Định hƣớng của ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro tác nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 78 - 79)

Định hƣớng quản trị rủi ro tác nghiệp trong đại hội thƣờng niên 2014 của ngân hàng Kỹ Thƣơng. “Techcombank sẽ tiếp tục tập trung vào các mảng kinh doanh trọng tâm: Khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ và phân khúc bán lẻ; chú trọng phát triển nguồn nhân lực, đồng thời, tập trung xây dựng năng lực phát triển sản phẩm vượt trội và xây dựng chất lượng dịch vụ tốt nhất, dựa trên nền tảng công nghệ tiên tiến sẵn có và năng lực quản trị rủi ro mạnh, góp phần không ngừng nâng cao vị thế, quy mô của Ngân hàng, và sớm hiện thực hóa mục tiêu trở thành Ngân hàng Tốt nhất và Doanh nghiệp Hàng đầu Việt Nam”.

Bên cạnh đó, về dài hạn, ngân hàng định hƣớng quản trị rủi ro tác nghiệp theo các nguyên tắc của Basel. Xu thế hội nhập quốc tế đòi hỏi ngân hàng phải đáp ứng các yêu cầu quản trị nói chung và quản trị rủi ro (QTRR) nói riêng theo chuẩn mực quốc tế, đồng thời mở ra các cơ hội để ngành Ngân hàng có thể tiếp cận nhanh và gần hơn với các chuẩn mực đó.

Những nguyên tắc chủ yếu liên quan đến rủi ro tác nghiệp bao gồm:

Nguyên tắc 1: Do hoạt động QTRR hoạt động vẫn đang phát triển và môi trƣờng kinh doanh thƣờng xuyên biến động nên ban lãnh đạo ngân hàng cần đảm bảo rằng các chính sách, quy trình và hệ thống của khuôn khổ này đều phải đầy đủ và có hiệu lực. Khả năng tăng cƣờng công tác QTRR hoạt động sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc những vấn đề quan ngại do cán bộ QTRR hoạt động đƣa ra đƣợc cân nhắc đến mức độ nào cũng nhƣ việc lãnh đạo cấp cao có sẵn sàng hành động nhanh chóng và thích hợp đối với những dấu hiệu cảnh báo đƣa ra hay không.

Nguyên tắc 2: Các ngân hàng cần xây dựng, triển khai và duy trì một khuôn khổ tích hợp toàn diện vào các quy trình QTRR nói chung của toàn ngân hàng

Nguyên tắc 4: Hội đồng quản trị phải phê duyệt và rà soát lại “khẩu vị” cũng nhƣ khả năng chịu rủi ro tác nghiệp gắn với bản chất, loại hình và mức độ rủi ro tác nghiệp mà ngân hàng sẵn sàng chấp nhận.

Nguyên tắc 10: Các ngân hàng cần có kế hoạch hồi phục và vận hành liên tục để đảm bảo khả năng hoạt động bình thƣờng và giảm thiểu tổn thất trong trƣờng hợp gặp đổ vỡ nghiêm trọng hoạt động kinh doanh.

4.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác nghiệp

Để xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu tổn thất đầy đủ và tin cậy, ngân hàng cần tập trung vào những giải pháp sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 78 - 79)