Về yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của một bên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Trang 89 - 91)

3.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định thực hiện hợp đồng khi hoàn

3.2.3. Về yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của một bên

Thứ nhất, về quyền yêu cầu đàm phán lại hợp đồng của bên chịu tác động bởi hoàn cảnh thay đổi

có quyền đƣa ra yêu cầu đàm phán lại hợp đồng trong một thời hạn hợp lý. Trên nguyên tắc thiện chí, để giảm thiểu thiệt hại, bên bị bất lợi phải có trách nhiệm đƣa ra yêu cầu ngay khi nhận thấy hoàn cảnh thay đổi, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng với mình. Vậy, trƣờng hợp bên này cố ý chây ỳ trong việc thực hiện hợp đồng cũng nhƣ trong việc thực hiện quyền yêu cầu đàm phán thì có phải chịu hậu quả pháp lý nào không?

Để nâng cao ý thức thiện chí thực hiện hợp đồng của bên bị bất lợi, tránh thiệt hại cho bên còn lại của hợp đồng, đề xuất rằng yêu cầu đàm phán lại chỉ có hiệu lực nếu đƣợc gửi trong một thời hạn hợp lý để tránh các trƣờng hợp lạm dụng. Nếu quá thời hạn hợp lý mà không có thông báo về yêu cầu đàm phán lại, thì có thể ngầm hiểu rằng bên có lợi ích bị ảnh hƣởng đã từ bỏ quyền của mình, không mong muốn đàm phán lại và sẵn sàng chấp nhận thiệt hại do hoàn cảnh thay đổi cơ bản. Cách diễn giải này cũng phù hợp với thực tiễn diễn giải và áp dụng thời hạn hợp lý để hƣởng một quyền nào đó (nhƣ quyền phản đối) trong BLDS Việt Nam.

Thứ hai, về nghĩa vụ tham gia đàm phán lại hợp đồng của bên được đề nghị

Khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, bên bị bất lợi phải đối mặt với nguy cơ phải chịu thiệt hại nghiêm trọng. Ngƣợc lại, bên còn lại của hợp đồng sẽ có khả năng đƣợc hƣởng một khoản lợi ích vô cùng lớn đến từ việc thực hiện đúng những thỏa thuận đã đề ra, và sẽ không dễ dàng để bên đƣợc hƣởng lợi tham gia đàm phán lại hợp đồng để giảm khoản lợi mà mình có thể đƣợc hƣởng. Bởi vậy, giả thiết bên đƣợc hƣởng lợi tìm cách trì hoãn tham gia đàm phán lại hợp đồng là hoàn toàn có thể xảy ra trên thực tế. Bởi các lẽ đó việc đƣa ra một chế tài, buộc bên đƣợc hƣởng lợi phải thiện chí tham gia đàm phán lại hợp đồng là một yêu cầu cần thiết. Thiết nghĩ cần phải quy định bên đƣợc hƣởng lợi có trách nhiệm trả lời đề nghị sửa đổi hợp đồng của bên bị bất lợi trong một thời hạn hợp lý. Trong trƣờng hợp bên đƣợc hƣởng lợi thờ ơ, chây ì, có những hành vi gây khó khăn cho việc đàm phán, từ đó khiến bên đề nghị phải chịu thiệt hại từ việc thực hiện hợp đồng trong hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì sẽ phải bồi thƣờng thiệt hại đó.

Thứ ba, việc sửa đổi hợp đồng đối với những hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

Theo quy định tại Điều 417 thì "khi người thứ ba đã đồng ý hưởng lợi ích thì dù hợp đồng chưa được thực hiện, các bên giao kết hợp đồng cũng không được sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng, trừ trường hợp được người thứ ba đồng ý".

Theo quy định này thì trƣờng hợp hoàn cảnh thực hiện hợp đồng thay đổi cơ bản, cho dù các bên trong hợp đồng đã thống nhất sửa đổi hợp đồng nhƣng ngƣời thứ ba – ngƣời đƣợc hƣởng lợi ích từ hợp đồng không đồng ý thì hợp đồng cũng không đƣợc điều chỉnh. Quy định này là nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời thứ ba nhƣng điều này là không hợp lý và không công bằng đối với các bên tham gia giao kết. Bởi khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản thì những thỏa thuận mà các bên đã thống nhất trong hợp đồng không còn phù hợp và phản ánh đúng ý chí của các bên. Việc buộc họ phải thi hành những thỏa thuận không đúng với ý chí của mình là vi phạm nguyên tắc tự do ý chí hợp đồng. Trong khi đó, ngƣời thứ ba, dù đƣợc hƣởng lợi ích từ hợp đồng, cũng không phải là một bên trong hợp đồng. Tuy nhiên lại là ngƣời có quyền quyết định đến việc có đồng ý sửa đổi hợp đồng hay không khi bản thân các nội dung của hợp đồng đã không còn hợp lý và có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho một bên tham gia giao kết.

Bởi vậy, để đảm bảo công bằng cho các bên tham gia giao kết, cần bổ sung quy định tại Điều 417 BLDS. Theo đó, có thể điều chỉnh theo hƣớng: buộc ngƣời thứ ba đƣợc hƣởng lợi ích từ hợp đồng cũng phải tham gia quá trình đàm phán sửa đổi lại hợp đồng một cách trung thực, thiện chí hoặc quy định các bên có quyền sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản mặc dù ngƣời thứ ba đƣợc hƣởng lợi ích từ hợp đồng không đồng ý, tuy nhiên việc chỉnh sửa hợp đồng vẫn phải đảm bảo những lợi ích hợp lý của ngƣời thứ ba.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực hiện hợp đồng do hoàn cảnh thay đổi (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)