Phƣơng pháp định lƣợng (điều tra)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 33 - 37)

Hình 2.1. Các bƣớc nghiên cứu theo phƣơng pháp định lƣợng (điều tra)

Nguồn : Tổng hợp của học viên

2.2.1. Mẫu nghiên cứu

Đối với đề tài nghiên cứu này, học viên thực hiện phỏng vấn giám đốc các chi nhánh tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam – địa bàn Hà Nội, do đó lƣợng mẫu nghiên cứu sẽ không lớn. Trên cơ sở nghiên cứu các lý luận về mẫu một cách cẩn trọng, học viên đã hình thành mẫu nhƣ sau:

Triển khai thu thập dữ liệu Phân tích và xử lý dữ liệu

Xác định vấn đề, mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu

Xây dựng thang đo Thiết kế bảng câu hỏi Mô hình, giả thiết nghiên cứu

Xác định mẫu nghiên cứu

Dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thứ cấp

Phương pháp lấy mẫu: thiết kế chọn phi xác suất với hình thức chọn mẫu ngẫu nhiên thuận lợi đã đƣợc sử dụng và đƣợc xem là hợp lý để tiến hành nghiên cứu đề tài này1

. Cơ sở lựa chọn là tận dụng cơ cấu sẵn có là các chi nhánh của ngân hàng.

Quy mô và đối tượng mẫu là: 30, số này tƣơng ứng với số chi nhánh ngân hàng trên địa bàn. Học viên thực hiện phỏng vấn trực tiếp các giám đốc để đóng góp những ý kiến thiết thực về tình hình thực tế, định hƣớng giải pháp cho đề tài.

2.2.2. Thiết kế bảng hỏi

Thông thƣờng có các bƣớc cơ bản để thiết kế 1 bảng câu hỏi:

(1) Xác định các dữ liệu cần tìm: Dựa vào mục tiêu và nội dung nghiên cứu, để xác định cụ thể tổng thể nghiên cứu và nội dung các dữ liệu cần phải thu thập trên tổng thể đó.

(2) Xác định phƣơng pháp phỏng vấn: Tuỳ theo phƣơng pháp phỏng vấn (gửi thƣ, gọi điện thoại, phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn bằng thƣ điện tử…) sẽ thiết kế bảng câu hỏi khác nhau; đối với đề tài này học viên xác định phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp.

(3) Phác thảo nội dung bảng câu hỏi: Tƣơng ứng với từng nội dung cần nghiên cứu, phác thảo các câu hỏi cần đặt ra. Cần sắp xếp các câu hỏi theo từng chủ điểm một cách hợp lý. Sau đó, chọn dạng cho câu hỏi: Có khá nhiều dạng câu hỏi dùng cho thiết kế bảng hỏi2. Và xác định từ ngữ thích hợp cho bảng câu hỏi.

1Lý do để lựa chọn phƣơng pháp chọn mẫu này vì ngƣời trả lời dễ tiếp cận, họ sẵn sàng trả lời bảng câu hỏi nghiên cứu cũng nhƣ ít tốn kém về thời gian và chi phí để thu thập thông tin cần nghiên cứu.

2Câu hỏi mở: Là dạng câu hỏi không cấu trúc sẵn phƣơng án trả lời, do đó ngƣời trả lời có thể trả lời hoàn toàn theo ý họ, và nhân viên điều tra có nhiệm vụ phải ghi chép lại đầy đủ các câu trả lời. Câu hỏi đóng: Là dạng câu hỏi mà ta đã cấu trúc sẵn phƣơng án trả lời. Bao gồm 4 dạng sau :

- Câu hỏi phản đối: Là dạng câu hỏi mà câu trả lời có dạng: “có hoặc không”;

(4) Xác định cấu trúc bảng câu hỏi: Học viên sẽ sắp xếp các câu hỏi theo trình tự hợp lý. Câu hỏi này phải dẫn đến câu hỏi kế tiếp theo một trình tự hợp lý, theo một dòng tƣ tƣởng liên tục. Một vấn đề lớn nên phân ra nhiều vấn đề nhỏ. Trong các câu trả lời lại tiếp tục đặt ra câu hỏi phân nhánh để tiếp tục sàng lọc thông tin.

