1.3. Khái quát về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
1.3.2. nghĩa của quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi
Vấn đề miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng không còn mới mẻ với khoa học pháp lý cũng nhƣ thực tiễn áp dụng pháp luật. Hầu hết các nguồn pháp luật trên thế giới đều thừa nhận và áp dụng chế định miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng. Ban đầu, những trƣờng hợp này đƣợc giải quyết bằng cơ chế giải phóng nghĩa vụ của luật hợp đồng cổ điển, nhƣ cho phép bên vi phạm đƣợc chấm dứt hợp đồng và đƣợc miễn trách nhiệm vi phạm hợp đồng dựa trên điều khoản bất khả kháng hay gọi cách khác là trƣờng hợp bất khả kháng [11].
Tuy nhiên, trong trƣờng hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng bị thay đổi cơ bản nhƣ trên đã định nghĩa, nếu cho phép một bên đƣợc quyền yêu cầu chấm dứt hợp đồng, hoặc đƣợc hoàn toàn miễn trách nhiệm do vi phạm hợp đồng thì sẽ không công bằng đối với bên còn lại. Do vậy, nhà làm luật đã đƣa quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản vào khi xây dựng BLDS 2015. Đây là quy định mới, tỏ ra hợp lý và cần thiết, phù hợp với nhu cầu thực tế của các bên tham gia giao dịch, và cũng phù hợp với pháp luật hợp đồng thế giới. Cụ thể:
Thứ nhất, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi đảm bảo công bằng giữa các bên
Trong quá trình đàm phán hợp đồng, các bên ở địa vị pháp lý ngang bằng nhau, đều có quyền đƣa ra các ý kiến của mình để thống nhất các nội dung của hợp đồng, đạt đƣợc lợi ích chung của cả hai bên. Và nhƣ đã nói, thông thƣờng lợi ích mà mỗi bên mong muốn đạt đƣợc là cân bằng nhau. Tuy nhiên, khi hoàn cảnh thay đổi, sự cân bằng quyền lợi giữa hai bên không còn nữa: Một bên sẽ đƣợc hƣởng lợi ích to lớn do hoàn cảnh thay đổi; Bên còn lại sẽ phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng do phải bổ sung chi phí quá lớn để thực hiện nghĩa vụ, giá trị nghĩa vụ đối trừ hoặc
giá trị của hợp đồng bị giảm sút nghiêm trọng… Sự thay đổi này không đƣợc các bên mong muốn hay dự tính khi giao kết hợp đồng. Hay nói cách khác, điều này trái với ý chí của các bên tại thời điểm giao kết. Nhƣ vậy, nếu buộc một bên phải chấp nhận những thiệt hại này để thực hiện hợp đồng là hoàn toàn không công bằng.
Do vậy, pháp luật buộc các bên phải thƣơng lƣợng, đàm phán sửa đổi hợp đồng. Trƣờng hợp các bên không thể đàm phán đƣợc thì hợp đồng mới có thể bị chấm dứt theo quyết định của Tòa án. Điều này là hợp lý và cần thiết, bởi nó cho phép các bên lấy lại sự công bằng – cân bằng về quyền lợi giữa các bên tại thời điểm thực hiện hợp đồng, giúp các bên tiệm cận hơn tới mục đích, ý chí đã thỏa thuận ban đầu.
Thứ hai, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi đảm bảo duy trì hiệu lực của hợp đồng
Khi hoàn cảnh thay đổi, một bên có thể phải đối mặt với thiệt hại nghiêm trọng mà mình không đáng phải chịu, ảnh hƣởng lớn tới hoạt động kinh doanh của mình. Trong trƣờng hợp này, bên bị thiệt hại thƣờng vận dụng điều khoản bất khả kháng: lựa chọn chấm dứt hợp đồng tạm thời hoặc vĩnh viễn, giải phóng nghĩa vụ cho bên có hành vi vi phạm. Hoặc trong trƣờng hợp chƣa đủ điều kiện để áp dụng điều khoản bất khả kháng, bên bị thiệt hại có thể đơn phƣơng chấm dứt hợp đồng, chấp nhận bồi thƣờng thiệt hại hoặc chịu phạt theo thỏa thuận để giảm thiểu thiệt hại. Điều này không chỉ khiến hợp đồng bị chấm dứt mà còn phát sinh tranh chấp giữa hai bên.
Điều khoản về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cho phép một bên đƣợc đƣa ra yêu cầu đàm phán lại hợp đồng, đặt ra nghĩa vụ cho bên còn lại phải tham gia đàm phán. Trƣờng hợp các bên không thể thỏa thuận, đàm phán đƣợc thì có thể yêu cầu Tòa án chấm dứt hợp đồng hoặc sửa đổi hợp đồng để cân bằng lợi ích giữa các bên. Nhƣ vậy, việc quy định quyền yêu cầu thỏa thuận lại hợp đồng của một bên chính là tạo thêm một cơ hội để hợp đồng có thể quay trở lại đúng vị trí là sự đồng thuận, thống nhất ý chí. Chỉ khi hợp đồng trở về đúng vị trí này, phù hợp với điều kiện thực hiện ở hoàn cảnh mới, các bên mới có thể tiếp tục thực hiện hợp
Thứ ba, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một trong những cách thức hiệu quả để quản lý rủi ro
"Rủi ro là một thuộc tính bất ổn định của môi trƣờng kinh doanh. Trong vô số nguy cơ dẫn đến thua lỗ hoặc thiệt hại, rủi ro thƣờng là những nguy cơ có thể ngăn chặn, né tránh hoặc giảm thiểu hậu quả bất lợi" [8]. Do vậy, ngay từ thời điểm giao kết, các bên đã phải dự đoán các rủi ro có thể xảy ra, từ đó đƣa ra những dự liệu ứng xử phù hợp, các cách thức phân chia hay chuyển giao rủi ro hợp lý. Đặc biệt đối với hoạt động thƣơng mại, môi trƣờng kinh doanh biến thiên liên tục, các bên càng cần phải phản ứng linh hoạt đối với sự thay đổi này. Lúc này, việc thực hiện hợp đồng không chỉ là một quá trình, mà phải là quá trình có điều tiết, trong đó, các bên cùng nhận diện, đánh giá, phân chia và điều tiết rủi ro, gọi chung là quản lý rủi ro.
Thực tế, trong quá trình soạn thảo hợp đồng, các bên cũng đã đƣa ra rất nhiều các cách thức để quản lý rủi ro nhƣ hoãn thực hiện hợp đồng khi một bên không thực hiện/không có khả năng thực hiện nghĩa vụ; miễn trách nhiệm bồi thƣờng thiệt hại trong trƣờng hợp bất khả kháng... Đồng thời, pháp luật đã đƣa ra rất nhiều ngoại lệ thực hiện hợp đồng khi xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh không giống với hoàn cảnh tại thời điểm các bên giao kết. Tại BLDS 2015, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản là một điều khoản mới, lấp những khoảng mà pháp luật thời kỳ trƣớc còn bỏ trống. Sẽ không có một phƣơng án điều tiết rủi ro nào hợp lý hơn phƣơng án các bên cùng bàn bạc, đánh giá lại hoàn cảnh thực hiện hợp đồng, đánh giá những rủi ro, bất lợi nghiêm trọng mà một bên đang phải đối mặt, từ đó đàm phán, thƣơng thảo lại hợp đồng để phân chia, điều tiết rủi ro, tìm lại điểm cân bằng lợi ích tiệm cận với mục đích giao kết hợp đồng ban đầu.