Về sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền đến việc các bên thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Trang 91 - 94)

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn

3.2.4. Về sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền đến việc các bên thực hiện

hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi

Thứ nhất, cần bổ sung thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài.

Trọng tài trong giải quyết các tranh chấp kinh doanh thƣơng mại. So với cơ chế giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, việc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài nhanh chóng hơn, thủ tục đơn giản hơn, bảo đảm hơn bí mật kinh doanh và với cách thức lựa chọn Trọng tài viên tham gia hội đồng Trọng tài sẽ phần nào đảm bảo tính khách quan trong xét xử hơn. Do vậy, cần phải khuyến khích, mở rộng thẩm quyền xét xử của Trọng tài.

Bên cạnh đó, việc quy định Tòa án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền xét xử tranh chấp phát sinh liên quan đến việc sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản có thể dẫn đến bất cập nếu trong hợp đồng, các bên đã có điều khoản thỏa thuận Trọng tài.

Bởi vậy, cần phải quy định: Trƣờng hợp các bên không thể thỏa thuận đƣợc về việc sửa đổi hợp đồng trong một thời hạn hợp lý, một trong các bên có thể yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết.

Thứ hai, về căn cứ để Tòa án cân nhắc lựa chọn phương án giải quyết vụ việc

Căn cứ để Tòa án quyết định sẽ sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng theo yêu cầu của các bên là so sánh giữa thiệt hại gây ra do việc chấm dứt hợp đồng và chi phí để thực hiện hợp đồng nếu sửa đổi. Tuy nhiên các thiệt hại, chi phí ở đây bao gồm những thiệt hại, chi phí gì, gây ra cho bên nào… lại chƣa có quy định làm rõ.

Thiết nghĩ, thiệt hại, chi phí ở đây phải là tổng hợp thiệt hại, chi phí của các bên tham gia quan hệ hợp đồng, chứ không thể chỉ tính đến thiệt hại của một bên bị ảnh hƣởng tiêu cực của hoàn cảnh thay đổi. Thiệt hại xảy ra, ngoài những thiệt hại vật chất, phải tính toán cả những thiệt hại tinh thần nhƣ hình ảnh, uy tín kinh doanh, chiến lƣợc kinh doanh của chủ thể tham gia hợp đồng…, bởi lẽ những thiệt hại này đôi khi còn lớn hơn và đƣợc các chủ thể kinh doanh quan tâm hơn cả những thiệt hại vật chất trực tiếp… Các chi phí phải bao gồm chi phí mua nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển, chi phí nhân công, hay các chi phí sản xuất, đƣa sản phẩm vào lƣu thông phù hợp với chính sách mới của nhà nƣớc…

Hiện nay, Điều 420 BLDS năm 2015 quy định khá chung chung. Điều này sẽ gây khó khăn, lúng túng cho Thẩm phán trong quá trình áp dụng pháp luật. Bởi

không phải Thẩm phán nào cũng có năng lực để đánh giá và so sánh những yếu tố đó. Do vậy, cần phải có văn bản hƣớng dẫn về các thiệt hại, chi phí đƣợc sử dụng làm căn cứ để Tòa án lựa chọn phƣơng án giải quyết vụ việc.

Thứ ba, về phương án chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản

Nhƣ đã nói, nếu Tòa án ƣu tiên áp dụng phƣơng án chấm dứt hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản sẽ khiến điều khoản này mang ý nghĩa không khác gì lắm so với điều khoản bất khả kháng. Bởi vậy, khi nhận đƣợc yêu cầu của các đƣơng sự, Tòa án cần phải áp dụng mọi biện pháp để các bên đàm phán, thƣơng thảo lại hợp đồng, ƣu tiên phƣơng án sửa đổi, duy trì hiệu lực của hợp đồng nhằm thiết lập lại sự cân bằng vốn có của hợp đồng. Chỉ khi nào các bên không thể đàm phán lại thì mới tính tới việc giải phóng các bên khỏi nghĩa vụ hợp đồng, nhƣng giải pháp này phải thật hạn chế và phải đƣợc xem là “giải pháp cuối cùng”.

Về nội dung này, có thể tham khảo một vụ việc đƣợc xét xử một cách linh động, sáng tạo tại Tòa án Pháp năm 1976:

Bên mua và bên bán có ký kết hợp đồng mua bán dầu nhiên liệu trong khoảng 10 năm. Trong hợp đồng giữa hai bên có nội dung thỏa thuận rằng:

Trong trƣờng hợp giá dầu có sự biến động tăng hoặc giảm 6 francs/tấn so với giá cả đã đƣợc xác lập ban đầu, các bên sẽ cùng nhau bàn luận để đánh giá về sự thay đổi đó và xác định mức độ ảnh hƣởng của biến động đối với hợp đồng. Nếu các bên không thống nhất đƣợc, bên mua có quyền chấm dứt hợp đồng trong trƣờng hợp giá tăng và bên bán có quyền chấm dứt hợp đồng trong trƣờng hợp giá giảm. Bên cạnh đó, các bên cũng ấn định giá sàn và giá trần của nhiên liệu trong hợp đồng. Do ảnh hƣởng của chiến tranh A Rập – Isareal diễn ra từ ngày 6 đến ngày 26/101973, giá dầu thô tăng mạnh khiến cho chi phí sản xuất nhiên liệu bỗng vƣợt qua cả giá bán, giá sàn giao dịch thực tế lớn hơn giá trần mà các bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Bên mua và bên bán đã cùng họp lại để thỏa thuận điều chỉnh hợp đồng, tuy nhiên không đạt đƣợc sự đồng thuận. Các bên đƣa ra tranh chấp đến Tòa

án. Vụ việc đƣợc Tòa sơ thẩm thƣơng mại Paris giải quyết, theo đó Tòa án từ chối đƣa ra bất kỳ sự sửa đổi hợp đồng nào.

Vụ việc đƣợc tiếp tục giải quyết tại Tòa án phúc thẩm Paris. Theo đó, nhằm hỗ trợ và bảo vệ tối đa quyền lợi chính đáng của các bên, Tòa án phúc thẩm Paris đã chỉ định một quan sát viên để trợ giúp các bên đạt đƣợc một thỏa thuận khác. Nếu các bên không thống nhất đƣợc nội dung điều chỉnh hợp đồng trong vòng 6 tháng, các bên sẽ quay trở lại Tòa án để yêu cầu sửa đổi nội dung hợp đồng. Chỉ khi đó Tòa án mới cân nhắc và xác định xem cách thức điều chỉnh nhƣ thế nào là hợp lý, và trong trƣờng hợp yêu cầu sửa đổi làm thay đổi bản chất đã đƣợc xác lập, Tòa án sẽ can thiệp vào việc sửa đổi hợp đồng.

Trong vụ việc này, Tòa án đã cố gắng, nỗ lực hết sức để duy trì hiệu lực của hợp đồng, tìm hiểu những vƣớng mắc, khó khăn mà các bên gặp phải khi hoàn cảnh thay đổi. Từ đó mới quyết định điều chỉnh nhƣ thế nào là hợp lý, phù hợp với hoàn cảnh và cân bằng đƣợc lợi ích của các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)