Chế tài khi vi phạm hợp đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Trang 29 - 36)

1.2. Thực hiện hợp đồng

1.2.3. Chế tài khi vi phạm hợp đồng

Chế tài khi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng đƣợc hiểu là hậu quả bất lợi do bên bị vi phạm hoặc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền áp dụng đối với bên có hành vi vi phạm hợp đồng (không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng). Đối với các bên tham gia hợp đồng, việc thỏa thuận chế tài do vi phạm hợp đồng nhằm ngăn ngừa, hạn chế hành vi vi phạm hợp đồng, tăng cƣờng ý thức, trách nhiệm của các bên trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng, đồng thời khắc phục, giảm thiểu những tổn thất về kinh tế do hành vi vi phạm hợp đồng gây

ra. Về phía Nhà nƣớc, quy định về chế tài do vi phạm hợp đồng buộc bên vi phạm phải chịu trừng phạt về tài sản cũng nhƣ bù đắp lợi ích vật chất cho bên bị thiệt hại, từ đó đảm bảo hợp đồng đƣợc thực hiện trên thực tế, tạo điều kiện và khuyến khích khu vực kinh tế tƣ nhân phát triển.

Tùy theo mục đích mà các bên có thể thỏa thuận các hình thức chế tài khác nhau. Mỗi hình thức chế tài đều có điều kiện áp dụng riêng, tuy nhiên, để áp dụng chế tài phải có hành vi vi phạm hợp đồng. Hành vi vi phạm là điều kiện để áp dụng mỗi chế tài có thể do các bên thỏa thuận hoặc do quy định của pháp luật. Trong pháp luật dân sự, lỗi do vi phạm hợp đồng là lỗi suy đoán, nghĩa là mọi hành vi không thực hiện, thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi, trừ trƣờng hợp bên vi phạm chứng minh đƣợc mình không có lỗi đối với hành vi vi phạm. Tuy nhiên nếu hành vi vi phạm thuộc trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm thì bên bị vi phạm không phải chịu chế tài đối với hành vi vi phạm hợp đồng của mình.

Theo quy định của luật dân sự, đƣợc thể hiện tại Điều 11 BLDS về các phƣơng thức bảo vệ quyền dân sự và một số quy định khác nằm rải rác trong các quy định về thực hiện nghĩa vụ và thực hiện hợp đồng, chế tài áp dụng đối với hành vi vi phạm hợp đồng có các hình thức cơ bản sau đây: buộc chấm dứt hành vi vi phạm, buộc thực hiện hợp đồng, buộc bồi thƣờng thiệt hại, phạt vi phạm, hủy bỏ hợp đồng, vô hiệu hợp đồng và đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng. Ngoài ra, tại Luật thƣơng mại năm 2005, chế tài xử lý vi phạm hợp đồng còn có tạm đình chỉ.

Thứ nhất, chấm dứt hành vi vi phạm, buộc thực hiện đúng hợp đồng

BLDS năm 2015 không có định nghĩa cụ thể, mà chỉ liệt kê "chấm dứt hành vi vi phạm", "buộc thực hiện nghĩa vụ" là hai trong những cách thức để bảo vệ quyền dân sự khi bị vi phạm (Khoản 2, 4 Điều 11 BLDS năm 2015) và dự liệu các cách ứng xử cụ thể của các bên trong trƣờng hợp một bên không thực hiện đúng hợp đồng. Nhƣ Khoản 2 Điều 439 BLDS năm 2015 quy định trƣờng hợp tài sản đƣợc giao không đúng chủng loại đã thỏa thuận trong hợp đồng mua bán thì bên mua có quyền "yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại và bồi thƣờng thiệt hại". Trong

đó, "yêu cầu giao tài sản đúng chủng loại" chính là chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng mà bên mua có thể áp dụng đối với bên bán.

Có thể nói buộc thực hiện đúng hợp đồng là chế tài mang tính mềm dẻo, thiện chí nhất và thƣờng đƣợc các bên ƣu tiên lựa chọn áp dụng khi có hành vi vi phạm. Bởi khi ký kết hợp đồng, các bên đều mong muốn quyền và nghĩa vụ đã cam kết đƣợc thực hiện một cách thiện chí và đầy đủ nhằm đạt đƣợc lợi ích kinh tế cho cả hai bên. Buộc thực hiện đúng hợp đồng nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế hợp đồng đã ký kết, khắc phục, hạn chế đƣợc các thiệt hại do hành vi vi phạm gây nên. Bởi vậy trong nhiều trƣờng hợp, các chế tài khác nhƣ bồi thƣờng thiệt hại hay phạt vi phạm không thể thay thế lợi ích từ việc thực hiện hợp đồng.

