CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nguồn nhân lực ngành giáo dục
1.2.3.5. Kiểm tra, giám sát
Kiểm tra là quan sát, đo lường, phân tích việc thực hiện trên thực tế so với kế hoạch đề ra, từ đó tiến hành các điều chỉnh để hệ thống họat động theo đúng kế hoạch và thực hiện được mục tiêu đề ra.
Tính chất quan trọng của kiểm tra được thể hiện ở cả hai mặt. Một mặt, kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp điều chỉnh. Mặt khác, thông qua kiểm soát, các họat động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt được sai sót có thể nảy sinh [34].
Công tác kiểm tra, giám sát nguồn nhân lực của ngành giáo dục cần chú ý các nội dung sau:
- Đánh giá việc thực hiện công việc
Đây là sự đánh giá kết quả làm việc của nhân viên, trong sự so sánh với các mục tiêu đã đề ra hoặc so sánh với kết qủa của người lao động khác để xác định đúng mức độ thực hiện công việc của họ.
- Đánh giá năng lực, chuyên môn nghiệp vụ
Đánh giá năng lực, chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý ngành giáo dục thông qua các kì kiểm tra, khảo sát chuyên môn nghiệp vụ, để xem
họ có nắm vững các kiến thức, các kỹ năng cần thiết theo yêu cầu công việc mà người đó đang đảm nhận hay không dựa trên khung tiêu chuẩn năng lực công việc.
- Đánh giá tiềm năng
Tiềm năng của một người chính là khả năng tiếp nhận những kiến thức và kỹ năng mới cần thiết trong tương lai để có thể đảm nhận những công việc trong tương lai đòi hỏi mức độ cao hơn thông qua các hoạt động đào tào hoặc tự đào tạo.
- Đánh giá động cơ làm việc
Đánh giá động cơ là đánh giá mức độ tham gia của cán bộ giáo viên vào công việc cũng như các hoạt động của tổ chức [38].