Khái niệm quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 27)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ

1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục

1.2.1.3. Khái niệm quản lý

Hoạt động quản lý xuất hiện từ rất sớm trong xã hội loài người, xã hội càng phát triển thì quản lý càng phát triển. Khi xã hội phát triển sự phân công lao động thì đồng thời cũng xuất hiện sự hợp tác lao động. Đó là sự phối hợp giữa các cá nhân thành lao động chung của xã hội. Đồng thời trong xã hội xuất hiện chức năng gắn kết các lao động lại để đạt mục đích của cá nhân, của xã hội, đó là quản lý.

Quản lý là một hiện tượng xã hội, là một dạng hoạt động đặc thù của con người, là sản phẩm và là yếu tố gắn chặt với hợp tác lao động. Theo Mác thì bất cứ lao động xã hội nào hay lao động chung trực tiếp nào cũng đều ít nhiều cần đến sự quản lý [36-tr6].

Quản lý vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật, quản lý là hoạt động tất yếu của quá trình xã hội hóa sản xuất. Vì vậy khái niệm quản lý được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, dựa trên những cách tiếp cận khác nhau.

Theo A. Fayol, nhà lý luận về khoa học quản: “Quản lý tức là lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, phối hợp và kiểm tra” [19].

“Quản lý là một chức năng tất yếu của lao động xã hội, nó gắn chắt với sự phân công và phối hợp”(K. Marx).

“Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”[20].

Theo thuyết hệ thống thì: “ Quản lý – đó là chức năng của hệ thống có tổ chức khác nhau (Sinh vật, xã hội, kỹ thuật) nó bảo toàn cấu trúc xác định của chúng, duy trì chế độ họat động, thực hiện chương trình, mục đích hoạt động”.

Còn Harold Koontz trong “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” có nêu rõ : “Quản lý là một hoạt động thiết yếu, nó bảo đảm những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lý là nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn cá nhân ít nhất. Với tư cách thực hành thì cách quản lý là một nghệ thuật, còn kiến thức tổ chức về quản lý là một khoa học”[36].

Như vậy có thể hiểu, quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật [34].

Vậy, một cách khái quát có thể hiểu khái niệm quản lý là là sự tác động có ý thức để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người để đạt tới mục đích đúng ý chí của người quản lý và phù hợp với quy luật khách quan [34].

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục của tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)