Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại cổ phần kỹ thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 37 - 42)

3.1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần kỹ thƣơng Việt Nam (Techcombank) hiện là một trong những ngân hàng thƣơng mại cổ phần lớn nhất Việt Nam. Kể từ khi thành lập vào ngày 27/9/1993 với số vốn ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng, Techcombank đã không ngừng phát triển mạnh mẽ với thành tích kinh doanh xuất sắc và đƣợc nhiều lần ghi nhận là một tổ chức tài chính uy tín với danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngày nay, cùng với sự hỗ trợ của cổ đông chiến lƣợc HSBC, Techcombank đang có một nền tảng tài chính ổn định và vững mạnh với tổng tài sản đạt trên 158.897 tỷ đồng (tính đến hết năm 2013).

Techcombank cũng sở hữu một mạng lƣới dịch vụ đa dạng và rộng khắp với 315 chi nhánh và 1229 máy ATM trên toàn quốc cùng với hệ thống công nghệ ngân hàng tiên tiến.

Ngoài ra, Techcombank còn đƣợc dẫn dắt bởi một đội ngũ quản lý có bề dày kinh nghiệm tài chính chuyên nghiệp cấp đa quốc gia và một lực lƣợng nhân sự lên tới trên 7000 nhân viên đƣợc đào tạo chuyên nghiệp sẵn sàng hiện thực hóa mục tiêu của Ngân hàng – trở thành Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam.

Thông qua 3 lĩnh vực kinh doanh chiến lƣợc: Dịch vụ tài chính Cá nhân, Dịch vụ ngân hàng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Ngân hàng Bán Buôn và Ngân hàng giao dịch, Techcombank cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tài chính đáp ứng các nhu cầu đa dạng của nhiều phân khúc khách hàng khác nhau. Đó có lẽ cũng chính là lý do hơn 3,3 triệu khách hàng các nhân và 45,368 khách hàng doanh nghiệp đã chọn Techcombank là ngƣời bạn đồng hành về tài chính.

3.1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam.

Với mục tiêu trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, Techcombank đang trở thành đối tác tài chính đáng tin cậy của khách hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm. Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trƣờng làm việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp thành đạt. Mang lại cho cổ đông những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một chiến lƣợc phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

3.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam kỹ thương Việt Nam

3.1.3.1. Những thành tựu nổi bật năm 2013

Một doanh nghiệp muốn đạt đƣợc thành công bền vững cần phải tạo dựng đƣợc cho mình một thế mạnh riêng. Nhận thức đƣợc điều đơn giản nhƣng vô cùng quan trọng này, trong năm 2013 Techcombank đã tập trung nguồn lực để củng cố những yếu tố nền tảng, đặc biệt chú trọng tới công nghệ và vận hành. Bằng việc xem xét đánh giá lại hệ thống quản trị hoạt động, Techcombank đã xác định đƣợc chính xác những gì mình cần cải thiện nhằm củng cố thế mạnh sẵn có, góp phần đƣa Ngân hàng phát triển nhanh và mạnh hơn trong thời gian tới.

Thế mạnh về công nghệ tiếp tục giúp Techcombank phát triển sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cũng nhƣ cải thiện tính bảo mật cao cho khách hàng.

Trong năm 2013, hàng loạt các biện pháp an ninh thông tin đã đƣợc áp dụng nhằm đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn thông tin, nổi bật trong số đó là

ứng dụng Mật khẩu một lần – One Time Password (OTP) cho Internet Banking và các biện pháp tăng cƣờng an ninh (Xác nhận bởi Visa – Verify by Visa) áp dụng cho các giao dịch trực tuyến của thẻ Visa. Techcombank cũng chuẩn hóa và tối ƣu hóa Hệ thống ngăn chặn xâm nhập và củng cố an ninh mạng và dữ liệu.

Song song với các chính sách và chiến lƣợc để liên tục củng cố hệ thống quản trị rủi ro, trong năm 2013, Techcombank đã thực hiện thành công rất nhiều sáng kiến để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro. Hệ thống giá điều chuyển vốn (FTP) và hệ thống Quản lý nợ & có (ALM) đƣợc áp dụng những công cụ phân tích tiên tiến nhằm tăng đáng kể khả năng quản trị giữa yếu tố rủi ro thanh khoản và rủi ro lợi nhuận; giữa việc xây dựng kế hoạch nguồn vốn với các chƣơng trình khuyến mại; đồng thời có những phân tích thƣờng nhật về chênh lệch giữa lãi suất và khả năng thanh khoản, từ đó tối đa hóa việc sử dụng nguồn vốn. Sự kết hợp giữa 2 hệ thống công cụ FTP và ALM sẽ gia tăng một cách đáng kể năng lực của ngân hàng trong quản lý rủi ro thanh khoản và rủi ro thị trƣờng, đồng thời đảm bảo các thƣớc đo về rủi ro và lợi nhuận đƣợc phản ánh chính xác tại từng đơn vị kinh doanh. Đối với rủi ro tác nghiệp, Techcombank đã thiết lập hệ thống nhận biết rủi ro tại mỗi đơn vị kinh doanh giúp xác định mọi rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của mình. Ngoài ra, Ngân hàng còn đƣợc đảm bảo khỏi rủi ro tác nghiệp khi các hệ thống dữ liệu dự phòng cho một số hệ thống vận hành quan trọng đƣợc kiểm thử để đảm bảo chức năng dự phòng luôn sẵn sàng trong trƣờng hợp hệ thống chính bị ngừng bất ngờ.

