2.2. Quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản từ
2.2.1. Điều kiện áp dụng quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
Nhƣ đã phân tích tại Chƣơng I, điều khoản thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một biểu hiện của nguyên tắc trung thực, thiện chí thực hiện hợp đồng, và đƣợc áp dụng nhƣ một ngoại lệ của nguyên tắc buộc thực hiện đúng hợp đồng. Do vậy, một bên chỉ có quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng hoặc Tòa án có quyền quyết định chấm dứt, sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi lớn, mà Điều 420 BLDS năm 2015 sử dụng thuật ngữ là "hoàn cảnh thay đổi cơ bản".
Điều 420 BLDS năm 2015 không đƣa ra định nghĩa thế nào là "hoàn cảnh thay đổi cơ bản" nhƣng Khoản 1 của điều này đƣa ra các dấu hiệu, các điều kiện của một hoàn cảnh đƣợc xem là thay đổi cơ bản. Theo đó, một bên hoặc Tòa án có thể áp dụng điều khoản này khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có sự thay đổi và đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
2.2.1.1. Về nguyên nhân dẫn đến hoàn cảnh thay đổi
đổi của hoàn cảnh phải do nguyên nhân khách quan dẫn đến. Các nguyên nhân này có thể là những rủi ro bất thƣờng từ thiên nhiên nhƣ mƣa đá, sạt lở, giông bão, sƣơng muối…; hay sự thay đổi về hoàn cảnh kinh tế, xã hội nhƣ chiến tranh, xuất hiện chính sách pháp luật mới, khủng hoảng kinh tế, sự mất giá nghiêm trọng của đồng tiền, sự thay đổi của thị trƣờng khiến mặt hàng giao dịch không còn đƣợc tiêu thụ... Dù là rủi ro từ thiên nhiên hay rủi ro từ sự thay đổi của hoàn cảnh kinh tế thì những sự kiện xảy ra không do bất kỳ bên chủ thể nào của hợp đồng tác động, nó tồn tại không phụ thuộc vào ý chí của các chủ thể trong hợp đồng. Trong trƣờng hợp một bên có hành vi lừa dối, tạo dựng lên các tình huống hay vi phạm hợp đồng khiến việc thực hiện hợp đồng gặp trở ngại thì dù bên đó có gặp khó khăn, chịu tổn thất nghiêm trọng từ việc thực hiện hợp đồng cũng không đƣợc viện dẫn "hoàn cảnh thay đổi cơ bản" để đƣa ra các yêu cầu đàm phán lại nội dung hay chấm dứt hợp đồng.
Ví dụ: Trong hợp đồng xây dựng, Công ty A có trách nhiệm xây dựng nhà máy cho Công ty B, thời hạn 12 tháng. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty B không thu xếp đƣợc đủ lao động để thực hiện dự án, dẫn đến thời hạn thực hiện kéo dài. Sau 06 tháng kể từ thời điểm hết thời hạn trong hợp đồng, công trình chƣa hoàn thiện, tuy nhiên giá nguyên, vật liệu xây dựng tăng 05 lần so với thời điểm ký hợp đồng. Điều này dẫn đến Công ty A gặp khó khăn trong việc hoàn thiện nhà máy, nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng theo giá đã thỏa thuận thì Công ty A sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng. Việc giá nguyên liệu tăng lên 05 lần là sự thay đổi khách quan đến từ thị trƣờng, không phải do tác động của bất cứ bên nào và cũng không thể dự đoán đƣợc trƣớc. Tuy nhiên, Công ty A đã vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng, có lỗi trong việc hợp đồng phải tiếp tục thực hiện trong hoàn cảnh giá nguyên, vật liệu gia tăng với mức trên. Do vậy, trong trƣờng hợp này, Công ty A phải chịu tổn thất, thiệt hại từ việc thực hiện hợp đồng mà không đƣợc viện dẫn điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
2.2.1.2. Về thời điểm xảy ra, nhận biết được hoàn cảnh thay đổi
Annacus Seneca (4 TCN-65) đã nhận định rằng: "Mọi điều kiện phải đƣợc giữ nguyên nhƣ khi tôi đƣa ra cam kết nếu bạn muốn ràng buộc tôi thực hiện cam kết đó" [1]. Điều này nói lên mối liên hệ mật thiết giữa hoàn cảnh thực hiện hợp đồng và sự ràng buộc của các bên trong hợp đồng. Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thể đƣợc ví nhƣ "môi trƣờng sống" của hợp đồng. Nếu kể từ thời điểm đàm phán, ký kết đến khi thực hiện hợp đồng, hoàn cảnh không có sự thay đổi hoặc thay đổi nhƣng không đáng kể, thì hợp đồng vẫn giữ nguyên đƣợc mục đích, ý nghĩa của nó. Do vậy, nội dung, hiệu lực của hợp đồng chỉ có thể thay đổi theo yêu cầu của một bên hoặc theo quyết định của Tòa án khi hoàn cảnh thực hiện - "môi trƣờng sống" của hợp đồng có sự thay đổi lớn so với thời điểm ban đầu.