Về cách thức áp dụng chế tài: Trong trƣờng hợp các bên không giao vật hoặc giao vật không đúng với thỏa thuận trong hợp đồng thì phải có nghĩa vụ giao đúng vật đó (nếu là vật đặc định), giao vật khác cùng loại (nếu là vật cùng loại), hoặc phải có trách nhiệm sửa chữa, thanh toán giá trị của vật nếu vật bị hƣ hỏng. Nếu nghĩa vụ bị vi phạm là không thực hiện, thực hiện không đầy đủ một công việc theo thỏa thuận thì phải có nghĩa vụ thực hiện hoặc tiếp tục thực hiện công việc đó. Nếu bên vi phạm không tiếp tục thực hiện hợp đồng thì bên bị vi phạm có thể tự mình hoặc thuê bên thứ ba thực hiện công việc; sau đó, bên bị vi phạm có nghĩa vụ thanh toán các chi phí phát sinh.

Tuy nhiên, không phải mọi trƣờng hợp bên bị vi phạm đều nên hoặc có thể lựa chọn áp dụng chế tài này. Bởi trong kinh doanh, thời cơ là một trong những yếu tố quan trọng để mang lại lợi nhuận. Do vậy nếu nhƣ việc kéo dài thực hiện hợp đồng làm mất cơ hội kinh doanh của bên bị vi phạm thì bên bị vi phạm không nên lựa chọn áp dụng. Hoặc trong trƣờng hợp, đối tƣợng của hợp đồng là vật đặc định không còn, hay bên có nghĩa vụ không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thì bên bị vi phạm phải áp dụng hình thức chế tài khác để đảm bảo hiệu quả kinh tế.

Thứ hai, phạt vi phạm

Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm phải trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận. Nếu nhƣ hai hình

thức chế tài nêu trên thể hiện rõ tinh thần thiện chí tiếp tục thực hiện hợp đồng của bên bị vi phạm thì phạt vi phạm là biện pháp nhằm ngăn ngừa, răn đe và trừng phạt bên vi phạm, từ đó nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật, tôn trọng thỏa thuận của các bên khi tham gia giao kết.

Phạt vi phạm chỉ đƣợc áp dụng nếu nhƣ trong hợp đồng, các bên có thỏa thuận về việc áp dụng chế tài này. Trƣờng hợp các bên không thỏa thuận thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu áp dụng. Về mức phạt vi phạm, BLDS 2015 quy định do các bên thỏa thuận, trừ trƣờng hợp luật liên quan có quy định khác. Về trƣờng hợp luật khác có liên quan, có thể lấy ví dụ Điều 301 Luật thƣơng mại 2005, phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận, nhƣng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. Trƣờng hợp thƣơng nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thƣ giám định có kết quả sai do lỗi vô ý thì phải chịu phạt theo mức thỏa thuận, nhƣng không vƣợt quá mƣời lần thù lao dịch vụ giám định. Quy định nhƣ trên của BLDS 2015 là hoàn toàn hợp lý, thể hiện sự đề cao, tôn trọng quyền tự do định đoạt hợp đồng giữa các bên, đồng thời cũng thể hiện đúng vai trò, tinh thần của luật dân sự - đạo luật gốc của hệ thống luật tƣ.

Thứ ba, buộc bồi thường thiệt hại

Bồi thƣờng thiệt hại là trách nhiệm tài sản có lịch sử lâu đời và phổ biến nhất, chế tài này đƣợc áp dụng nhằm khôi phục, bù đắp lợi ích vật chất bị tổn hại cho bên bị vi phạm. Theo đó, trong trƣờng hợp một bên vi phạm hợp đồng, từ đó gây thiệt hại cho bên kia thì sẽ phải bồi thƣờng toàn bộ các thiệt hại đó.

Tuy nhiên, khác với các hình thức chế tài khác, trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại chỉ đƣợc đặt ra khi có đủ các căn cứ sau đây: có hành vi vi phạm, có thiệt hại thực tế, và hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. Có thể thấy, đây là một chế tài khá "khắt khe". Các bên không cần phải thỏa thuận về việc áp dụng chế tài này. Chỉ cần có thiệt hại bị gây ra bởi một hành vi vi phạm (không thuộc trƣờng hợp đƣợc miễn trách nhiệm), bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thƣờng thiệt hại cho mình. Các thiệt hại phải đƣợc bồi thƣờng bao

gồm: giá trị tổn thất thực tế (vật chất và tinh thần) mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra; khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ đƣợc hƣởng nếu không có hành vi vi phạm.

Thứ tư, tạm ngừng thực hiện hợp đồng

Tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng nếu xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng hoặc một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Nhƣ vậy điều kiện để áp dụng chế tài này là các bên có thỏa thuận trƣờng hợp tạm ngừng thực hiện hợp đồng. Trƣờng hợp không có thỏa thuận thì phải có hành vi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng. Trong đó, tại Khoản 13 Điều 3 Luật thƣơng mại 2005 quy định "vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt đƣợc mục đích của việc giao kết hợp đồng".

Khi tạm ngừng thực hiện hợp đồng, hợp đồng vẫn còn hiệu lực nhƣng một bên sẽ không tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của mình nếu bên kia vi phạm nghĩa vụ là điều kiện để hợp đồng bị tạm ngƣng, hoặc vi phạm nghĩa vụ cơ bản. Do vậy, lúc này, bên vi phạm hợp đồng sẽ không đƣợc hƣởng lợi ích kinh tế phát sinh từ hợp đồng. Thời hạn tạm ngƣng có thể theo thỏa thuận của hai bên, hoặc khi thấy điều kiện tạm ngừng không còn nữa, bên vi phạm đã khắc phục và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình.

