Trách nhiệm của các đơn vị liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 71 - 74)

3.2. Thực trạng quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần

3.2.3.Trách nhiệm của các đơn vị liên quan

Đánh giá về trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong hệ thống quản trị rủi ro tác nghiệp, cần tập trung vào trách nhiệm của Hội đồng quản trị, Ủy ban Kiểm toán và rủi ro; Kiểm toán Nội bộ; Tổng giám đốc; Nhóm công tác rủi ro (RWG); Các Khối; Nhóm rủi ro tác nghiệp của các Khối (BORG); Bộ phận rủi ro tác nghiệp – Mảng Tuân thủ và Quản trị rủi ro tác nghiệp (ORM).

- Hội đồng quản trị (HĐQT): đã thực hiện tƣơng đối tốt vai trò chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất về chất lƣợng, hiệu quả công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp, về tuân thủ pháp luật, quy tắc và quy định. Bên cạnh đó, HĐQT cũng đã cố gắng đƣa ra các quan điểm rõ ràng về chiến lƣợc và khẩu vị rủi ro tác nghiệp cho toàn ngân hàng.

- Ủy ban Kiểm toán và rủi ro (ARCO) đã có cố gắng trong việc hỗ trợ HĐQT trong việc thực thi nhiệm vụ, đảm bảo tính hiệu lực và hiệu quả trong công tác Quản trị rủi ro tác nghiệp.

- Kiểm toán Nội bộ thực hiện nghiêm túc việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan về mức độ đầy đủ, tính thích hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Nhà nƣớc và Techcombank.

- Tổng giám đốc (CEO)/Giám đốc điều hành (ED) đã thực hiện tốt việc kiểm soát và phê duyệt các thay đổi tạm thời hoặc báo cáo các trƣờng hợp vƣợt khẩu vị rủi ro tác nghiệp đã đƣợc phê duyệt.

- Nhóm công tác rủi ro (RWG) do Giám đốc Khối Quản trị rủi ro chủ trì, tất cả các thành viên Ban điều hành là thành viên chính thức. Nhóm RWG đã hoàn thành tốt việc cập nhật định kỳ trạng thái danh mục quản trị rủi ro tác nghiệp, công tác quản trị rủi ro tác nghiệp của ngân hàng. Đồng thời, định

hƣớng chỉ đạo, giúp thiết lập lịch trình và các thứ tự ƣu tiên trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp.

- Các Khối: Cán bộ nhân viên các khối có trách nhiệm quản lý rủi ro tác nghiệp trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình, xây dựng một môi trƣờng kiểm soát và quản trị rủi ro tác nghiệp hiệu quả thông qua tối thiểu những công việc sau:

Xác đinh rủi ro tác nghiệp trong lĩnh vực/quy trình hoạt động chính và xây dựng các chốt kiểm soát, thực hiện tự đánh giá định kỳ thông qua các công cụ quản lý rủi ro tác nghiệp.

Báo cáo chính xác, đầy đủ, kịp thời về rủi ro tác nghiệp và các sự kiện tổn thất lên các cấp có thẩm quyền; xây dựng kế hoạch hành động và tham gia xử lý, giải quyết các rủi ro đó.

- Nhóm rủi ro tác nghiệp của các Khối (BORG) là tiểu nhóm công tác rủi ro tác nghiệp của một Khối do Giám đốc Khối chủ trì với sự hỗ trợ của các điều phối viên rủi ro (BRO). Nhóm có trách nhiệm thảo luận về tất cả các rủi ro tác nghiệp đƣợc phát hiện thông qua các quy trình tự đánh giá rủi ro, xác định nguyên nhân, đề xuất giải pháp và tiến hành các hành động khắc phục kịp thời, đảm bảo hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tác nghiệp tại Khối liên quan. Nhóm rủi ro tác nghiệp tại Khối S&D có thể đƣợc tổ chức theo mô hình Miền, bao gồm Nhóm rủi ro tác nghiệp tập hợp các Vùng tại Miền Bắc và tại Miền Nam, hoạt động dƣới sự chỉ đạo, giám sát của Giám đốc các Khối S&D và C&L. BORG có trách nhiệm phối hợp cùng và báo cáo, cập nhật trạng thái danh mục rủi ro tác nghiệp tại Khối cho ORM.

- Điều phối viên rủi ro tác nghiệp tại đơn vị (BRO): Phối hợp với C&L thực hiện hoặc chủ động triển khai các giải pháp, công cụ tại đơn vị theo hƣớng dẫn của ORM để đảm bảo các rủi ro tác nghiệp đƣợc nhận diện, đánh giá, kiểm soát hiệu quả; Phối hợp với các bên liên quan trong việc xử lý, giải quyết các rủi ro tác nghiệp đã phát sinh hoặc các rủi ro tiềm ẩn; Tăng cƣờng công tác tuân thủ tại đơn vị thông qua đào tạo, truyền thông, giám sát triển khai kiểm soát rủi ro tác nghiệp. BRO đồng thời báo cáo hoạt động của mình cho Giám đốc Khối chủ quản và Giám đốc rủi ro tác nghiệp/Giám đối Khối C&L và đƣợc đánh giá hiệu quả công việc (KPI) bởi các cấp này.

- Bộ phận rủi ro tác nghiệp – Mảng Tuân thủ và Quản trị rủi ro tác nghiệp (ORM) thực hiện việc: (1) Xây dựng, duy trì khung Quản trị rủi ro tác nghiệp và các chính sách, quy trình liên quan. Quản trị danh mục rủi ro tác nghiệp của toàn ngân hàng. (2) Hỗ trợ các Khối xác định, đánh giá, xử lý, giám sát, báo cáo các rủi ro tác nghiệp phát sinh. (3) Đào tạo, truyền thông và xây dựng văn hóa tuân thủ/Quản trị rủi ro tác nghiệp tại cá đơn vị/bộ phận.

- Khối Tài chính và Chiến lƣợc: Quản lý quy trình phân bổ vốn và phƣơng pháp luận vốn rủi ro tác nghiệp; Đảm bảo mô hình vốn rủi ro tác nghiệp có hiệu lực và đƣợc rà soát hàng năm; Đảm bảo sự hợp lý liên tục, phù hợp với

GĐ khối S&D GĐ khối C&L

BORG Khu vực phía Bắc

BORG

chính sách rủi ro tác nghiệp, theo phƣơng pháp luận nội bộ và phƣơng pháp luận vốn rủi ro tác nghiệp của Ủy ban Basel.

Trách nhiệm các đơn vị trong hệ thống kiểm soát rủi ro tác nghiệp rất rõ ràng và hợp lý. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, vẫn xảy ra các tình huống rủi ro tác nghiệp xảy ra và không xác định đƣợc trách nhiệm thuộc về bộ phận nào. Hoặc trƣờng hợp các đơn vị phối hợp với nhau không ăn ý, dẫn đến việc rủi ro tác nghiệp không đƣợc kiểm soát triệt để. Bên cạnh đó, việc tồn tại đồng thời nhiều bộ phận quản trị rủi ro cũng gây ra sự chồng chéo và thiếu hiệu quả trong quá trình hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 71 - 74)