Trong trƣờng hợp sự thay đổi của hoàn cảnh diễn ra trƣớc khi các bên giao kết hợp đồng mà trong quá trình thực hiện, một bên (hoặc các bên) mới nhận thấy điều đó, thì không thể đƣợc coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản đƣợc quy định tại Điều 420. Bởi lẽ trong trƣờng hợp này, hoàn cảnh thay đổi là do sự nhìn nhận, đánh giá hoàn cảnh của các bên khi giao kết hợp đồng không chính xác, dẫn đến nội dung hợp đồng đƣợc thiết lập dựa trên những sai lầm. Lúc này, hợp đồng có thể đƣợc giải quyết theo cơ chế vô hiệu hợp đồng. Ví dụ: A là ngƣời bán đồ cổ, A bán cho B một chiếc bình cổ trị giá một trăm triệu đồng, cả A và B đều nghĩ rằng tài sản này là đồ cổ Thế kỉ X. Một thời gian sau, cả hai bên đƣợc biết rằng đây là đồ cổ Thế kỉ XII. Nhƣ vậy, cả bên bán và bên mua đã có có sự nhầm lẫn dẫn đến các bên không đạt đƣợc mục đích của việc xác lập giao dịch mua bán ban đầu [16]. Sự nhầm lẫn này xảy ra trƣớc thời điểm các bên ký kết hợp đồng nên không thể đƣợc xem là hoàn cảnh thay đổi cơ bản, do vậy, trong trƣờng hợp này các bên có thể thỏa thuận để khắc phục sự nhầm lẫn trên hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
Không chỉ xảy ra sau khi giao kết hợp đồng, mà sự thay đổi của hoàn cảnh phải là không thể lƣờng trƣớc, không thể dự đoán đƣợc tại thời điểm các bên giao kết. Nếu tại thời điểm này, hoàn cảnh thực hiện hợp đồng đã có những dự báo về sự thay đổi, hoặc trong khả năng của mình, các bên có thể đánh giá đƣợc rủi ro có thể xảy ra thì cũng không thể đƣợc coi là hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Bởi lẽ, khi đó có thể coi các bên đã chấp nhận rủi ro để đạt đƣợc mục đích của hợp đồng tại thời điểm giao kết, do vậy, các bên phải có nghĩa vụ thực hiện đúng những thỏa thuận đã đề ra.
BLDS của một số quốc gia cũng đã ghi nhận quy định tƣơng tự về vấn đề này, nhƣ trong BLDS Pháp: “….xảy ra một sự thay đổi về hoàn cảnh không thể tính trƣớc đƣợc tại thời điểm giao kết hợp đồng….” hay trong quy định của BLDS Đức: “…các bên nếu lƣờng trƣớc đƣợc sự thay đổi đó thì đã không ký hợp đồng hoặc đã kí hợp đồng với một nội dung khác…”. Điều này cho thấy tính chất “không lƣờng trƣớc đƣợc” là quan trọng và cần phải lƣu tâm trong việc công nhận hoàn cảnh thay đổi cơ bản [5]. Tuy nhiên, để đánh giá tính có thể lƣờng trƣớc đƣợc của hoàn cảnh thay đổi không phải dễ dàng.
Về tính lƣờng trƣớc của hoàn cảnh, có thể tham khảo cách diễn giải của Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thƣơng mại quốc tế 2016. Bộ nguyên tắc đã mô tả là "could not reasonably have taken into account", có thể dịch là "không thể đƣợc tính đến một cách hợp lý". "Tính đến một cách hợp lý" có nghĩa đề cập đến tính chất của hoàn cảnh thay đổi và khả năng đánh giá hoàn cảnh của bên bị bất lợi. Cụ thể: Đối với hoàn cảnh, phải nhìn nhận hoàn cảnh thay đổi nhƣ thế nào; Bản chất sự thay đổi đó có thể dự đoán đƣợc không; Tại thời điểm giao kết, có những dấu hiệu cho thấy sẽ có sự thay đổi nào hay chƣa. Đối với bên bị bất lợi, khả năng, năng lực chuyên môn đánh giá hoàn cảnh ký kết, thực hiện hợp đồng của bên bị bất lợi nhƣ thế nào; Việc bên bị bất lợi không dự đoán đƣợc hoàn cảnh thay đổi là do không đủ khả năng chuyên môn hay có thể đánh giá nhƣng chủ quan, tự tin cho rằng hoàn cảnh đó không thể diễn ra nên đã ký kết hợp đồng. Chỉ khi trả lời đƣợc đầy đủ các câu hỏi trên, bên có quyền hoặc Tòa án mới có thể đánh giá đƣợc khách quan, đầy đủ về tính lƣờng trƣớc đƣợc của hoàn cảnh.