Ý thức rõ ràng về việc con ngƣời là tài sản quan trọng nhất của Ngân hàng, trong năm 2013, Techcombank đã đẩy mạnh đầu tƣ vào việc xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh, luôn có ý thức trau dồi năng lực bản thân. Ngân hàng cũng triển khai áp dụng Hệ thống quản lý nguồn nhân lực (HRM), cho

phép ngƣời lao động tự quản lý hồ sơ cá nhân cũng nhƣ tham gia vào các khoá học trực tuyến bổ ích, đồng thời giảm thiểu tối đa các thủ tục giấy tờ hành chính khác. Gần 500 chƣơng trình đào tạo chuyên nghiệp và hiệu quả đã đƣợc phát triển, với số lƣợng nhân viên tham dự mỗi khóa tăng hơn nhiều so với các năm trƣớc. Năm 2013 cũng là năm đầu tiên chƣơng trình quản trị viên tập sự đƣợc triển khai. Cùng với chƣơng trình phát triển Lãnh đạo tƣơng lai hiện có, chƣơng trình cũng nhằm mục đích bồi dƣỡng thế hệ quản lý tiếp theo cho nhiều cấp khác nhau. Tất cả các hoạt động này đã giúp nâng chỉ số gắn kết nhân viên và chỉ số tạo điều kiện làm việc cho nhân viên năm 2013 trong Bảng khảo sát hiệu quả làm việc của nhân viên thực hiện bởi Hay Group, lần lƣợt tăng lên 12% và 9% so với năm 2012. Tổ chức Employer Branding Institution hàng đầu của khu vực đã trao giải thƣởng Nhà tuyển dụng Tốt nhất Châu Á năm 2013 cho Techcombank vì những nỗ lực phát triển nguồn nhân lực.

3.1.3.2. Kết quả kinh doanh

Năm 2013 tiếp tục là một năm khó khăn đối với nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Techcombank một mặt vừa duy trì tăng trƣởng kinh doanh, mặt khác tiếp tục tập trung vào công tác quản trị rủi ro, chất lƣợng tín dụng và củng cố bảng cân đối kế toán.

Một số nét nổi bật về kết quả hoạt động của Ngân hàng nhƣ sau:

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh Techcombank 2012-2013

Chỉ tiêu tài chính Năm Huy động (tỉ đồng) Cho vay (tỉ đồng) Thu nhập hoạt động (tỉ đồng) Lợi nhuận trƣớc thuế (tỉ đồng) Hệ số an toàn vốn CAR (%) 2012 111.462 68.261 5.761 1.018 12,60 2013 119.978 70.275 5.648 878 14,03

Mặc dù thị trƣờng năm 2013 có nhiều khó khăn, nhƣng với sự tin tƣởng của khách hàng, Ngân hàng vẫn đạt đƣợc mức tăng trƣởng cả về số dƣ huy động và cho vay so với năm 2012.

Năm 2013 đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu cho vay theo ngành. Cho vay ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp giảm 16,69% trong khi đó ngành Xây dựng tăng 66%, do thị trƣờng bất động sản đang dần hồi phục. Cho vay ngành Thƣơng mại Sản xuất Chế biến cũng tăng 10,3%.

Thu nhập hoạt động giảm 1.9% xuống còn 5.648 tỷ đồng do việc giảm biên lãi thuần (NIM) từ mức 3,4% xuống 3,2 % theo xu hƣớng giảm lãi suất trong năm 2014. Mặc dù thu nhập lãi thuần giảm 16,9% xuống còn 4.336 tỷ đồng do NIM bị giảm, song thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ lại tăng 30,2%, tƣơng đƣơng 736 tỷ đồng. Thu nhập từ hoạt động đầu tƣ và kinh doanh đƣợc cải thiện đáng kể so với năm ngoái, đạt 145 tỷ đồng so với con số -311 tỷ đồng của năm 2012.

Với việc quản trị rủi ro nhất quán, thận trọng và minh bạch, Dự phòng rủi ro mất vốn đƣợc duy trì ở mức 1.414 tỷ đồng, giảm 36 tỷ so với năm 2012 do tác động của môi trƣờng kinh tế khó khăn và cách tiếp cận thận trọng trong việc đánh giá nợ xấu (NPL).

Tính đến 31/12/2013, Ngân hàng đã bán gần 2 nghìn tỷ đồng nợ xấu cho Công ty Quản lý Tài sản của các Tổ chức Tín dụng Việt Nam (VAMC). Tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng đang ở mức 3,65%, giảm mạnh so với mức 5,9% tại thời điểm 30/9/2013. Ngân hàng đã và đang chú trọng công tác quản lý và thu hồi nợ xấu, song song với việc kiểm soát rủi ro tín dụng theo các chuẩn mực quốc tế.

Chi phí hoạt động tăng 1.87% lên mức 3.356 tỷ đồng, phản ánh các khoản chi cho đầu tƣ cơ sở hạ tầng, tuyển dụng nhân sự có chất lƣợng và duy trì mạng lƣới chi nhánh.

Lợi nhuận trƣớc thuế giảm 13,7 % đạt 878 tỷ đồng. Theo đó tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) giảm từ 0,42% xuống còn 0,39% trong khi đó lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) giảm từ 5,58% xuống 4,47% trong năm 2013

Hệ số an toàn vốn (CAR) tăng từ 12,6% năm 2012 lên 14,03% vào cuối năm 2013 cao hơn nhiều so với mức quy định của Ngân hang Nhà nƣớc là 9%, trong khi đó tỷ lệ cho vay trên huy động đƣợc duy trì quanh mức 58,6%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản trị rủi ro tác nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương việt nam (Trang 37 - 42)