CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục
1.2.3.4. Tạo động lực thúc đẩy người lao động
Tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản lý áp dụng đối với người lao động nhằm tạo ra động cơ thúc đẩy người lao động làm việc, sử dụng các biện pháp kích thích người lao động cả về vật chất lẫn tinh thần tạo ra hưng phấn cho người lao động. Tạo động lực thúc đẩy người lao động sẽ làm cho người lao động nỗ lực nhiều hơn trong công việc, tăng năng suất và chất lượng lao động [6].
Nâng cao động lực bằng yếu tố vật chất
Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố vật chất là biện pháp dùng vật chất để nâng cao tính tích cực làm việc của người lao động. Yếu tố vật chất bao gồm: lương, thưởng, các khoản phụ cấp ưu đãi, các khoản phúc lợi xã hội.
Nâng cao động lực thúc đẩy bằng yếu tố tinh thần
Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng yếu tố tinh thần là dùng yếu tố tinh thần để kích thích nâng cao động lực làm việc của người lao động, đó là những yếu tố tinh thần như: Động viên khuyến khích bằng khen thưởng, tuyên dương, hỗ trợ học tập nâng cao trình độ, quan tâm hỗ trợ lúc khó khăn để người lao động cảm thấy công việc mình làm được xã hội ghi nhận và đánh giá cao [35].
Nâng cao động lực thúc đẩy người lao động bằng cải thiện điều kiện làm việc Điều kiện làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến mức tiêu hao sức lực của người lao động trong quá trình sản xuất. Môi trường văn hóa, sự đồng thuận trong quan hệ cộng đồng của môi trường làm việc, điều kiện làm việc như: cơ sở vật chất, trường lớp, đồ dùng dụng cụ dạy học sẽ tác động đến người lao động ở những mức độ khác nhau và những khía cạnh khác nhau. Điều này cũng ảnh hưởng rất nhiều
đến động lực làm việc của người lao động. Trong những môi trường làm việc tốt sẽ khiến người lao động cảm thấy yên tâm hơn và gắn bó với công việc hơn [42].
Nâng cao động lực thúc đẩy bằng sự thăng tiến
Để tạo động lực cho người lao động, ngoài những biện pháp như vật chất, tinh thần, điều kiện làm việc thì sự thăng tiến cũng là một nhân tố không thể thiếu. Đó là sự thăng tiến hợp lý để kích thích người lao động. Khi người lao động có chỗ đứng, có vị trí trong công việc cũng như trong tổ chức thì họ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của mình. Việc đề bạt, bổ nhiệm cần phải có những tiêu chí cụ thể, khách quan để thúc đẩy người lao động có mục tiêu phấn đấu và có động lực làm việc ngay từ đầu. Để tạo cơ hội thăng tiến là một quá trình tự đánh giá, lựa chọn, tạo điều kiện học tập, quy hoạch phát triển trên cơ sở dân chủ và công khai [36].