Khái niệm “tính đến hợp lý” của PICC đã đƣợc minh họa cụ thể nhƣ sau: A ký hợp đồng cung cấp cho B mặt hàng dầu thô tại nƣớc X với giá cố định, thời hạn trong vòng 5 năm, mặc dù tình hình chính trị tại nƣớc X đang bất ổn tại thời điểm kí hợp đồng. Hai năm sau, chiến tranh xảy ra dẫn đến khủng hoảng năng lƣợng và giá
dầu thô tăng mạnh. Trong trƣờng hợp này, A không thể viện dẫn điều khoản hardship, bởi tại thời điểm ký hợp đồng, A đáng lẽ phải tính đến tình hình chính trị bất ổn tại nƣớc X và dự liệu đƣợc tình hình đó sẽ có tác động lên giá dầu.
Bên cạnh đó, tham khảo quy định tại Điều 6:111 của Bộ nguyên tắc Hợp đồng chung Châu Âu PECL, quy tắc này còn đƣa ra điều kiện "khả năng xảy ra sự thay đổi về hoàn cảnh không phải là một trong những tình huống mà các bên buộc phải tính đến khi ký kết hợp đồng". Điều kiện này là hợp lý và cần thiết, bởi lẽ nó buộc các bên phải có ý thức, trách nhiệm tìm hiểu kỹ càng, toàn diện những vấn đề tác động đến hợp đồng trƣớc khi giao kết, nâng cao tính ràng buộc và giá trị pháp lý của hợp đồng.
2.2.1.3. Về mức độ thay đổi của hoàn cảnh thực hiện hợp đồng
Trong những dấu hiệu để xác định hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản thì mức độ thay đổi của hoàn cảnh có thể đánh giá là dấu hiệu đặc trƣng. Nội dung này đƣợc quy định cụ thể tại Điểm c, Điểm d Khoản 1 Điều 420 BLDS năm 2015. Theo đó, mức độ ảnh hƣởng của hoàn cảnh đƣợc đánh giá dựa trên hai tiêu chí:
Tiêu chí thứ nhất: Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có sự thay đổi lớn
Mỗi hợp đồng có tính chất, đối tƣợng giao dịch, giá trị, phạm vi quyền, nghĩa vụ khác nhau; mỗi chủ thể tham gia hợp đồng có năng lực tài chính, năng lực chuyên môn… khác nhau, mục đích tham gia hợp đồng cũng khác nhau… Bởi vậy, việc đƣa ra một tiêu chí hoặc đƣa ra một con số cụ thể để định lƣợng "hoàn cảnh thay đổi lớn" là điều không dễ dàng. BLDS năm 2015 quy định hoàn cảnh đƣợc coi là thay đổi lớn nếu nhƣ "các bên biết trƣớc thì hợp đồng đã không đƣợc giao kết hoặc đƣợc giao kết nhƣng với nội dung hoàn toàn khác". Nhƣ vậy, việc đánh giá sự thay đổi lớn này sẽ đƣợc dựa trên ý chí chủ quan của các bên tại thời điểm giao kết. Tuy nhiên, việc xác định chính xác ý chí chủ quan của các bên chủ thể đã không dễ dàng, mà ý chí chủ quan này lại tại thời điểm giao kết thì lại càng không đơn giản. Khi viện dẫn điều khoản này, bên chịu bất lợi đƣơng nhiên sẽ lập luận rằng nếu biết trƣớc hoàn cảnh sẽ thay đổi theo hƣớng bất lợi này, họ sẽ không chấp nhận ký kết hợp đồng hoặc sẽ ký kết nhƣng với nội dung khác.
Bởi vậy, để đánh giá đƣợc thế nào là "thay đổi lớn" cần phải có các căn cứ để xác định các yếu tố khách quan về mặt môi trƣờng kinh tế, xã hội tác động đến hợp đồng tại thời điểm các bên giao kết, nhƣ tình hình kinh tế, xã hội, tỷ giá đồng tiền, tình trạng lạm phát, nhu cầu thị trƣờng, giá nguyên, vật liệu…; yếu tố chủ quan về năng lực tài chính, năng lực chuyên môn của các bên trong hợp đồng, và đặc biệt là mục đích tham gia giao kết… Tùy từng hoàn cảnh mà đƣa ra các căn cứ, cơ sở hợp lý để đánh giá nếu biết trƣớc hoàn cảnh hợp đồng thay đổi nhƣ hiện tại, các bên trong hợp đồng có chấp thuận giao kết hoặc giao kết với các nội dung hợp đồng hiện tại hay không.
