sự ra đời của Luật đất đai năm 2013 chế độ chính sách nhà nƣớc có sự thay đổi dẫn đến việc đền bù tại các thời điểm có sự khác nhau làm nảy sinh so bì của ngƣời dân. Nhƣng nguyên nhân chính là do Ban QLDA chƣa kịp thời

cung cấp thông tin và gặp gỡ trao đổi, giải thích rõ với nhân dân về việc vận dụng cơ chế chính sách đền bù GPMB, tái định cƣ thời điểm áp dụng. Mặt khác việc vào cuộc của các cấp chính quyền, sự phối hợp giữa Ban QLDA với các cơ quan chức năng trong công tác GPMB còn chƣa kịp thời. Mặt khác do chƣa chuẩn bị trƣớc quỹ đất TĐC nên có thời điểm không bố trí đƣợc chỗ ở cho ngƣời dân, hay nhƣ công tác TĐC chƣa đƣợc quan tâm đúng mức nên ngƣời dân sau khi dọn đến nơi ở mới trong khi chƣa có điện, nƣớc sinh hoạt gây mất niềm tin vào chính sách tái định cƣ nhƣ chính quyền đã hứa.

- Công tác quản lý hợp đồng có thời điểm còn chƣa tuân thủ các quy định hiện hành, điển hình một số hợp đồng xây lắp khi hợp đồng đã ký và triển khai công việc ngoài hiện trƣờng nhƣng chƣa thực hiện nộp bảo lănh thực hiện hợp đồng theo quy định hoặc có bảo lãnh hợp đồng hết hạn nhƣng nhà thầu chƣa nộp bảo lãnh gia hạn, các vấn đề này có thể xảy ra rủi do nhà thầu vi phạm hợp đồng nhƣng Ban QLDA không thể xử lý đƣợc. Nguyên nhân do cán bộ Ban QLDA còn thiếu kinh nghiệm, chƣa lƣờng hết rủi ro có thể xảy ra do việc không tuân thủ quy trình quản lý hợp đồng.

- Công tác quản lý vốn ODA tại Ban QLDA hiện tại chủ yếu sử dụng cho các dự án hạ tầng kỹ thuật có nhu cầu vốn lớn không có khả năng thu hồi vốn, các dự án an sinh xã hội.

- Công tác giải ngân, thanh toán còn mất nhiều thời gian do phải trải qua nhiều khâu kiểm soát.

- Công tác tài chính kế toán còn nhiều bất cập, nhƣ công tác sao lƣu dữ liệu kế toán, Hệ thống tham chiếu chứng từ kế toán chƣa đƣợc thiết lập liên tục và đầy đủ, chƣa có văn bản chính thức quy định các thủ tục về tạm ứng, hoàn ứng, quản lý phải thu phải trả, phân công nhiệm vụ cho thủ quỹ chƣa tách bạch rõ chức năng quản lý tiền và thực hiện giao dịch chi tiền, ...

Nguyên nhân do Ban QLDA chƣa phân công rõ nhiệm vụ của từng vị tríviệc phân tách trách nhiệm giữa các bộ phận phòng ban chƣa rõ ràng, năng lực một số cán bộ ban còn yếu, thiếu kinh nghiệm chƣa lƣờng hết rủi ro có thể xảy ra.

- Một số dự án còn phát sinh nhiều chi phí do lựa chọn vị trí xây dựng chƣa hợp lý (nhƣ tuyến đƣờng dây cấp điện cho trạm bơm hồ Quang Trung), do lựa chọn biện pháp thi công chƣa hợp lý (thi công xử lý móng trƣờng Tiểu học Quang Trung bằng cọc bê tông trong khi địa chất khu vực có thể xử lý móng bằng cọc cát chi phí thấp hơn), còn có hạng mục lãng phí đầu tƣ do việc sắp xếp thứ tự dự án thi công chƣa hợp lý (dự án kè bắc sông Châu thi công sau dự án đƣờng D4-N7 dẫn đến khi xây dựng đƣờng D4-N7 phải xây dựng tƣờng chắn và cửa khẩu tại Km 2+050 do phải duy trì đoạn đê cắt qua đƣờng).

Nguyên nhân do Cán bộ Ban QLDA có năng lực quản lý yếu và thiếu kinh nghiệm, đồng thời đơn vị tƣ vấn lập dự án, tƣ vấn thiết kế đƣợc lựa chọn chƣa thực sự có năng lực tốt.

- Mặt khác thời gian tới dự báo sẽ có nhiều yếu tố rủi ro ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn của Ban QLDA nhƣ các khu vực chƣa giải phóng đƣợc mặt bằng là những khu vực có nguồn gốc đất phức tạp, ngƣời dân chƣa đồng thuận với phƣơng án giải phóng mặt bằng, số lƣợng các dự án đang tiếp tục triển khai nhiều nên khối lƣợng công việc quản lý tăng trong khi đội ngũ cán bộ kỹ thuật có số lƣợng và năng lực hạn chế,...và một yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản lý vốn tại Ban QLDA phát triển đô thị thành phố Phủ Lý nữa là thời hạn giải ngân giai đoạn I dự án sắp hết, hết thời hạn giải ngân nguồn vốn sẽ bị cắt, các công trình không hoàn thành đúng tiến độ sẽ không còn đƣợc bố trí vốn, nhƣ vậy Ban QLDA cần tập trung cao độ cho công tác quản lý vốn giai đoạn này.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ODA TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ THÀNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) tại ban quản lý dự án phát triển đô thị thành phố phủ lý tỉnh hà nam (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)