Cũng nhƣ hình thức buộc thực hiện đúng hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng cũng là một hình thức thể hiện tính thiện chí cao. Việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng chính là cơ hội khắc phục sai phạm của bên vi phạm. Dù thời hạn thực hiện hợp đồng bị kéo dài nhƣng hai bên vẫn tiếp tục hợp tác, thực hiện hợp đồng để đạt đƣợc mục đích chung. Đồng thời, đây cũng là điều kiện để bên bị vi phạm không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thỏa thuận trong hợp đồng, hạn chế tổn thất nếu nhƣ bên vi phạm không có thiện chí thực hiện hợp đồng.

Thứ năm, đơn phương chấm dứt hợp đồng

kia. Do vậy, nếu một bên không thực hiện nghĩa vụ của mình thì quyền của bên còn lại sẽ bị ảnh hƣởng. Bởi lẽ đó, trong trƣờng hợp một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc trong trƣờng hợp các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định thì bên còn lại có quyền đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng.

Bên đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thƣờng. Khi hợp đồng bị đơn phƣơng chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận đƣợc thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.

Chế tài đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng là một trong những biện pháp để bên bị vi phạm kịp thời ngăn chặn những tổn thất, thiệt hại có thể phải gánh chịu do sự vi phạm của bên kia, và cũng là biện pháp trừng phạt đối với bên vi phạm, từ đó bên vi phạm không thể đạt đƣợc mục đích đã đề ra khi tham gia hợp đồng.

Thứ sáu, hủy bỏ hợp đồng

Hủy bỏ hợp đồng là việc một bên hủy bỏ hiệu lực của một phần hoặc toàn bộ hợp đồng kể từ thời điểm giao kết khi bên kia có hành vi vi phạm mà các bên đã thỏa thuận là điều kiện để đình chỉ hợp đồng hoặc có hành vi vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng.

Có thể đánh giá, đây là một chế tài đặc biệt nghiêm khắc với hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của một bên trong hợp đồng. Tính nghiêm khắc này không chỉ thể hiện ở ý nghĩa pháp lý của chế tài mà còn ở hậu quả pháp lý của nó. Do vậy, theo quy định của pháp luật hay theo thỏa thuận của các bên, các trƣờng hợp đƣợc hủy bỏ hợp đồng thƣờng đƣợc hạn chế tối đa. Các bên chỉ áp dụng chế tài này nếu có hành vi vi phạm hợp đồng nghiêm trọng, ảnh hƣởng lớn tới quyền của bên còn lại và khiến mục đích của hợp đồng không đạt đƣợc.

Khi hủy bỏ một phần hay toàn bộ hợp đồng, thì phần hợp đồng bị hủy bỏ không có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã

thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thƣờng thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Do vậy các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

Thứ bảy, vô hiệu hợp đồng

Để đảm bảo sự công bằng giữa các bên khi tham gia hợp đồng, và đảm bảo trật tự xã hội, mọi sự thỏa thuận, giao kết hợp đồng cần phải thỏa mãn những điều kiện để hợp đồng có hiệu lực. Trong trƣờng hợp các hợp đồng đƣợc giao kết khi không thỏa mãn những điều kiện này thì hợp đồng phải đƣợc xác định là vô hiệu. Vô hiệu hợp đồng là việc xác định một hợp đồng không có hiệu lực pháp luật, do đó, hợp đồng sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên kể từ thời điểm giao dịch đƣợc xác lập.

Nếu nhƣ với các chế tài khác, hành vi vi phạm đƣợc thực hiện khi hợp đồng đã đƣợc giao kết, có hiệu lực pháp luật thì chế tài vô hiệu hợp đồng đƣợc áp dụng đối với các vi phạm tại thời điểm các bên giao kết hợp đồng. Đó là vi phạm về năng lực chủ thể tham gia giao kết (Điều 125 BLDS), về ý chí của các chủ thể khi tham gia giao kết (Điều 126, Điều 127, Điều 128 BLDS), về mục đích, nội dung của hợp đồng (Điều 123, Điều 129 BLDS). Khi hợp đồng có các dấu hiệu của một hợp đồng vô hiệu, các bên không thể tự áp dụng chế tài này, mà phải yêu cầu Tòa án giải quyết trong thời hạn nhất định. Đối với từng vi phạm khác nhau mà thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu là khác nhau (Điều 132 BLDS). Trong đó, trƣờng hợp hợp đồng vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, hợp đồng giả tạo thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu là không bị hạn chế.

Vô hiệu hợp đồng là một chế tài khắt khe, bởi nó có giá trị hồi tố. Hợp đồng vô hiệu, quyền, nghĩa vụ của các bên từ hợp đồng này không những đƣơng nhiên chấm dứt mà các bên còn phải khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Chính bởi vậy, chỉ có cơ quan có thẩm quyền xét xử mới có quyền tuyên bố hợp đồng vô hiệu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)