(5) Thiết kế việc trình bày bảng câu hỏi: Các bảng hỏi đƣợc thiết kế trình bày trên trang A4, với cấu trúc đã trình bày và đƣợc gửi đính kèm qua thƣ điện tử và sau đó in trên giấy A4 để thuận tiện cho việc hỏi, lƣu trữ và thống kê.

(6) Điều tra thử để trắc nghiệm bảng câu hỏi: Sau khi thiết kế bảng hỏi đƣợc gửi trƣớc cho 5 đáp viên (của cuộc điều tra thăm dò trƣớc đây) để xin ý kiến họ một lần nữa và cũng để hiệu chỉnh bảng hỏi lần cuối cùng trƣớc khi triển khai đại trà.

Đề tài nghiên cứu này sử dụng bảng câu hỏi nhằm vào nhóm đối tƣợng là các giám đốc chi nhánh ngân hàng Techcombank, đó là những ngƣời có kinh nghiệm lâu năm, nghiệp vụ chắc và nắm vững đƣợc quy trình quản lý rủi ro tác nghiệp của ngân hàng. Vì lý do đó, quy mô mẫu nghiên cứu là 30 mẫu. Phƣơng pháp chọn mẫu là chọn mẫu không ngẫu nhiên. Về cơ bản cấu trúc của các bảng hỏi gồm ba phần chính:

- Phần đầu, gồm một số câu hỏi mang tính dẫn dắt vào vấn đề cần khảo sát. - Phần thứ hai là phần chính của bản khảo sát, phần này bao gồm các câu hỏi nhằm đánh nội dung cần nghiên cứu. Cụ thể:

o Nội dung 1: Tình hình hoạt động của chi nhánh.

o Thời gian hoạt động?

o Mô hình hoạt động của chi nhánh?

o Tổng tài sản?

- Câu hỏi dạng bậc thang: Là dạng câu hỏi dùng thang đo thứ tự hoặc thang đo khoảng để hỏi về mức độ đồng ý hay phản đối, mức độ thích hay ghét…của ngƣời trả lời về một vấn đề nào đó.

o Lợi nhuận?

o Số lƣợng nhân viên?

o Nội dung 2: Thông tin và các biện pháp đo lƣờng rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.

o Nội dung 3: Đánh giá quá trình kiểm soát rủi ro tác nghiệp, biện pháp giảm thiểu rủi ro tác nghiệp tại chi nhánh.

- Phần cuối cùng của bảng câu hỏi khảo sát là những thông tin cá nhân của ngƣời đƣợc khảo. Những thông tin này bao gồm: tuổi, giới tính, số năm công tác…

2.2.3. Triển khai thu thập dữ liệu

Trên cơ sở danh sách mẫu 30 giám đốc chi nhánh dự kiến, với phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp đã triển khai công tác thu thập dữ liệu nhƣ sau:

Bước 1: Tìm kiếm thêm 6 ngƣời hỗ trợ là các bạn sinh viên với nội dung công việc là triển khai gặp và phỏng vấn trực tiếp các giám đốc chi nhánh đã dự kiến; mỗi nhóm gồm 2 bạn sinh viên để tạo điều kiện hỗ trợ cho nhau trong quá trình ghi chép, phỏng vấn.

Bước 2: Tập huấn và giải thích cho 6 bạn sinh viên hỗ trợ nhằm giảm thiểu các sai sót và lúng túng khi phỏng vấn trực tiếp; đồng thời cũng để hiệu chỉnh các sai sót nếu có của bảng hỏi.

Bước 3: Sử dụng phần mềm word 7 để thiết kế bảng câu hỏi và in ấn các bản câu hỏi.

Bước 4: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp; học viên cũng sẽ tham gia cùng với các nhóm nhắm giám sát và điều chỉnh các sai sót nếu có từ các nhóm phỏng vấn.

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN KỸ THƢƠNG VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)