Ví dụ: tại Anh, trong án lệ Krell v. Henry, bị đơn thuê phòng của nguyên đơn để chứng kiến lễ đăng quang của Vua Edward VII. Tuy nhiên, nhà vua bị bệnh bất ngờ và lễ đăng quang bị dời lại vài ngày. Bị đơn từ chối trả tiền thuê phòng và đƣợc Tòa án chấp nhận [17], bởi vì lễ đăng quang là mục đích duy nhất của bên thuê khi ký kết hợp đồng. Trong trƣờng hợp này, nếu biết đƣợc lễ đăng quang không diễn ra thì bên thuê chắc chắn sẽ không ký kết hợp đồng. Do vậy, điều này có thể viện dẫn là hoàn cảnh thay đổi cơ bản và giải phóng các bên khỏi việc thực hiện hợp đồng.
Tiêu chí thứ hai: Khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên.
Tiêu chí này đề cập đến mức độ tác động của hoàn cảnh thay đổi đến việc các bên thực hiện hợp đồng. Theo đó, việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Pháp luật một lần nữa không đƣa ra định nghĩa, hay con số cụ thể để xác định thế nào là "thiệt hại nghiêm trọng", nên việc đánh giá mức độ thiệt hại phụ thuộc nhiều vào tình trạng thực tế của từng đối tƣợng chủ thể trong bối cảnh nhất định cũng nhƣ căn cứ, tiêu chuẩn đƣợc sử dụng để đánh giá.
Việc xem xét ảnh hƣởng của sự thay đổi hoàn cảnh đến mỗi bên thông thƣờng đƣợc đánh giá dựa trên lợi ích vật chất bị ảnh hƣởng, có thể đo đếm. Tuy nhiên, đây không phải là căn cứ duy nhất mà còn nhiều yếu tố khác liên quan đến chủ thể tham gia nhƣ hình ảnh, uy tín của chủ thể kinh doanh, chiến lƣợc phát triển bền vững, lâu dài của doanh nghiệp, sức khỏe của con ngƣời… Dù thiệt hại là mặt
nào thì để viện dẫn áp dụng điều khoản về hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên bị bất lợi cũng phải đƣa ra đƣợc các căn cứ về mức độ thiệt hại mà mình có thể gánh chịu từ hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Tham khảo về quy định mức độ tác động của hoàn cảnh đến việc thực hiện thỏa thuận của các bên trong hợp đồng, có khá nhiều quan điểm không đồng nhất đƣợc đƣa ra. Phổ biến nhất là quan điểm xác định mức độ thay đổi của hoàn cảnh dựa trên sự thay đổi về giá hoặc giá trị của việc thực hiện nghĩa vụ. Ấn bản PICC 1994 có đƣa ra diễn giải "sự thay đổi của hoàn cảnh có đƣợc xem là thay đổi cơ bản hay không còn tùy thuộc vào từng trƣờng hợp cụ thể trên thực tế. Sự thay đổi hoàn cảnh làm ảnh hƣởng (tăng lên hoặc giảm xuống) 50% hoặc hơn tổng giá trị hợp đồng sẽ đƣợc xem là thay đổi cơ bản" [7]. Tuy nhiên, khi bình luận về quy định này, có nhiều học giả cho rằng con số 50% đƣợc đƣa ra là tùy tiện, không hợp lý, trong trƣờng hợp hợp đồng đƣợc ký kết và thực hiện ở những nƣớc có tình hình chính trị không ổn định thì con số 50% là quá thấp. Nhiều mức biến động khác đƣợc đƣa ra để làm căn cứ cho việc đánh giá sự thay đổi của hoàn cảnh, nhƣ từ 80%-100% (không bao gồm lợi nhuận) hay 100%-125% (có bao gồm những lợi nhuận thông thƣờng) [14], thậm chí là 150%-200% (áp dụng cho hợp đồng thƣơng mại quốc tế) [15]. Tuy nhiên, trong các con số này, cũng không con số nào đƣợc áp dụng một rộng rãi trong việc đánh giá sự thay đổi của hoàn cảnh.
Tại PICC phiên bản 2016, UNIDROIT xác định hoàn cảnh đƣợc coi là thay đổi cơ bản khi hoàn cảnh đó làm "thay đổi cơ bản sự cân bằng của hợp đồng" -